Nội dung của áp dụng pháp luật đối với tội cướp giật tài sản.

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN (Trang 27 - 36)

Trong khuôn khổ luận văn này, học viên nghiên cứu và làm rõ hai nội dung cơ bản là định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội cướp giật tài sản nhằm đưa ra những nhận định đánh giá khách quan về định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội phạm này.

1.2.3.1. Định tội danh đối với tội cướp giật tài sản.

Định tội danh là một giai đoạn quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, là việc xác định hành vi của một người có thoả mãn các dấu hiệu cấu thành một tội phạm nhất định được quy định trong Bộ luật Hình sự hay khơng để quyết định người đó có vi phạm pháp luật hay khơng, là tiền đề để quyết định hình phạt, phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt cho người thực hiện hành vi đó một cách chính xác, cơng bằng, thấu tình đạt lý. Ngược lại dẫn đến hậu quả rất lớn nếu định tội danh sai, khơng có căn cứ pháp luật và như vậy ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc quyết định hình phạt không trung thực, thiếu công minh, không đúng pháp luật.

Khi tiến hành định tội danh sẽ dựa vào các quy phạm pháp luật được quy định trong Bộ luật hình sự trong đó nội dung chứa đựng những dấu hiệu đặc trưng, điển hình, bắt buộc của một loại tội phạm cụ thể để làm khuôn mẫu pháp lý cho cho người định tội đối chiếu, so sánh với hành vi nguy hiểm cho xã hội, đồng thời xác định, kết luận người thực hiện hành vi đó phạm tội gì tương ứng theo quy định tại các điểm, điều, khoản nào của Bộ luật hình sự.

Cấu thành tội phạm là căn cứ pháp lý duy nhất để định tội, do đó khi tiến hành định tội cần hiểu đúng hai vấn đề, một là các dấu hiệu cấu thành tội phạm phải được nhận thức đúng và hai là các tình tiết của hành vi phạm tội phải được xác định rõ ràng, từ đó so sánh và tìm ra sự thống nhất, phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra với các dấu hiệu tương ứng trong quy phạm pháp luật hình sự.

Như vậy, có thể hiểu định tội danh đối với tội cướp giật tài sản là quá trình nhận thức lý luận, thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự và tố tụng hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng được tiến hành dựa trên cơ sở xác định đầy đủ, chính xác, khách quan các chứng cứ, các tài liệu thu thập được, các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội cướp giật tài sản để xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu cấu thành tội phạm được pháp luật hình sự quy định tại Điều 171 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Khi định tội danh cướp giật tài sản, chủ thể thực hiện áp dụng pháp luật hình sự phải dựa vào các quy định ở cả hai phần: Phần chung và Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự làm căn cứ để so sánh với hành vi phạm tội đã được thực hiện trên thực tế; từ đó phải xác định được hành vi đã thực hiện có cấu thành tội cướp giật tài sản hay khơng, trong đó trước hết hành vi của người phạm tội phải thỏa mãn các dấu hiệu đặc trưng của cấu thành cơ bản được quy dịnh trong điều luật.

1.2.3.2. Quyết định hình phạt đối với tội cướp giật tài sản.

Quyết định hình phạt là việc Toà án lựa chọn một loại và mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội; đây là một trong những giai đoạn cơ bản có nội dung quan trọng của quá trình áp dụng luật hình sự.

Quyết định hình phạt là một hoạt động trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự và được dựa trên kết quả của hoạt động định tội danh trước đó.

Và có vai trị vơ cùng to lớn giúp cho hoạt động tố tụng hình sự từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố cho đến xét xử tại phiên tồ trở nên có ý nghĩa.

Việc quyết định hình phạt đúng có ý nghĩa đặc biệt đối với hiệu quả của hình phạt, tạo sự công bằng và hợp lý trong áp dụng pháp luật và là tiền đề, điều kiện để đạt mục đích hình phạt như cải tạo, giáo dục và đấu tranh phòng chống tội phạm. Việc quyết định hình phạt khơng hợp lý (quá nặng hoặc quá nhẹ) đều ảnh hưởng đến mục đích nhằm giáo dục con người tơn trọng pháp luật, đấu tranh phịng ngừa và chống tội phạm mà pháp luật hình sự hướng tới.

Để có thể quyết định được hình phạt một cách đúng đắn, phù hợp pháp luật hình sự, Tồ án phải dựa vào các căn cứ sau:

* Các quy định của Bộ luật hình sự

Để giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng đều phải căn cứ vào các quy định của BLHS để làm sáng tỏ các tình tiết định tội, tình tiết định khung, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và các chế định khác đã được quy định trong BLHS; nhằm đảm bảo được tính thống nhất, đúng pháp luật khi áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự vào quyết định hình phạt, tránh việc tuỳ tiện hoặc lạm dụng các quy phạm pháp luật hình sự để quyết định hình phạt, đồng thời hình phạt được quyết định cũng tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

* Tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội

Khi quyết định hình phạt, các cơ quan áp dụng pháp luật cần xem xét, cân nhắc, tồn diện đến mức độ, tính chất nguy hiểm của hành vi người phạm tội như thủ đoạn, phương tiện, công cụ, cách thức gây án, động cơ phạm tội, hoàn cảnh, nguyên nhân và điều kiện thực hiện hành vi phạm tội…từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của hành vi phạm tội đó đến tồn xã hội.

Trong hoạt động áp dụng pháp luật, các cơ quan tiến hành tố tụng cần tìm hiểu về vấn đề nhân thân người phạm để định hướng cho quyết định hình phạt một cách đúng đắn đảm bảo cho việc cải tạo, giáo dục người phạm tội. Nhân thân người phạm tội là tổng hợp các đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng nhất mà từ đó có ảnh hưởng đến bản chất, xử sự của người phạm tội khi thực hiện hành vi của mình. Do đó, yếu tố này cần được xem xét khi quyết định hình phạt có thể đảm bảo hình phạt được tuyên hướng tới mục đích trừng trị và giáo dục, cải tạo người phạm tội thành công dân tốt cho xã hội. Các đặc điểm về nhân thân có ảnh hưởng đến hành vi nguy hiểm cho xã hội của người phạm tội như phạm tội lần đầu hay đã có tiền án, tiền sự, tái phạm thường hay tái phạm nguy hiểm, là người thành niên hay chưa thành niên phạm tội,..và biểu hiện về khả năng giáo dục, cải tạo họ như có thái độ tự thú, thành khẩn khai báo, tích cực hợp tác với cơ quan tố tụng, sự ăn năn hối cải, lập công chuộc tội hay ngược lại có thái độ ngoan cố, coi thường pháp luật. Ngồi ra, xem xét gia cảnh bản thân có thể nhận được sự khoan hồng của pháp luật như bệnh tật nguy hiểm, già yếu, phụ nữ có thai hoặc đang ni con nhỏ, hồn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn…

* Những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Người phạm tội có các hành vi được quy định tại Điều 51, Điều 52 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì sẽ xem xét giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Căn cứ để quyết định hình phạt trước tiên là các quy định của Bộ luật hình sự, nhất là phần liên quan trực tiếp đến quyết định hình phạt. Có thể thấy các quy định liên quan đến quyết định hình phạt của Bộ luật hình sự ngày cảng được cải cách và hoàn thiện, xử lý và giải quyết được phần lớn tình hình tội phạm hiện nay, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho quyết định hình phạt của Tồ án ngày một tốt hơn, đảm bảo đúng pháp luật và đem lại công bằng cho xã hội.

Như vậy, có thể hiểu quyết định hình phạt đối với tội cướp giật tài sản là hoạt động của Tịa án trong việc cân nhắc tính chất và mức dộ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân nguời phạm tội và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để lựa chọn loại hình phạt và mức hình phạt cụ thể trong phạm vi quy định của pháp luật hình sự để áp dụng đối với người phạm tội cướp giật tài sản. Khi quyết định hình phạt đúng pháp luật, công bằng và hợp lý dối với người phạm tội cướp giật tài sản thì đó sẽ là tiền đề, là diều kiện cho việc đạt được mục đích của hình phạt, tức là có tác dụng trừng trị, giáo dục, cải tạo người phạm tội, ngăn ngừa người đó phạm tội mới và đồng thời qua đó cũng giáo dục những người khác tuân thủ pháp luật.

1.2.3.3. Những quy định hiện hành của pháp luật hình sự Việt Nam đối với tội danh cướp giật tài sản

Hình phạt của tội cướp giật tài sản được quy định cụ thể tại Điều 171 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như sau:

* Hình phạt chính:

Có các khung hình phạt sau: – Phạt tù từ 01 đến 05 năm

Theo quy định tại khoản 1 điều 171 bộ luật hình sự ghi rõ “người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”. Đây là cấu thành cơ bản của tội phạm này và được xác định là tội nghiêm trọng.

– Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm

Đây là các trường hợp phạm tội cho thấy mức độ nguy hiểm cao hơn của hành vi so với trường hợp tại khoản 1 điều 171 bộ luật hình sự nên mức hình phạt cũng cao hơn bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm, đó là người phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 điều 171 bộ luật hình sự, cụ thể bao gồm:

a) Có tổ chức: là trường hợp nhiều người cùng thực hiện tội cướp giật tài sản đã cố ý bàn bạc trước, vạch ra kế hoạch và cấu kết chặt chẽ với nhau

để cùng thực hiện hành vi phạm tội trong đó có sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm, có sự phân cơng vai trị, sắp xếp công việc của những người tham gia phạm tội.

b) Có tính chất chuyên nghiệp: là trường hợp người phạm tội cố ý thực hiện cùng một hành vi cướp giật tài sản từ 5 lần trở lên mà không bắt buộc đã bị hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự (nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích) và người phạm tội lấy các lần phạm tội đó làm nghề sinh sống, lấy thu nhập từ tài sản cướp giật từ những lần phạm tội làm nguồn sống chính.

Có quan điểm cho rằng, BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã hết hiệu lực thi hành và đã được thay thế bởi BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) nên Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành BLHS năm 1999 theo đó cũng hết hiệu lực. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, mặc dù cho đến nay chưa có nghị quyết mới hướng dẫn thi hành một số điều của BLHS năm 2015, trong đó có tình tiết định khung “phạm tội có tính chất chun nghiệp” được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 và một số điều luật trong Phần các tội phạm nên vẫn áp dụng tinh thần của Nghị quyết này để giải quyết vụ án. Do đó, nếu chứng minh được các bị can đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính thì truy tố theo khoản 2 Điều 171 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 và ngược lại, nếu khơng chứng minh được thì các bị can chỉ bị truy tố theo khoản 1 Điều 171 của BLHS này với mức phạt nhẹ hơn.

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng: là trường hợp tài sản đã bị chiếm đoạt có trị giá từ 50 triệu đồng trở lên nhưng dưới mức 200 triệu đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung hình phạt tăng nặng thứ hai được quy định tại khoản 3 của điều luật).;

d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm: là dùng thủ đoạn để cướp giật tài sản mà nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của người bị hại hoặc của người khác như

dùng xe mô tô, xe máy để thực hiện việc cướp giật tài sản; cướp giật của người đang đi mô tô, xe máy... Ở đây người phạm tội sử dụng những cách thức, phương pháp, phương tiện để quyết tâm chiếm đoạt cho bằng được tài sản bất chấp việc gây nguy hiểm cho người khác, xét về mức độ, tính chất thì hành vi phạm tội trong trường hợp này sẽ gây nguy hiểm cho người bị hại cao hơn các hành vi phạm tội cướp giật tài sản thông thường. Đặc biệt nếu hành vi dùng thủ đoạn nguy hiểm để cướp giật tài sản của người phạm tội mà gây ra hậu quả nghiêm trọng, thì người tiến hành tố tụng cần áp dụng cả hai điểm d và h khoản 2 Điều 171 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 để định tội danh.

đ) Hành hung để tẩu thoát: là trường hợp người phạm tội đã có hành vi chống trả lại việc bắt giữ để tẩu thoát. Việc dùng sức mạnh để chống trả người bắt giữ chỉ nhằm mục đích để tẩu thốt, hành vi này khơng địi hỏi phải gây thương tích. Tuy nhiên khi thực hiện hành vi chống trả khơng nhằm mục đích tẩu thốt mà nhằm giữ được tài sản thì đây là khơng cịn là tội cướp giật tài sản mà chuyển hóa sang tội cướp tài sản.

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%: là trường hợp khi thực hiện hành vi cướp giật tài sản, người phạm tội đã cố ý hoặc vơ ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người bị hại với tỷ lệ thương tích cơ thể từ 11% đến 30%.

g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người khơng có khả năng tự vệ: nạn nhân của hành vi cướp giật tài sản được xem là đối tượng đặc biệt cần được pháp luật bảo vệ, làm gia tăng tính nguy hiểm cho hành vi của người phạm tội. Ở đây, điều luật chỉ quy định rõ lỗi cố ý, “biết” rõ người mình cướp giật tài sản là phụ nữ đang có thai.

h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội: là việc gây nên tâm lý bất an, lo lắng cho những người xung quanh, ảnh hưởng đến an

ninh, trật tự và an toàn cho xã hội do hành vi cướp giật tài sản của người phạm tội gây ra.

i) Tái phạm nguy hiểm: theo quy định tại Khoản 2 Điều 53 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì đây là trường hợp người phạm tội đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý nhưng chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

– Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp tại khoản 3 điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm và đây là tội đặc biệt nghiêm trọng. Các trường hợp đó là:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng: là trường hợp khi định giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 200 triệu đồng

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)