Thực trạng thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngườ

Một phần của tài liệu THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH (Trang 56 - 62)

đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

Tội phạm trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai nói chung và tội phạm về cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng ln diễn biến phức tạp từ thủ đoạn đến tính chất, mức độ hành vi phạm tội và hậu quả xấu đến tình hình an ninh trật tự và chính trị tại địa phương, là vấn đề được nhân dân, chính quyền địa phương nói chung và các cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng hết sức quan tâm. Đa số các tội phạm về cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác được thực hiện với phương thức, thủ đoạn đơn lẻ, mang tính bộc phát nhất thời, hung khí là những vật dụng, công cụ, phương tiện phục vụ sinh hoạt hàng ngày của con người. Tuy nhiên, cũng đã xảy ra nhiều vụ án có tổ chức, mang tính chất cơn đồ, manh động liên quan đến hoạt động băng nhóm, bảo kê thanh tốn lẫn nhau để tranh giành lợi ích, địa bàn hoạt động, các đối tượng sử dụng nhiều hung khí có tính chất sát thương cao, gây nguy hiểm đến tính mạng con người gây hoang mang quần chúng nhân dân, phần lớn người phạm tội là thanh niên

tuổi đời còn trẻ. Nguyên nhân chủ yếu của tội phạm là do huyện Trảng Bom địa bàn tập trung các khu công nghiệp lớn, nhiều công ty, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ nên thu hút đông đảo lực lượng lao động mà đa số là dân nhập cư, cư trú khơng cố định cùng với trình độ văn hóa thấp, nhận thức pháp luật chưa cao nên dẫn đến phạm tội; Bên cạnh đó là một bộ phận thanh thiếu niên có lối sống hưởng thụ, lười lao động, thích tụ tập tham gia vào các tệ nạn xã hội, ảnh hưởng của phim ảnh, game online thích thể hiện, thiếu kiềm chế bản thân nên đã thực hiện tội phạm.

Qua công tác Thực hành quyền công tố đối với tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong giai đoạn 2015-2019, Viện kiểm sát nhân dân huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã Thực hành quyền công tố đối với trên 301 tin báo, trong số này đã khởi tố 144 vụ án - 199 bị can về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, Tất cả các bị can bị truy tố đều đã được Tòa án xét xử tuyên phạm tội, khơng có trường hợp nào phải thay đổi tội danh hoặc không phạm tội.

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, Viện kiểm sát huyện Trảng Bom ra quyết định đình chỉ 01 vụ/1 bị cáo lý do đình chỉ: bị hại rút đơn yêu cầu và hành vi phạm tội của người phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng. Trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát chỉ trả hồ sơ điều tra bổ sung lần 1, 03 vụ (cụ thể: 01 vụ “Nguyễn Hồng Minh Mẫn” có mâu thuẫn trong lời khai giữa bị hại, bị can và những người làm chứng khác nhưng Cơ quan điều tra không tiến hành đối chất; 01 vụ “Lê Văn Hưng” Cơ quan điều tra cũng chưa làm rõ được vật chứng thu giữ có phải là hung khí bị can đã sử dụng để gây thương tích cho bị hại hay khơng; 01 vụ “Trần Thị Thắm” có tỷ lệ thương tật theo Bản kết luận điều tra của Cơ quan điều tra là chưa tương

xứng với những vết thương có trên người nạn nhân).

Sau đó, Cơ quan điều tra tiến hành trưng cầu giám định lại, tiến hành bổ sung các chứng cứ theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Viện kiểm sát đã ban hành Cáo trạng truy tố 143 vụ /198 bị cáo và được Tòa án chấp nhận xử bị cáo có tội.

Thực hiện công tác Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Kiểm sát viên được phân công đề ra yêu cầu xác minh đối với 100% tin báo thụ lý giải quyết bám sát nội dung nguồn tin, yêu cầu xác minh mang tính định hướng, củng cố căn cứ giải quyết tin báo đều được Điều tra viên thống nhất và thực hiện nghiêm túc đảm bảo công tác giải quyết tin báo hiệu quả, chất lượng có căn cứ và đúng quy định pháp luật, tạo tiền đề cho công tác Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án..

Ngoài những kết quả đã được, hoạt động Thực hành quyền công tố đối việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác cịn có những tồn tại, hạn chế sau đây:

Đối với thực hành quyền công tố trong hoạt động khởi tố vụ án, khởi tội bị can.

- Đa số các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thường xảy ra vào ban đêm, khơng có nhân chứng; có những vụ án có nhiều đối tượng tham gia có tính chất đồng phạm, dẫn đến việc phân loại vai trị, vị trí, mức độ tham gia của các đối tượng thường khó khăn, phức tạp; có nhiều vụ án phải chờ kết quả giám định thương tích mới tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can nên việc thu thập chứng cứ gây nhiều khó khăn cho Kiểm sát viên.

- Một số cán bộ kiểm sát viên chưa nhận thức đúng quy định về dấu hiệu tội phạm, căn cứ khởi tố vụ án hình sự, những căn cứ như thế nào để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội cố ý gây thương tích thì cơ

quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can, nên có những trường hợp Kiểm sát viên cho rằng, chỉ khi nào có đủ yếu tố cấu thành tội phạm mới được khởi tố vụ án, chỉ khi nào thu thập đầy đủ các chứng cứ xác định người thực hiện tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mới được khởi tố bị can, từ đó dẫn đến các trường hợp khơng thống nhất với việc khởi tố vụ án cố ý gây thương tích, ra quyết định hủy quyết định khởi tố bị can dẫn đến bỏ lọt tội phạm.

- Thời hạn xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can theo quy định của pháp luật là 03 ngày, do thời hạn ngắn khơng đảm bảo để Viện kiểm sát có đủ thời gian nghiên cứu xét phê chuẩn hoặc không phê chuẩn khởi tố bị can trong các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có tính chất phức tạp, có nhiều đối tượng tham gia, nhiều vụ án tài liệu, chứng cứ mới được thu thập chưa đủ căn cứ để phê chuẩn khởi tố bị can, nhưng cũng chưa đủ căn cứ để từ chối phê chuẩn khởi tố bị can dẫn đến hai khả năng một là làm oan người vô tội, hai là bỏ lọt tội phạm.

- Viện kiểm sát chưa chủ động kiểm sát toàn diện hồ sơ khởi tố vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nên có một số trường hợp chưa rõ thủ phạm, Cơ quan điều tra chỉ ra quyết định khởi tố vụ án, đến khi hết thời hạn điều tra thì nộp hồ sơ lưu trữ mà không tiến hành hoạt động điều tra truy xét làm rõ vụ án. Một số Kiểm sát viên chưa nắm chắc các dấu hiệu đặc trưng của tội cố ý gây thương tích hoặc chưa phân biệt được sự khác nhau giữa hành vi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với các hành vi phạm tội khác có sự tương đồng, như: Cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng; cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người… nên còn lúng túng trong thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra đối với hoạt động khởi tố vụ án, khởi

tố bị can đối với tội phạm này.

Đối với thực hành quyền công tố trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn

Tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có sử dụng bạo lực, đối tượng thực hiện hành vi liều lĩnh, manh động, nên trong giai đoạn điều tra loại tội phạm này, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn ngăn ngừa đối tượng phạm tội bỏ trốn hay tiêu hủy vật chứng, chứng cứ phạm tội. Do đó, việc áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc bắt người phạm tội quả tang là thường xuyên, phổ biến.

Trong những năm qua (2015 – 2019), Viện kiểm sát nhân huyện Trảng Bom từng bước nâng cao trách nhiệm của Kiểm sát viên trong hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng, thay thế hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn như: bắt, tạm giữ, tạm giam; bảo đảm việc bắt, tạm giữ đúng đối tượng, đúng tội, đúng pháp luật.

Thực tiễn thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong 5 năm qua với 144 vụ án, 199 bị can bị khởi tố điều tra, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn: Bắt, giữ nhận thấy, Viện kiểm sát nhân dân huyện Trảng Bom đã kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong 142 trường hợp bắt. Trong đó: Bắt quả tang 19 đối tượng, chiếm tỷ lệ 13,38%; bắt khẩn cấp 46 đối tượng, chiếm tỷ lệ 32,29%; bắt tạm giam 63 đối tượng, chiếm tỷ lệ 44,37%, bắt truy nã 14 đối tượng, chiếm tỷ lệ 9,86%. Qua các số liệu phân tích trên nhận thấy, trong q trình điều tra các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, việc bắt quả tang các đối tượng phạm tội không nhiều, mà chủ yếu là bắt người trong trường hợp khẩn cấp và bắt tạm giam sau khi đối tượng phạm tội. Thực tế cho thấy yêu cầu của quá trình điều tra cần phải giảm thiểu tới mức thấp nhất những tình huống có thể xảy ra như bị can bỏ trốn

hoặc tiêu hủy chứng cứ hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm hoặc gây khó khăn cho việc điều tra, thu thập chứng cứ nên biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam là những biện pháp ngăn chặn thường được áp dụng trong các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Tuy nhiên việc áp dụng, hủy bỏ, thay thế các biện pháp ngăn chặn vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc sau:

- Cơ quan điều tra Công an huyện Trảng Bom bắt, tạm giữ chưa đúng quy định hoặc lạm dụng trường hợp bắt khẩn cấp trong một số vụ án cố ý gây thương tích có nhiều đối tượng tham gia. Kiểm sát viên không tham gia kiểm sát ngay từ đầu trong việc bắt giữ, không kịp thời phát hiện các trường hợp bắt khẩn cấp không đúng quy định của pháp luật, kéo theo hệ lụy có thể nên dẫn đến oan, sai.

- Một số Kiểm sát viên chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc kiểm sát hoạt động áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với đối tượng thực hiện hành vi có dấu hiệu phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là không chỉ bảo đảm sự tuân thủ pháp luật của cơ quan điều tra mà còn phải kịp thời điều tra, chống oan sai, bỏ lọt tội phạm. Thực tế có trường hợp, các tài liệu trong hồ sơ tuy đã đủ căn cứ để xác định hành vi phạm tội của bị can, nhưng có thiếu sót về thủ tục, hình thức văn bản như: Lệnh bắt, lệnh tạm giam không ghi số, nội dung hành vi phạm tội,... nhưng do quá “máy móc”, Kiểm sát viên đã đề nghị khơng phê chuẩn, làm ảnh hưởng đến tiến độ thời gian bắt, giữ đối tượng, thậm chí đã vơ tình tạo ra khoảng thời gian trống cho đối tượng bỏ trốn, tiêu hủy chứng cứ, gây khó khăn cho việc xử lý vụ án sau này.

Trong công tác Thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, Viện kiểm sát nhân dân huyện Trảng Bom luôn quan tâm đẩy mạnh chủ trương

“Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với

hoạt động điều tra”. Kinh nghiệm của mỗi Kiểm sát viên sẽ được chia sẻ và

phổ biến kinh nghiệm chung cho tất cả Kiểm sát viên trong cơ quan nhằm nâng cao kỹ năng Thực hành quyền công tố cho từng cán bộ, Kiểm sát viên.

Khi phát hiện các vi phạm trong hoạt động tư pháp của Cơ quan điều tra, tùy mức độ mà Viện kiểm sát nhân dân huyện Trảng Bom đã kịp thời ban hành các yêu cầu, kiến nghị Cơ quan điều tra chấn chỉnh, khắc phục vi phạm và được Cơ quan điều tra chấp nhận, nghiêm túc tiếp thu, khắc phục đối với 100% yêu cầu, kiến nghị của Viện kiểm sát.

Một phần của tài liệu THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH (Trang 56 - 62)