Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN (Trang 81 - 85)

2015 đến năm 2020 Năm

3.2.3. Các giải pháp khác

* Tăng cường công tác tổng kết từ thực tiễn quá trình định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội cướp giật tài sản

Chúng ta cần xem xét cụ thể những bản án đã có hiệu lực pháp luật mà hiện nay bị cáo đang phải thực hiện theo quyết định của tòa án đối với tội cướp giật tài sản. Các ban ngành liên quan phối hợp và có văn bản tổng kết theo từng q hoặc năm, rồi sau đó tổng hợp kiện tồn từ đó rút ra cái chung và có ý kiến đề xuất hướng giải quyết của từng cơ quan thuộc lĩnh vực hoạt động tố tụng mà cơ quan đó thực hiện (Viện kiểm sát nhân dân; Tịa án; Cơ quan cơng an…).

Trong lĩnh vực tổng hợp này, các bị cáo được phân ra nhiều góc độ khác nhau mà chúng ta nhận định và thấy rõ sâu hơn, hoàn cảnh phạm tội, nhân thân của bị cáo, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo… Qua đó rút ra được những ưu khuyết điểm của vụ việc, từ đó ta giữ lại mặt ưu điểm, mặt khuyết điểm đề xuất lạo bỏ và xây dựng những quy phạm pháp luật hoàn thiện hơn khi áp dụng. Xem xét nền móng, nguyên nhân trong việc phạm tội của bị cáo cũng là điều quan trọng và vô cùng to lớn mà chúng ta khơng thể xem nhẹ được, từ đó đề xuất phát ra các vấn đề về đạo đức, về trách nhiệm của các chủ thể áp dụng pháp luật và người phạm tội…

Trên cơ sở thống kê, tổng kết báo cáo qua từng thời kỳ, các cơ quan tiến hành tố tụng đã đúc kết và đề ra các giải pháp nhằm bổ sung, sửa đổi

pháp luật sao cho phù hợp, thích ứng với thực tiễn cuộc sống hoặc có thể kiến nghị đến Tòa án cấp cao xem xét, ban hành những hướng dẫn thống nhất việc áp dụng pháp luật hồn thiện cơng tác xét xử đối với tội phạm cướp giật tài sản nói riêng và tội phạm hình sự nói chung.

* Hoạt động áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản

của các cơ quan tiến hành tố tụng phải gắn với nhiệm vụ tuyên truyên, phổ biến, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân.

Việc áp dụng pháp luật trong các vụ án hình sự nói chung và vụ án về tội cướp giật tài sản nói riêng khơng chỉ để trừng trị người phạm tội, minh oan người vơ tội mà cịn thơng qua đó giáo dục người phạm tội thành người có ích cho xã hội, có ý thức tôn trọng và tuân theo pháp luật, đồng thời phát huy tính giáo dục và răn đe đến các thành viên trong xã hội thực hiện tốt việc phòng ngừa chung, ý thức chấp hành pháp luật và góp phần giảm thiểu vi phạm pháp luật và tội phạm.

Tiểu kết chương 3

Từ thực tiễn tội cướp giật tài sản diễn ra trên địa bàn huyện Thống Nhất nói riêng và tồn tỉnh Đồng Nai nói chung, diễn biến tội phạm này ngày càng khó kiểm sốt do việc phát triển các Khu công nghiệp, phát triển nhiều khu vực tập trung đông dân cư sinh sống, an ninh trật tự ngày càng phức tạp nên những vấn đề về yêu cầu và các giải pháp nhằm bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản đặt ra là vô cùng cần thiết. Trên cơ sở những yêu cầu cấp thiết đề ra định hướng cho việc bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân được thực thi tốt hơn và nâng cao ý thức đấu tranh, phòng chống và ngăn ngừa tội phạm nói chung và tội cướp giật tài sản nói riêng; học viên cũng đã trình bày các giải pháp hướng tới việc bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản, góp một phần kiến thức trong q trình hồn thiện pháp luật hình sự nói chung và tội phạm cướp giật tài sản nói riêng trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn 2015 đến 2020, mặc dù số vụ cướp giật tài sản trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai khơng gia tăng, tình hình tội phạm được kiềm soát tốt. Tuy nhiên, theo đánh giá của các cơ quan chức năng thực tế tội phạm về cướp giật tài sản tại huyện Thống Nhất vẫn tiềm ẩn nhiều phức tạp. Cơng tác đấu tranh, phịng ngừa tuy có đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhưng vẫn ln gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Bởi lẽ, địa bàn huyện nằm trên tuyến đường quốc lộ Bắc – Nam và giáp ranh với nhiều địa phương lân cận. Các đối tượng hoạt động trên địa bàn huyện đa phần từ các địa phương khác đến sinh sống và hoạt động nên rất khó kiểm sốt. Trong các vụ án đã xét xử những năm qua thì đa phần tội phạm đều từng có tiền án, tiền sự, nghiện ma túy, là những đối tượng phạm tội rất nguy hiểm cho xã hội.

Từ những nghiên cứu lý luận và thực tiễn xét xử tội phạm cướp giật tài sản ở Tòa án nhân dân huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai; học viên trình bày những đặc trưng cơ bản về tội phạm cướp giật tài sản, cũng như phương thức và thủ đoạn phạm tội, hành vi gây nguy hiểm cho người bị hại, tài sản chiếm đoạt được trong các vụ án hình sự. Cuối cùng là nêu phán quyết của Tòa án khi định tội danh và quyết định khung hình phạt cho bị cáo căn cứ quy định pháp luật hình sự. Thơng qua đó học viên đưa ra các yêu cầu và nêu lên những quan điểm, giải pháp nhằm bảo đảm cho việc áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Trong đó nhấn mạnh đến bảo vệ quyền con người, quyền công dân, vấn đề cần cải cách tư pháp, yêu cầu phịng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản qua đó tiếp tục hồn thiện pháp luật hình sự tăng cường tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật, nâng cao năng lực chuyên môn của người áp dụng pháp luật, đồng thời phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong cộng đồng và các vần đề phát huy vai trò của các cơ quan chức năng trong phòng, chống và ngăn ngừa tội phạm cướp giật tài sản.

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)