Phương pháp nghiên cứu :

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Quảng Ngãi tỉnh Quảng Ngãi (Trang 58 - 135)

b. Nhà máy xử lý phế thải tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu :

3.2. Phương pháp nghiên cứu :

1. Phương pháp thu thập số liệu  Từ các nguồn sẵn có

 Các cơ quan quản lý

 Các nghiên cứu, báo cáo trước đây

2. Phương pháp điều tra nhanh : điều tra khảo sát, phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi.

3. Phương pháp dự báo

Phương pháp dự báo theo số dân và tỷ lệ tăng dân số

Theo phương pháp này căn cứ trên số dân của thành phố Quảng Ngãi hiện tại kết hợp với mô hình toán học để dự báo dân số trong những năm tiếp theo, từ đó có thể tính được tổng lượng rác thải phát sinh hiện tại cũng như trong tương lai của thành phố.

tiến. Công thức của phương pháp Euler cải tiến được biểu diễn như sau : * 1 1 2 i i i NN rN  t         1 i i i N  NrN t Trong đó :

Ni+1* : Là số dân hiện tại của năm tính toán (người) Ni : Dân số hiện tại của thành phố (người)

Ni+1 : Số dân sau một năm (người) Ni +1/2 : Số dân sau nửa năm (người)

t : Độ chênh lệch thời gian giữa các năm r : Tỷ lệ gia tăng dân số

4. Phương pháp xác định thành phần chất thải rắn

a. Xác định thành phần lý học

Đối với mẫu rác hộ dân

Mẫu được lấy trực tiếp từ hai xe thu gom trong hai phường mang tính đại diện cho thành phố là phường Nguyễn Nghiêm và phường Nghĩa Chánh với khối lượng ban đầu là 50kg. Sau đó, đem khối lượng mẫu này đi phân loại theo trình tự sau :

 Đổ chất thải xuống sàn;

 Dùng cây trộn các chất thải thu được;  Và dồn lại thành đống có hình chóp nón;

 Dùng dụng cụ chia chất thải rắn ra thành 4 phần bằng nhau và lấy hai phần chéo nhau trộn lại với nhau;

 Chia mỗi phần đã chéo thành hai phần bằng nhau;

 Phối các phần chéo thành hai đống, sau đó lấy ra ở mỗi đống ½ phần, với tổng khối lượng là 20kg để tiến hành phân loại thành phần lý học.

Đối với mẫu lấy ở điểm trung chuyển Lê Khiết

Đối với mẫu lấy tại bãi chôn lấp Nghĩa Kỳ

Mẫu được lấy tại bãi chôn lấp với khối lượng ban đầu là 50kg. Sau đó đem phân loại theo trình tự giống ở trên.

b. Xác định độ ẩm

Có một điểm chung cần phải chú ý khi tiến hành xác định độ ẩm cho cả 3 mẫu đó là những thành phần chất thải rắn như : kim loại, thuỷ tinh, nhựa, vỏ sò ốc, pin, cao su, sành sứ,… được loại bỏ ra khi tiến hành xác định độ ẩm, và khối lượng mẫu ban đầu không đồng nhất cho các loại thành phần khác nhau của chất thải rắn. Khối lượng ban đầu được lấy từ kết quả ở trong phần xác định thành phần lý học.

Độ ẩm của rác thải được tính theo công thức sau : Độ ẩm = a b*100%

a

Trong đó : a : Trọng lượng ban đầu của mẫu (kg)

b : Trọng lượng của mẫu sau khi sấy khô ở to = 105oC

Tiến trình xác định độ ẩm : Quá trình xác định độ ẩm của mẫu đều được tiến hành tại hiện trường. Khối lượng mẫu ban đầu sau khi phân loại, đều được đem phơi khô dưới nắng trong vòng 8 giờ (từ 9h – 16h). Sau đó, tiến hành xác định độ ẩm theo công thức trên.

c. Xác định tỷ trọng

Mẫu cho việc xác định tỷ trọng được lấy tại trạng trung chuyển và không có sự phân biệt giữa các mẫu.

Dụng cụ cần để xác định tỷ trọng là một thùng có dung tích 18 lít, với khối lượng ban đầu là 0,5kg.

Xác định tỷ trọng được xác định theo nguyên tắc sau :

 Cho mẫu chất thải rắn cho vào thùng một cách nhẹ nhàng, cho tới khi được làm đầy.

 Tiếp tục làm đầy thùng.

 Cân và ghi lại kết quả trọng lượng của cả thùng và chất thải. Tỷ trọng (BD) được xác định theo công thức sau :

BD = m1 m2

v

(kg/l)

Trong đó : m1 : Trọng lượng thùng chứa + chất thải (kg) m2 : Trọng lượng thùng chứa (kg)

v : Dung tích thùng chứa (l)

Làm điều này hai lần và lấy kết quả trung bình.

Một điều cần chú ý khi thực hiện xác định tỷ trọng là loại bỏ những thành phần như : kim loại, thuỷ tinh, sành sứ, gỗ, …

CHƯƠNG IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Tổng quan về thành phố Quảng Ngãi 4.3.1. Vị trí địa lý

Thành phố Quảng Ngãi nằm trong chuỗi phát triển đô thị của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Là trung tâm chính trị – kinh tế – văn hoá của cả tỉnh có tổng diện tích tự nhiên là 3.635 ha, chiếm 0,63% tổng diện tích cả tỉnh.

Thành phố Quảng Ngãi có đường sắt thống nhất và quốc lộ IA chạy qua, quốc lộ 24 nối với bắc Tây nguyên là những tuyến giao thông quan trọng trong phát triển kinh tế và giao lưu hàng hoá.

Về đơn vị hành chính thành phố Quảng Ngãi 8 phường nội thành là : Nguyễn Nghiêm, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Chánh Lộ, Nghĩa Lộ, Nghĩa Chánh, Quảng Phú và 2 xã ngoại thành là : Nghĩa Dõng, Nghĩa Dũng.

Vị trí địa lý : thành phố Quảng Ngãi nằm trên toạ độ :  Từ 15o5’40” đến 15o8’55” vĩ độ Bắc.

 Từ 108o34’ đến 108o55’ kinh độ Đông. Vị trí hành chính :

 Phía Bắc giáp huyện Sơn Tịnh.

4.3.2. Điều kiện tự nhiên 1. Địa hình

Với diện tích tự nhiên không lớn, lại nằm trong vùng đồng bằng sông Trà Khúc, nên khá bằng phẳng, không phức tạp so với hầu hết các huyện đồng bằng trong tỉnh. Nhìn chung địa hình của thành phố Quảng Ngãi thấp dần từ Tây sang Đông Nam (địa hình tương đối cao ở phường Quảng Phú và Nghĩa Lộ và thấp dần về xã Nghĩa Dõng).

So với mặt nước lũ của sông Trà Khúc, địa hình thành phố Quảng Ngãi khá thấp nên thường bị ngập lụt trong mùa mưa gây nhiều thiệt hại về vật chất và làm ô nhiễm vệ sinh môi trường. Trong những năm gần đây những thiệt hại do lũ gây ra đối với thành phố đã giảm do có hệ thống đê bao.

2. Khí hậu thời tiết

Khí hậu thời tiết của thành phố Quảng Ngãi, mang đặc tính chung của cả tỉnh và khu vực duyên hải miền Trung. Thừa hưởng chế độ bức xạ nhiệt đới, đã dẫn đến nền nhiệt độ cao trong năm thể hiện rõ rệt cho vùng nhiệt đới.

a. Về nhiệt độ không khí

Nhiệt độ trung bình cả năm là 27oC, nhiệt độ cao tuyệt đối là 41,4oC, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 12,4oC. Tháng nóng nhất trong năm từ tháng 6 đến tháng 8, tháng lạnh nhất trong năm từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau.

b. Về lượng mưa

Do điều kiện hoàn lưu gió mùa và ảnh hưởng địa hình nên mùa mưa trái với quy luật chung của cả nước. Lượng mưa trung bình cả năm trên 2000mm, nhưng lại phân bố không đồng đều trong năm.

Mùa mưa chỉ chiếm từ 4 – 5 tháng (từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau), nhưng lượng mưa tập trung khoảng 70 – 75% tổng lượng mưa cả năm. Mùa ít mưa chiếm 7 – 8 tháng (từ tháng 2 đến tháng 8), lượng mưa vào khoảng 20 – 25%. Trong mùa ít mưa khả năng bốc hơi rất lớn, do vậy thường bị khô hạn cho một số vùng

sản xuất nông nghiệp chưa giải quyết được nguồn nước tưới.

c. Nắng

Tổng số giờ nắng trong năm trong vào khoảng 2000 – 2200 giờ. Từ tháng 3 đến tháng 9 là thời kỳ thiếu nắng, trung bình tháng khoảng 250 – 300 giờ nắng. Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau là thời kỳ ít nắng, trung bình tháng khoảng 100 – 180 giờ nắng.

d. Độ ẩm

Độ ẩm tương đối trung bình trong năm vào khoảng 85%, những tháng có độ ẩm cao nhất trong năm từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau.

e. Gió

Thành phố Quảng Ngãi trong chế độ gió mùa Đông nam, tuỳ hướng gió phụ thuộc vào các mùa. Trong thời kỳ mùa đông, hướng gió thịnh hành từ Bắc đến Đông bắc kèm theo không khí lạnh và mưa phùn ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Trong mùa nắng hướng gió chủ yếu từ Đông đến Đông nam, cuối mùa nắng hướng gió thịnh hành từ Tây đến Tây nam, loại gió này khô, nóng.

3. Đất đai và thổ nhưỡng a. Đất đai

Với tổng diện tích tự nhiên 3.635ha, đến năm 1996 đã được đưa vào sử dụng 3.041,03ha, chiếm 83,65% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó đất nông nghiệp 1.990,54ha, chiếm 55,24%; đất lâm nghiệp 14,67ha, chiếm 0,4%; đất chuyên dùng (cả thổ cư) 1.018,08ha, chiếm 28,01%. Trong tổng diện tích tự nhiên 548,21ha chưa sử dụng chiếm 15,08%(trong diện tích này đất bãi bồi ven sông Trà Khúc là 260ha).

Hiện trạng sử dụng đất ở thành phố Quảng Ngãi được thể hiện qua bảng 4.1 sau :

Bảng 4.1 : Hiện trạng sử dụng đất ở thành phố Quảng Ngãi (ĐVT : ha) Chỉ tiêu Diện tích Tổng diện tích đất tự nhiên 3635,39 Đất nông nghiệp 2008,28 Đất trồng trọt  Đất trồng cây hàng năm  Đất trồng cây lương thực  Đất trồng cây công nghiệp  Đất trồng cây thực phẩm  Đất trồng cây lâu năm

1989,08 1969,88 1445,4 448,7 375,78 19,2 Đất lâm nghiệp 14,67

Đất khả năng nông nghiệp 260

Đất chuyên dùng

 Đất xây dựng đô thị  Đất dân cư nông nghiệp

1018,08 660 358,08 Đất khác  Mặt nước  Núi đá 334,36 328,76 5,6

(Nguồn : Phòng Tài nguyên – Môi trường Thành phố Quảng Ngãi)

b. Thổ nhưỡng

Tuy diện tích không rộng nhưng đất đai của thành phố rất phong phú, bao gồm 10 loại đất sau :

 Cồn cát (bãi cát) : với diện tích vào khoảng 117,5ha chiếm 3,23% tổng diện tích đất. Chủ yếu làm vật liệu xây dựng.

 Đất cát biển (C) : Diện tích vào khoảng 74,78ha, chiếm 2,06% tổng diện tích, phân bố chủ yếu ở phía bắc xã Nghĩa Dũng, thành phần cơ giới nhẹ (cát đến cát pha), độ phì kém, giữ nước giữ phân kém, đất thích hợp cho việc trồng các loại rau màu.

 Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb) : Diện tích khoảng 337,81ha chiếm 9,3% tổng diện tích đất. Phân bố chủ yếu ở phía bắc các phường : Trần Phú, Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong, Nghĩa Chánh. Đây là loại đất tốt, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, tính giữ nước và giữ phân khá; đây là đất phù hợp với hầu

hết các loại cây ngắn ngày.

 Đất phù sa không được bồi hàng năm (P) : Diện tích khoảng 1.255,88 ha, chiếm 34,55% tổng diện tích. Phân bố ở xã Nghĩa Dõng, Nghĩa Dũng và 2 phường : Chánh Lộ và Nghĩa Chánh. Phù sa hàng năm không được bồi tụ và bắt đầu quá trình feralic. Đất có cấu tạo tốt, phù hợp với các loại cây trồng.

 Đất phù sa Glay (Pg) : Diện tích khoảng 48,32 ha chiếm 1,33% tổng diện tích, phân bố chủ yếu ở địa hình thấp trủng (Quảng Phú và Nghĩa Dũng) luôn bị ngập nước. Đất có phản ứng chua, độ phì khá chỉ phù hợp với canh tác lúa.

 Đất phù sa ngòi suối (Py) : Diện tích vào khoảng 28,56 ha chiếm 0,79% tổng diện tích, phân bố chủ yếu ở phường Chánh Lộ. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, chua phù hợp với nhiều loại cây trồng.

 Đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng (Pf) : Diện tích khoảng 800 ha, chiếm 22% so với tổng diện tích. Phân bố chủ yếu ở vùng có địa hình của các xã : Nghĩa Dõng, Nghĩa Dũng và phường Quảng Phú, Nguyễn Nghiêm. Đất đã có biểu hiện kết vón, tầng đất này dùng để canh tác cây ăn trái và trồng lúa nước.

 Đất bạc màu trên đá Macma acid (Ba) : Diện tích vào khoảng 530 ha, chiếm 14,59% tổng diện tích đất. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo mùn, chua. Trồng được nhiều loại cây.

 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (F1) : Diện tích khoảng 53 ha, chiếm 1,46% tổng diện tích, nhưng do canh tác lúa quá lâu nên đất mất kết cấu và hình thành tầng đế cày và có kết vón. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, chua và nghèo chất dinh dưỡng.

 Đất đỏ vàng trên đá Macma acid (Fa) : Diện tích khoảng 56 ha, chiếm 1,64% tổng diện tích đất. Phân bố 2 phường : Nghĩa Chánh, Quảng Phú và xã Nghĩa Dõng. Tầng đất mỏng, kết cấu xấu; hiện đang được sử dụng để trồng rừng.

3.23% 9.30% 1.33% 34.55% 0.79% 22% 2.06%1.64% 14.59% 1.46% Bãi cát Pb Pg P Py Pf C Fa Ba F1

Hình 4.1 : Sơ đồ thành phần tỷ lệ thổ nhưỡng của Thành phố Quảng Ngãi

(Nguồn : Phòng Tài nguyên – Môi trường Thành phố Quảng Ngãi)

Chú thích :

Pb : Đất phù sa được bồi hàng năm Pg : Đất phù sa Glay

P : Đất phù sa không được bồi hàng năm Py : Đất phù sa ngòi suối

Pf : Đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng C : Đất cát biển

Fa : Đất đỏ vàng trên đá Macma acid Ba : Đất bạc màu trên đá Macma acid F1 : Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước

4. Nguồn nước a. Nguồn nước mặt

Trên địa bàn Thành phố Quảng Ngãi có 2 con sông chảy qua, bao gồm :

Phía Bắc là sông Trà Khúc (ranh giới giữa thành phố và huyện Sơn Tịnh). Đây là con sông lớn của tỉnh, lưu lượng nước bình quân là 705 m3/s, vào

mùa mưa mang lượng phù sa lớn bồi đắp hàng năm cho cánh đồng của thành phố và thường gây ra lũ lụt trong thời gian qua. Đây là con sông cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt chủ yếu cho thành phố.

Sông Bầu Giang ở phía Nam thành phố (ranh giới giữa thành phố và huyện Tư Nghĩa), tuy nhỏ nhưng cũng làm tăng thêm nguồn nước mặt dồi dào cho thành phố Quảng Ngãi.

b. Nguồn nước ngầm

Nhờ có 2 con sông Trà Khúc và Bầu Giang chảy qua địa bàn thành phố nên mạch nước ngầm khá phong phú, có trữ lượng lớn và chất lượng cao. Đảm bảo tốt cho việc phục vụ dân sinh cũng như sản xuất (hiện Nhà máy nước Quảng Ngãi sử dụng hệ thống mạch nước ngầm nông, phục vụ cho công nghiệp và dân sinh với công suất khoảng 15.000 m3/ngày đêm).

Nhận xét : Từ vị trí địa lý và tự nhiên của thành phố Quảng Ngãi thì ta cũng

cần chú ý mấy vấn đề có liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố như sau :

Vị trí địa lý : Là khu vực trung tâm tỉnh lỵ nên thành phố Quảng Ngãi còn là nơi giao thương giữa các huyện trong tỉnh cũng như giữa tỉnh nhà và các tỉnh, thành khác nên mật độ dân số và lưu lượng phương tiện giao thông ở thành phố tương đối nhiều, chủ yếu là tăng cơ học, cho nên khối lượng chất thải sinh hoạt ở đây tương đối nhiều nhưng không được thu gom hay quản lý một cách triệt để do đó nó cũng gây khó khăn cho công tác quản lý và thu gom. Mặc dù diện tích chỉ chiếm 0,63% tổng diện tích của tỉnh.

Điều kiện tự nhiên : Công tác quản lý và xử lý chất thải rắn nói chung và rác sinh hoạt nói riêng đều có liên quan đến điều kiện tự nhiên cụ thể là liên quan đến khí hậu thời tiết. Đối với mỗi mùa thì thành phần, độ ẩm và tỷ trọng của chất thải sinh hoạt luôn có sự thay đổi và đây là ba thông số kỹ thuật có tính quyết

thải rắn cũng dự vào từng mùa cụ thể, mỗi mùa đều có những thuận lợi khó khăn nhất định. Ví dụ vào mùa nắng thì công tác thu gom vận chuyển sẽ dễ dàng hơn, cũng như hạn chế tối đa lượng nước rỉ rác tại các điểm trung chuyển cũng như trong quá trình vận chuyển, bên cạnh đó nó cũng những khó khăn nhất định vì là mùa khô nên đây là điều kiện sinh sống rất thích hợp cho một số loài vật trung gian gây bệnh cũng như sự phát sinh mùi hôi rất lớn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Do đó, nếu chúng ta không dự vào sự thay đổi khí hậu thời

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Quảng Ngãi tỉnh Quảng Ngãi (Trang 58 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)