2.3.1. Môi trường nước
Chất thải rắn, đặc biệt là chất hữu cơ trong môi trường nước sẽ bị phân huỷ nhanh chóng. Tại các bãi rác, nước có trong rác sẽ tách ra kết hợp với ccs nguồn nước khác như : nước mưa, nước ngầm, nước mặn, hình thành nước rò rỉ. Nước rò rỉ di chuyển trong bãi rác sẽ làm tăng khả năng phân huỷ sinh học trong rác cũng như trong quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh.
Các chất ô nhiễm trong nước rò rỉ gồm các chất được hình thành trong quá trình phân huỷ sinh học, hoá học … Nhìn chung, mức độ ô nhiễm trong nước rò rỉ rất cao (COD : từ 3.000 – 60.000 mg/l; N-NH3 : từ 10 – 800 mg/l; BOD5 : từ 2.000 – 20.000 mg/l; TOC (Cacbon hữu cơ tổng cộng) : 1.500 – 20.000 mg/l; Phosphorus tổng cộng : 5 – 100 mg/l; … và lượng lớn các vi sinh vật). (Trần Hiếu Nhuệ,2001).
Đối với các bãi rác thông thường (đáy bãi rác không có đáy chống thấm, sụt lún hoặc lớp chống thấm bị thủng …) các chất ô nhiễm sẽ thấm sâu vào nước ngầm gây ô nhiễm cho tầng nước ngầm và sẽ rất nguy hiểm khi con người sử dụng tầng nước này phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt. Ngoài ra, chúng có khả năng duy chuyển theo phương ngang, rỉ ra bên ngoài bãi rác gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
Nếu nước thải có chứa kim loại nặng, nồng độ kim loại nặng trong giai đoạn lên men axit sẽ cao hơn so với giai đoạn lên men mêtan. Đó là các axit béo mới hình thành tác dụng với kim loại tạo thành phức kim loại. Các hợp chất hydroxyt
Hoạt động của các vi khuẩn kỵ khí khử sắt có hoá trị 3 thành sắt có hoá trị 2 sẽ kéo theo sự hoà tan của các kim loại như : Ni, Pd, Cd, Zn. Vì vậy, khi kiểm soát chất lượng nước ngầm trong khu vực bãi rác phải kiểm tra xác định nồng độ kim loại nặng trong thành phần nước ngầm.
Ngoài ra, nước rò rỉ có thể chứa các hợp chất hữu cơ độc hại như : chất hữu cơ bị halogen hoá, các hydrocacbon đa vòng thơm, … chúng có thể gây đột biến gen, gây ung thư. Các chất này nếu thấm vào tầng nước ngầm hoặc nước mặt sẽ xâm nhập vào chuỗi thức ăn, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khoẻ của con người hiện tại và cả thế hệ mai sau.
2.3.2. Môi trường không khí
Các chất thải rắn thường có một phần có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm không khí. Cũng như chất thải khác có khả năng thăng hoa phân tán vào không khí gây ô nhiễm trực tiếp, cũng có các loại rác thải dễ phân huỷ (như thực phẩm, trái cây hỏng …), trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 35oC và độ ẩm 70 – 80%) sẽ được các vi sinh vật phân huỷ tạo mùi hôi và nhiều loại khí ô nhiễm có tác động xấu đến môi trường đô thị, sức khoẻ và khả năng hoạt động của con người. Kết quả quá trình là gây ô nhiễm không khí.
Thành phần khí thải chủ yếu được tìm thấy ở các bãi chôn lấp rác được thể hiện qua Bảng 2.9. hiện qua Bảng 2.9.
Bảng 2.9 : Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải ở bãi rác Thành phần khí % thể tích khô CH4 CO2 N2 O2 NH3 SOX, H2S, Mercaptan, … H2 CO Các khí khác 45 – 60 40 – 60 2 – 5 0,1 – 1,0 0,1 – 1,0 0 – 1,0 0 – 0,2 0 – 0,2 0,01 – 0,6
2.3.3. Môi trường đất
Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân huỷ trong môi trường đất trong 2 điều kiện hiếu khí và kỵ khí, khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo thành hàng loạt các sản phẩm trung gian, cuối cùng hình thành các chất khoáng đơn giản, nước, CO2, CH4, …
Với một lượng nước thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ phân huỷ các chất này trở thành các chất ít gây ô nhiễm hoặc không ô nhiễm.
Nhưng với lượng rác quá lớn vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì môi trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm. Các chất ô nhiễm này cùng với kim loại nặng, các chất độc hại và các vi trùng theo nước trong đất chảy xuống nguồn nước ngầm làm ô nhiễm tầng nước này.
Đối với rác không phân huỷ (nhựa, cao su, …) nếu không có giải pháp xử lý thích hợp sẽ là nguy cơ gây thoái hoá và giảm độ phì của đất.
2.3.4. Sức khoẻ con người
Chất thải rắn phát sinh từ đô thị, nếu không được thu gom và xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng và làm mất mỹ quan đô thị.
Thành phần CTR rất phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ người hoặc gia súc, các chất thải hữu cơ, xác súc vật chết, … tạo điều kiện tốt cho muỗi, chuột, ruồi, … sinh sản và lây lan mầm bệnh cho người, nhiều lúc trở thành dịch nếu không có biện pháp kiểm soát.
Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng … tồn tại trong rác có thể gây bệnh cho con người như : bệnh sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, thương hàn, phó thương hàn, tiêu chảy, giun sán, …
thải rắn nguy hại từ y tế, công nghiệp như : kim tiêm, ống chích, mầm bệnh, … Tại các bãi rác lộ thiên, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho bãi rác và cho cộng đồng dân cư trong khu vực gây ô nhiễm không khí, các nguồn nước, ô nhiễm đất và là nơi nuôi dưỡng các vật chủ trung gian truyền bệnh cho con người.
Rác thải nếu không được thu gom tốt cũng là một trong những yếu tố gây cản trở dòng chảy, làm giảm khả năng thoát nước của các con sông rạch và hệ thống thoát nước đô thị.
2.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn ở Việt Nam và trên thế giới 2.3.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn ở các nước 2.3.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn ở các nước
2.3.1.1. Quản lý rác ở Nuremberg – Đức
Chính quyền Nuremberg, đã đưa ra một luật lệ địa phương vào năm 1990, yêu cầu phải phân chia rác gia đình và rác thương mại thành nhiều loại khác nhau. Việc để chung giấy, thuỷ tinh hoặc rác hữu cơ vào một thùng thu gom tái chế đã trở nên bất hợp pháp.
a. Việc giảm thiểu rác
Việc giảm thiểu rác tại Đức thể hiện rỏ nét với việc cấm sử dụng các loại chén đĩa bằng giấy. Tuy nhiên, điều luật này gặp sự chống đối mạnh của các nhà sản xuất. Ngoài ra, người ta gặp phải tình huống, do đóng tiền ký quỹ thấp đã lấy luôn chén đĩa bằng sứ về làm vật lưu niệm. Để đánh giá hiệu quả của việc cấm sử dụng dụng cụ bàn ăn bằng giấy, người ta đang nghiên cứu so sánh phí xử lý chúng với phí dùng rửa dụng cụ bàn ăn bằng sứ cộng với phí xử lý nước rửa chúng.
b. Chính sách mua bán
Một khía cạnh khác của chiến lược giảm thiểu rác của Nuremberg là chính sách mua bán của thành phố này. Chính quyền địa phương khuyến khích người tiêu dùng mua những sản phẩm sản sinh ra ít rác, những đồ vật có thể tái chế
được hoặc làm bằng chất liệu có thể tái chế được. Giấy được tái chế từ giấy rác thải của bưu điện được dùng trong tất cả các văn phòng. Các sản phẩm sạch được bày bán và hưởng các ưu đãi về thuế.
c. Dịch vụ tư vấn
Chính quyền địa phương đã thành lập một đội cố vấn trung ương gồm 12 nhà cố vấn về rác, trong đó có 4 chuyên gia về rác gia đình và 8 chuyên gia về rác thương mại. Các nhà cố vấn này gúp cho việc giảm lượng rác bằng cách hướng dẫn mua hàng ít rác, ủ phân rác gia đình, và dùng các sản phẩm tái sử dụng được.
Ý thức được rằng các biện pháp ngăn chặn rác thay đổi theo từng khu vực khác nhau, chính quyền địa phương Nuremberg đã triển khai chiến lược ngăn chặn rác cho các ngành thương mại đặc biệt, như ngành mua bán xe môtô, ngành xây dựng và các siêu thị. Kết hợp chặt chẽ với các nhà thương nghiệp thành phố, chính quyền địa phương có thể giúp đỡ họ học tập bài học kinh nghiệm lẫn nhau giữa ngành này và ngành khác.
d. Các chính sách hỗ trợ
Tiếp theo những sáng kiến hợp lý này, một khía cạnh cuối cùng của luật lệ địa phương là chính quyền địa phương có quyền từ chối cho phép đổ những loại rác cần phải ngăn chặn, hoặc cần phải tái chế.
Phí đổ rác được xem như là một sự khích lệ khác cho việc giảm thiểu hoặc tái chế rác. Đối với các hộ gia đình, phí đổ rác là 6 pfennings cho mỗi lít rác thu gom, có nghĩa là để được lấy rác mỗi tuần một lần, mỗi hộ gia đình trung bình phải trả khoảng 300DM một năm. Các hộ gia đình nhỏ có thể dùng chung một container, và mỗi gia đình trả một phần, những hộ thải lượng rác gấp đôi phải trả gấp đôi. Chính quyền địa phương đưa ra một sự khích lệ khác nhằm giảm thiểu chi phí thu gom rác bằng cách trợ giá cho việc ủ phân rác gia đình. Nếu chủ hộ cũng là chủ vườn, ủ phân tất cả rác gia đình và rác vườn của anh ta thay vì thải chúng ra để thành phố thu gom, thành phố sẽ trả trợ cấp một lần là 100DM cho việc ủ phân và 40DM cho dụng cụ.
e. Kết luận
Thành phố của Nuremberg đã giảm thiểu khối lượng rác phải quản lý hàng năm từ 149.000 tấn vào năm 1989 còn 127.000 tấn vào năm 1994. Do việc thải rác gia tăng một cách đặc thù mỗi năm, nếu không có những biện pháp đáp ứng phù hợp và sự truyền bá rộng rãi, tổng số rác vào năm 1994 có thể đã là 200.000 tấn. Đáng ghi nhớ hơn, khối lượng rác độc hại đã giảm từ 65.126 tấn vào năm 1989 chỉ còn 15.498 tấn vào năm 1993.
2.3.1.2. Quản lý rác ở Madrid – Tây Ban Nha
Madrid – Thủ đô và trung tâm địa lý của Tây Ban Nha, bao trùm một diện tích 520 km2 và có dân số là 3,2 triệu người, thải 3.600 tấn rác đô thị mỗi ngày. Rác thải ra về hình thức không giống loại trung bình của Châu Âu với sự khác biệt rất lớn trong thành phần chất thối rửa của rác (40% so với 20%).
a. Tái chế
Nhờ một phần vào sự tài trợ của Chính quyền Tây Ban Nha và sự giúp đỡ của Liên Minh Châu Âu (EU), Madrid đang thực hiện một trong những dự án tái tạo nguồn tài nguyên đầy tham vọng nhất chưa từng thấy ở bất cứ thủ đô Châu Âu nào. Khoảng giữa năm 1995, phân xưởng cuối của việc tái chế vật liệu trang trí, tái tạo năng lượng và hệ thống chế biến phân trộn xử lý 1.200 tấn CTR đô thị của Madrid mỗi ngày sẽ được hoàn tất.
Các cơ sở tái chế và chế biến phân trộn đã hoạt động từ đầu năm 1993 và nhà máy tái tạo năng lượng bắt đầu hoạt động khoảng giữa năm 1995. Trước hết, 55% - 60% vật liệu tái chế được đưa trực tiếp về chỗ đổ rác. 5% khác được tái tạo lại dưới hình thức giấy, bìa cứng, kim loại, các chai nhựa PET và HDPE và kiếng. Người ta hy vọng rằng cuối năm 1995 số lượng vật liệu đưa tới bãi rác sẽ được giảm xuống từ 5% đến 10%.
b. Tái sinh năng lượng
gồm 3 lò đốt. Năng lượng điện sản sinh ra là 29MW, với 5MW sẽ được dùng lại cho chính nhà máy này. Nhà máy đã được trang bị cho việc kiểm soát ô nhiễm không khí với công nghệ lọc khí thoát 3 cấp từ ống khói như xiclon, máy lọc hơi khô dùng đá vôi và túi lọc. Mục đích sau cùng là để đảm bảo làm đúng theo yêu cầu của chỉ thị số 369/89 của EU.
Người ta thường dùng tro lắng ở đáy thiết bị để làm chất trãi nền đường. Trong khi lượng tro bay, khoảng 4% của chất nạp liệu vào, sẽ được dùng làm nguội rác đang ở nhiệt độ cao có thể cháy, dù lượng nước rò rỉ này có giới hạn.
c. Làm phân rác
Các máy móc thiết bị chế biến phân trộn sử dụng các vật liệu sơ chế chọn lọc từ rác để làm phân. Rác được kiểm tra bằng cẩu tại nơi nó được đưa tới để loại bỏ những vật cồng kềnh. Số còn lại được sàng lọc và những vật nhỏ hơn 100mm được chuyển bằng băng tải đến thiết bị chế biến phân trộn.
Có hai nhà máy chế biến phân trộn hữu hiệu. Trong cả hai dây chuyền, rác được chế biến thành phân trộn trong một tuần lễ thay vì hai tháng. Sau đó, chúng được tinh chế lại qua máy phân loại và máy sàng, chỉ cho phép các vật thể nhỏ hơn 12mm đi qua. Các vật thể bị sàng giữ lại sẽ được nạp trở lại vào nhà máy tái tạo năng lượng.
Thời gian tốt nhất để bán phân trộn là từ cuối tháng 9 đến tháng 3. Vào năm 1993, 30.000 tấn rác đã được tái chế và bán dưới hình thức phân trộn với giá 7Pta 1 tấn cho các vườn nho ở phía nam Madrid. Người ta hy vọng rằng với những phản ứng thuận lợi của các nhà làm vườn đã thử dùng qua phân trộn vào năm 1994, sẽ dẫn đến việc bán nhiều hơn trong tương lai.
d. Quay vòng vật liệu
Sự chọn lựa tái chế cho CTR Madrid, chủ yếu là kết hợp với sinh năng lượng. Hiện nay, giá sản phẩm giấy và tấm bìa cao, thị trường cho các chai PET và HDPE rất lớn, đảm bảo rằng việc phục hồi những vật liệu này sẽ thu hoạch được nhiều hơn là việc sử dụng những vật liệu này vào việc sản sinh năng lượng.
2.3.2. Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam
1. Quản lý chất thải rắn ở thành phố Hồ Chí Minh a. Thực trạng phát thải rác tại thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật và dịch vụ lớn của cả nước, cùng với tốc độ phát triển như vũ bão của thành phố thì tốc độ rác thải cũng tăng theo, người ta ước tính trong năm từ 1997 – 2002 tốc độ tăng trưởng là 11 – 13% và xu hướng trong 5 năm tới mặc dù tốc độ tăng trưởng có giảm nhưng vẫn ở mức cao.
Tính tới thời điểm này, thì mỗi ngày thành phố đổ ra khoảng 6.000 – 6.500 tấn CTR. Nhưng thu gom được 4.900 – 5.200 tấn/ngày. Như vậy mỗi ngày thành phố có gần 300 tấn rác chưa được thu gom. Hằng năm có 10.000 tấn rác chưa được thu gom.
b. Các nguồn phát thải và thành phần rác chủ yếu ở Tp. Hồ Chí Minh
Tình hình thải rác tại thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến phức tạp, thành phần rác thải cũng đa dạng và ngày càng gia tăng về mặt khối lượng. Một số loại rác thải đô thị như : rác khu thương mại, rác xà bần, rác công nghiệp, … trước đây ít thì những năm gần đây mức độ tăng (khối lượng và thành phần chất thải) ngày càng cao. Cũng như nhiều đô thị khác ở Việt Nam và trên thế giới, CTR sinh hoạt của thành phố Hồ Chí Minh cũng bao gồm khoảng 14 – 21 thành phần khác nhau được trình bày trong Bảng 2.12.
Bảng 2.12 : Thành phần CTR sinh hoạt của Tp Hồ Chí Minh
STT Thành phần
Phần trăm khối lượng (%)
Hộ gia đình Trường học Nhà hàng, khách sạn Rác chợ 1 Thực phẩm 61,0 – 96,6 23,5 – 75,8 79,5 – 100,0 20 – 100,0 2 Vỏ sò, ốc, cua 0 0 0 0 – 10,1 3 Tre, rơm rạ 0 0 0 0 – 7,6 4 Giấy 1,0 – 19,7 1,5 – 27,5 0 – 2,8 0 – 11,4 5 Carton 0 – 4,6 0 0 – 0,5 0 – 4,9 6 Nylon 0 – 36,6 8,5 – 34,4 0 – 5,3 0 – 6,5