c. Quan hệ giữa hai cách phân loạ
5.7.2. ĐÀO TẠO GIÁM ĐỐC
ở Việt nam trong nhiều năm qua và cả hiện nay chưa có bất kỳ một trường lớp nào đào tạo giám đốc doanh nghiệp một cách có hệ thống. Có chăng chỉ là các lớp, các khoá học được tổ chức ra nhằm mục đính bồi dưỡng giám đốc doanh nghiệp. Những lớp và khoá học này chỉ được tổ chức trong một thời gian ngắn: 3 – 6 tháng, đặc biệt có khố kéo dài 1 –2 năm. Tuy nhiên đối tượng tuyển chọn thuộc nhiều dạng khác nhau, tài liệu học tập chưa được biên soạn phù hợp, chưa chuẩn hoá.
Những người theo những lớp, khoá học như trên thường về các vẫn giữ nguyên vị trí như khi bắt đầu đi đào tạo, bồi dưỡng.
Nguồn giám đốc cung cấp cho các doanh nghiệp, chủ yếu là từ những trường đại học khác nhau và từ thực tiễn rèn luyện trong cuộc sống, có kinh nghiệm trong sản xuất và chiến đấu. Trong tương lai Việt Nam cũng sẽ tổ chức trường, lớp đào tạo giám đốc có bài bản nhằm đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn hoá đội ngũ giám đốc doanh nghiệp hiện nay.
Chương 6. Cơng tác kiểm sốt trong doanh nghiệp 6.1. Khái niệm và mục đích kiểm sốt
Kiểm tra là quá trình so sánh giữa mục tiêu và chỉ tiêu kế hoạch với kết quả thực tế đã đạt được trong từng khoảng thời gian bảo đảm cho họat động thực tế phù hợp với kế hoạch đã đề ra.
Kiểm soát là việc dựa vào các định mức, các chuẩn mực, các kế hoạch đã định để đánh giá hiệu quả công tác quản trị của cấp dưới và đề ra các biện pháp quản trị thích hợp nhằm đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp.
Đó là q trình kiểm tra theo dõi quá trình hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc thiết lập hệ thống thông tin quản trị, các tiêu chuẩn đo lường, đánh giá và thu thập các thông tin nhằm xử lý điều chỉnh các hoạt động của tổ chức sao cho quá trình thực hiện phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Để có thể thực hiện các điều chỉnh cần thiết, nhà quản trị cần theo dõi các hoạt động đang diễn ra, so sánh kết quả với tiêu chuẩn.
Mục đích cơ bản của kiểm sốt:
Từ quan điểm nói trên về kiểm sốt có thể rút ra mục đích cơ bản của kiểm sốt là: - Xác định rõ những mục tiêu, kết quả đã đạt được theo kế hoạch đã định.
- Xác định và dự đoán những biến động trong lĩnh vực cung ứng đầu vào, các yếu tố chi phí sản xuất cũng như thị trường đầu ra.
- Xác định chính xác, kịp thời những sai sót xảy ra và trách nhiệm của các bộ phận có liên quan trong q trình thực hiện chính sách, mệnh lệnh, chỉ thị.
- Tạo điều kiện thực hiện một cách thuận lợi các chức năng: uỷ quyền, chỉ huy và thực hiện chế độ trách nhiệm cá nhân.
- Hình thành hệ thống thống kê, báo cáo với những biểu mẫu có nội dung chính xác, thích hợp.
- Đúc rút, phổ biến kinh nghiệm, cải tiến công tác quản trị nhằm đạt mục tiêu đã định, trên cơ sở nâng cao hiệu suất công tác của từng bộ phận, từng cấp, từng cá nhân trong bộ máy quản trị kinh doanh.