khơng áp dụng hình phạt bổ sung này, tức là đáp ứng mục đích phịng ngừa tội phạm quy định tại Điều 31 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
1.3. Các yếu tố tác động đến áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản giật tài sản
Hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản nói riêng và áp dụng pháp luật hình sự nói chung chịu sự tác động các điều kiện, yếu tố khách quan, chủ quan của đời sống pháp pháp lý, đời sống kinh tế - xã hội. Khi có sự thay đổi của một trong những điều kiện đó thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng của hoạt động áp dụng pháp luật hình sự.
– Chất lượng của các quy phạm pháp luật hình sự: đối với quy trình áp dụng pháp luật hình sự thì quy phạm pháp luật hình sự là cơ sở pháp lý cho việc triển khai các hoạt động, thủ tục ở các giai đoạn. Chất lượng của quy phạm pháp luật hình sự thể hiện ở sự phù hợp với quan hệ xã hội cần điều chỉnh, không tạo nên sự khác biệt trong nhận thức nội dung, không đem lại khả năng xung đột pháp luật và những hệ lụy pháp lý phức tạp.
Hoạt động áp dụng pháp luật hình sự có đạt được hiệu quả hay không trước hết phụ thuộc vào chất lượng các quy phạm pháp luật được ban hành của các nhà lập pháp hình sự và người làm cơng tác hoạch định chính sách hình sự, là cơ sở thực tiễn để bảo đảm cho việc áp dụng pháp luật hình sự đạt được kết quả cao và dự báo được khả năng các quy định pháp luật hình sự ban hành có phù hợp với đời sống xã hội hay không. Chất lượng của quy phạm pháp luật hình sự cần được xem xét, hồn chỉnh và đồng bộ cả về hình thức và nội dung, yêu cầu thống nhất, minh bạch, dễ hiểu, dễ áp dụng, sát thực tế, phù hợp với các quy luật khách quan của sự phát triển đất nước trong mỗi thời kỳ mà trong đó pháp luật hình sự sẽ tác động.
Tình trạng chờ đợi sự hướng dẫn, chồng chéo, mâu thuẫn và thiếu hụt các quy phạm pháp luật hình sự sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho các chủ thể khi áp dụng pháp luật hình sự. Các quy phạm pháp luật hình sự được ban hành khơng dựa trên các quy luật khách quan, không phản ánh được quy luật đấu tranh phòng ngừa tội phạm ở nước ta trong từng thời kỳ cũng như sự vận động phát triển của các quy luật sẽ dẫn đến hoạt động áp dụng pháp luật hình sự khơng có hiệu quả.
Hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật hình sự phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng, sự tác động của các quy phạm pháp luật hình sự. Quá trình áp dụng pháp luật hình sự phải thơng qua một số giai đoạn nhất định và các giai đoạn đó được thực hiện nhờ sự trợ giúp của các quy phạm pháp luật hình sự. Do vậy các quy phạm pháp luật hình sự này được ban hành dưới dạng văn bản và phù hợp với một số yêu cầu sau : văn bản áp dụng pháp luật phải hợp pháp, nghĩa là nó được ban hành đúng thẩm quyền hoặc nhà chức trách chỉ được ban hành một số văn bản áp dụng pháp luật nhất định theo quy định của pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật phải được ban hành có cơ sở thực tế, nghĩa là được ban hành căn cứ vào những sự kiện, những đòi hỏi thực tế đầy đủ, chính xác và đáng tin cậy.
– Quy định pháp luật tố tụng hình sự về tổ chức, hoạt động của bộ máy tư pháp và về thủ tục trình tự giải quyết vụ án hình sự có tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật hình sự. Cách thức tổ chức và hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự cần thể hiện được trách nhiệm cụ thể, rõ ràng; hoạt động của các chủ thể tham gia vào hoạt động áp dụng pháp luật hình sự phải độc lập. Đồng thời trong pháp luật tố tụng hình sự cũng cần xác định rõ địa vị pháp lý của người tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng bằng các quy định cụ thể cũng như quy định về thời hạn tố tụng hợp lý, về chế tài tố tụng phải bảo đảm đủ độ nghiêm khắc.
– Nguyên tắc điều tra: là cơ chế hoạt động thực tiễn của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án và mối quan hệ thực tế giữa các cơ quan này trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Ngun tắc điều tra phải tơn trọng sự thật khách quan, được tiến hành một cách toàn diện và đầy đủ nhằm phát hiện nhanh chóng, chính xác hành vi phạm tội, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vơ tội, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người phạm tội, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.
– Năng lực khả năng của người áp dụng pháp luật hình sự: là một trong những nhân tố quyết định đối với tồn bộ quy trình áp dụng pháp luật hình sự và hiệu quả đem lại trên thực tế. Năng lực khả năng của người áp dụng pháp luật hình sự bao gồm sự hiểu biết pháp luật, phẩm chất, đạo đức, tinh thần trách nhiệm, niềm tin đối với pháp luật và bản lĩnh nghề nghiệp để có thể đưa ra quyết định đúng đắn, chính xác khi giải quyết vụ án hình sự. Và kết quả của việc áp dụng pháp luật hình sự để giải quyết các vụ án hình sự xảy ra trong thực tế có đúng đắn, chính xác, thấu tình đạt lý hay khơng chủ yếu phụ thuộc vào sự hiểu biết pháp luật và thái độ tôn trọng, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật hình sự.
Sự hạn chế về trình độ, năng lực chun mơn của đội ngũ cán bộ áp dụng pháp luật hình sự mà điển hình Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán sẽ có thể dẫn đến khơng làm rõ được bản chất thực tế của sự việc, không hiểu được nội dung mà pháp luật đã quy định và điều đó dẫn đến việc áp dụng pháp luật hình sự khơng đúng, gây oan cho người phạm tội.
– Dư luận xã hội: là sự thể hiện lợi ích chung thơng qua tiếng nói chung của nhân dân, là điều kiện cần thiết để các tầng lớp nhân dân phát huy quyền làm chủ, mở rộng nền dân chủ xã hội, tích cực tham gia vào hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật.
Dư luận xã hội là nguồn thơng tin phản hồi có ý nghĩa rất quan trọng và thiết thực đối với quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự, đồng thời thơng qua đó phát hiện ra những thiếu hụt, khe hở trong các văn bản quy phạm pháp luật hình sự nhằm giúp nhà nước kịp thời sửa đổi, bổ sung, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện pháp luật hình sự để có được các văn bản pháp luật hình sự sát với thực tế, có tính khả thi cao. Mọi chủ trương, chính sách pháp luật hình sự khó có thể trở thành hiện thực nếu không hợp lịng dân và khơng được nhân dân ủng hộ, mọi bất cập, lệch lạc trong quá trình triển khai thực hiện pháp luật hình sự sẽ đều được bộc lộ thông qua dư luận xã hội.
Tiểu kết chương 1
Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp luật cùng với tình hình thực tiễn tội cướp giật tài sản, tại Chương 1 của Luận văn này, học viên diễn giải khái quát khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của hoạt động áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản, cũng như làm rõ khái niệm về tội cướp giật tài sản, đi sâu phân tích các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm này theo quy định pháp luật hình sự Việt Nam, bên cạnh đó xác định đúng chủ thể của áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản.
Đồng thời, học viên phân tích các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, cụ thể là các điều luật của Bộ luật Hình sự hiện hành (BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017) về tội cướp giật tài sản để làm sáng tỏ các mức hình phạt phải chịu trách nhiệm hình sự khi có hành vi vi phạm tội danh này. Từ đó giúp ích cho q trình xác định đúng tội danh và quyết định hình phạt chính xác trong giai đoạn tố tụng hình sự.
Từ những nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận về áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản tại Chương 1 sẽ làm tiền đề cho việc nghiên cứu, đánh giá, phân tích làm rõ những vấn đề trong quá trình định tội danh và quyết định hình phạt theo quy định pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản được trình bày ở Chương 2 của Luận văn này.
Chương 2