c. Quan hệ giữa hai cách phân loạ
5.6. TIÊU CHUẨN VÀ TỐ CHẤT CỦA GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
Phụ thuộc vào từng DN khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của từng ngành mà tiêu chuẩn cụ thể của giám đốc DN có thể khác nhau. Tuy nhiên, cần phải khẳng định những tiêu chuẩn cơ bản mang tính chất thống nhất làm cơ sở cho việc tuyển chọn, bổ nhiệm và phấn đấu của giám đốc trong thời gian tới.
Giám đốc DN có 5 tiêu chuẩn cơ bản sau:
1. Trình độ văn hố chun mơn. GĐDN đạt tiêu chuẩn này phải có những kiến thức sau đây:
a. Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ: thể hiện ở chỗ phải hiểu sâu sắc những kiến thức lý luận, thực tiễn về lĩnh vực chun mơn của mình. Phải hiểu sâu rộng những kiến thức kinh tế, kỹ thuật, chính trị, xã hội, tâm sinh lý người lao động. Điều này phù hợp với công việc được giao của giám đốc là quản lý tồn diện mọi mặt hoạt động của DN. Khơng thể nói có chun mơn nghiệp vụ mà khơng gắn liền với bằng cấp. Tiêu chuẩn này yêu cầu các giám đốc phải tốt nghiệp ở một trường chuyên đào tạo giám đốc.
ở Việt nam, hiện nay chưa có trường riêng đào tạo giám đốc như nhiều nước trên thế giới. Vậy tiêu chuẩn này cần gắn với việc giám đốc phải tốt nghiệp một trường đại học nào đó, tốt nhất là đại học kinh tế. Trường hợp đặc biệt, giám đốc cũng phải có trình độc nhất định về quản lý kinh tế.
Ngay từ năm 1986, ở Trung quốc đã quyết định : giám đốc xí nghiệ lớn phải có bằng đại học, cịn doanh nghiệp nhỏ và trung bình phải có bằng cao đẳng. Vì vậy nay phần lớn giám đốc ở Trung quốc đều có bằng đại học.
b. Trình độ kiến thức của giám đốc cịn địi hỏi giám đốc phải có bằng cấp về ngoại ngữ. Các ngoại ngữ phổ thông được Nhà nước quy định là : Nga, Anh, Pháp, Đức, Trung. Hiện nay, nước ta đang sử dụng rộng rãi tiếng Anh. Vì vậy, giám đốc cần phải có bằng cấp về tiếng Anh, tối thiểu cũng phải có chứng chỉ C về tiếng Anh hoặc ngoại ngữ nào đó. Bằng cấp về ngoại ngữ sẽ giúp giám đốc đọc được tài liệu tham khảo nước ngoài, nhất là trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay phải giao dịch trực tiếp với người nước ngồi.
c. Trình độ giao tiếp xã hội: Những giao tiếp thơng thường trong nước va nước ngồi gồm sự hiểu biết về tâm lý xã hội của những người lao động ở DN mình phụ trách. Yếu tố tâm lý quản lý ngày nay có vai trị rất quan trọng trong quản trị kinh doanh.
2. Trình độ và năng lực lãnh đạo và tổ chức quản lý. Yêu cầu của tiêu chuẩn này:
a. Biết tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với cơ chế quản lý mới. Biết sử dụng, phát hiện cán bộ có trình độ, có năng lực quản lý. Biết cất nhắc đề bạt cán bộ dưới quyền. Biết sa thải, kỷ luật những người lao động khơng hồn thành nhiệm vụ. Biết khen thưởng, động viên những người lao động làm việc có hiệu quả, năng suất cao.
b. Biết phát hiện những khâu trọng tâm lãnh đạo trong từng thời kỳ trên cơ sở nắm toàn diện các khâu quản lý doanh nghiệp.
c. Biết giải quyết cơng việc có hiệu quả, nhanh, nhạy bén 3. Phẩm chất chính trị.
Tiêu chuẩn này được thể hiện ở 2 điểm mấu chốt:
- Phải nắm và vận dụng được những quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ.
- Tuân thủ luật pháp Nhà nước quy định.
4. Tư cách đạo đức. Giám đốc bất kỳ ở nước nào, bất kỳ ở đâu, bất kỳ thuộc thành phần kinh tế nào cũng phải đạt đươc tiêu chuẩn này, thể hiện ở:
- Giám đốc doanh nghiệp phải là tấm gương cho mọi người trong doanh nghiệp noi theo về quan điểm đúng ; hăng say, nhiệt tình, tận tuỵ với cơng việc kinh doanh...
- Có đạo đức kinh doanh, giữ được chữ tín với khách hàng, hồn thành mọi nhiệm vụ đóng góp đối với Nhà nước và cộng đồng xã hội.
Tất nhiên, khó có thể ấn định một lứa tuổi cụ thể, loại sức khoẻ A, B, C cụ thể làm tiêu chuẩn để xét chọn giám đốc. Tuy nhiên, không thể phát triển được DN với một giám đốc già nua, ốm yếu.
Trên thế giới người ta đã tổng kết là: tuổi bắt đầu làm giám đốc tốt nhất là từ 25 –35. ở đây chúng tơi chỉ xin nêu tiêu chuẩn có tính chất định tính là: có đủ sức khoẻ để hồn thành nhiệm vụ được giao và tuổi đời khi bổ nhiệm nên ưu tiên tuổi trẻ có trình độ học vấn và năng lực cao.
Giám đốc doanh nghiệp thường phải có thêm một số tố chất sau:
1. Khát vọng làm giàu chính đáng: Tất cả những ai muốn trở thành giám đốc, không bao giờ được phép tự chơn mình trong nỗi nghèo túng, thiếu thốn, khơng bao giờ được chấp nhận và thỏa mãn với những gì đã có, mà phải ln vươn lên bằng tài năng, trí tuệ, cơng sức của mình để giàu sang hơn. Và cái mong muốn đó phải được coi như là một mệnh lệnh và phải theo đuổi đến cùng.
2. Kiến thức: Kiến thức của giám đốc, trước hết phải là những kiến thức tổng quát để từ đó có thể xác định được đầu tư vào đâu, lĩnh vực nào, khi nào là lợi nhuận, … Ngoài kiến thức tổng qt, giám đốc cịn phải có kiến thức chun mơn. Khơng chỉ có vậy, nói đến kiến thức của giám đốc cịn nói đến khía cạnh biết sử dụng những người giỏi hơn mình ở 1 lĩnh vực nào đó.
3. Có năng lực quản lý và kinh nghiệm tích lũy, tạo dựng một ê kíp giúp việc. 4. Ĩc sáng tạo
5. Quan sát tồn diện 6. Tự tin
7. Ý chí, nghị lực, tính kiên nhẫn và lòng quyết tâm 8. Phong cách