Giải pháp nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Một phần của tài liệu THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH (Trang 75 - 77)

cho cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Một là, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của Kiểm sát viên

trong công tác Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự nói chung và vụ án “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” nói riêng.

Tăng cường và nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của các hoạt động Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là rất cần thiết, để từ đó các cán bộ, Kiểm sát viên được phân cơng thụ lý vụ án ý thức rõ ràng hơn về tránh nhiệm của mình, đặc biệt là

nhận thức rõ mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra trong hoạt động tố tụng hình sự, trong đó có quan hệ phối hợp trong việc giải quyết các vụ án “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”.

Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 04/CT-VKSNDTC ngày 10/07/2015 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tăng cường các biện pháp chống oan sai trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Các Kiểm sát viên phải bảo đảm tất cả các hoạt động điều tra đều được kiểm sát chặt chẽ, phải bám sát vụ án, nắm chắc án, thuộc án, chủ động ra yêu cầu điều tra và hướng Điều tra viên thực hiện đúng yêu cầu. Để thực hiện được việc này, Kiểm sát viên phải không ngừng học hỏi kinh nghiệm, trau dồi bản lĩnh nghề nghiệp, nghiên cứu và cập nhận thường xuyên các văn bản hướng dẫn, trích cứu hồ sơ, ln chủ động trong mọi tình huống xảy ra, cần hết sức thận trọng trước khi đề xuất quyết định. Kiểm sát viên phải xây dựng bản yêu cầu điều tra thật chi tiết nhằm củng cố chứng cứ, làm rõ hành vi phạm tội của bị can và đồng phạm, xác định tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, xử lý vật chứng,… Trường hợp phát sinh tình tiết mới, Kiểm sát viên phối hợp với Điều tra viên bàn bạc, phối hợp đề ra hướng giải quyết phù hợp.

Hai là, nâng cao trình độ năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức

của Kiểm sát viên trong công tác Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” phải gắn liền với giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ Kiểm sát viên được phân công nhiệm vụ này. Để đạt được mục tiêu này, cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, các Kiểm sát viên phải tự nâng cao ý thức tự học, tự rèn

vận dụng, sử dụng có hiệu quả trong q trình Thực hành quyền cơng tố trong giai đoạn điều tra, đảm bảo phải “giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”.

Thứ hai, Kiểm sát viên phải nâng cao ý thức chính trị và phẩm chất đạo

đức, lối sống, trình độ, năng lực, ngành kiểm sát phải nâng cao hoạt động tuyên truyền, giáo dục rèn luyện thông qua công tác Đảng và quản lý cán bộ, đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Thứ ba, tăng cường công tác tập huấn chuyên sâu nghiệp vụ cho đội

ngũ Kiểm sát viên và rút kinh nghiệm q trình Thực hành quyền cơng tố đối với từng tội danh là nhu cầu cần thiết, trong đó có tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”. Do đó, ngồi việc tập huấn cho Kiểm sát viên các kỹ năng cơ bản như: kiểm sát khám nghiệm hiện trường, kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, tổng hợp chứng cứ,... thì hàng năm, cần có chương trình tập huấn chuyên sâu về kỹ năng Thực hành quyền cơng tố đối với tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” kết hợp với kỹ năng Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra đối với các tội “Cố ý gây thương tích với các tội xâm phạm đến sức khỏe khác”, từ đó Kiểm sát viên nâng cao năng lực, kỹ năng đánh giá, phân tích và định tội danh, xác định rõ các tình tiết tội và định khung hình phạt.

Một phần của tài liệu THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH (Trang 75 - 77)