Giải pháp tăng cường công tác hướng dẫn luật:

Một phần của tài liệu THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH (Trang 79 - 85)

Qua nghiên cứu các vụ án cố ý gây thương tích trong thời gian qua nhận thấy các cơ quan tiến hành tố tụng thường nhầm lẫn việc định tội danh giữa Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với Tội giết người, cùng một hành vi, tính chất, hậu quả tương tự nhau, có nơi định Tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả làm chết người, có nơi định tội giết người. Ngồi ra, việc nhận định tình tiết “phạm tội có tính chất cơn đồ” chưa có sự khác nhau chưa thống nhất trong trong từ vụ án cụ thể. Trong khi các văn bản hướng dẫn của ngành Tòa án, Viện kiểm sát chưa xác định rõ các đặc trưng cơ bản để phân biệt ranh giới giữa các tội danh trên.

Từ thực tiễn công tác, theo tác giả luận văn khi nghiên cứu hướng dẫn xử lý đối với tội phạm xâm phạm sức khỏe người khác cần hướng dẫn theo hướng kết hợp đánh giá giữa ý thức chủ quan, hành vi khách quan và hậu quả pháp lý, cụ thể: Hành vi sử dụng hung khí nguy hiểm tấn cơng vào vùng trọng yếu trên cơ thể dẫn đến hậu quả chết người thì mọi trường hợp phải định tội danh giết người và chỉ định tội danh Cố ý gây thương tích khi tấn cơng vào các tay, chân nhưng do mất máu cấp, không cấp cứu kịp thời dẫn đến tử vong. Hành vi sử dụng hung khí có tính nguy hiểm cao, tấn công với cường độ không mạnh vào các vùng trọng yếu trên cơ thể con người với lỗi cố ý gián tiếp thì hậu quả đến đâu xử lý đến đó: Nếu hậu quả chết người thì định Tội giết người, nếu hậu quả chết người khơng xảy thì xử lý về Tội cố ý gây thương tích. Hành vi sử dụng hung khí nguy hiểm, tấn cơng vào các vùng trọng yếu trên cơ thể con người với cường độ mạnh nếu nạn nhân khơng chết thì cũng phải xử lý Tội giết người.

Cần ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng rõ ràng, cụ thể thống nhất cách hiểu, cách áp dụng. Trong đó phải nêu rõ và phân biệt “bản chất cơn đồ” và “tính chất cơn đồ”. Việc áp dụng “tính chất cơn đồ” khơng được tuyệt đối hố căn cứ vào nhân thân, tính cách của người phạm tội mà phải xem xét, đánh giá tồn diện từ ngun nhân, động cơ, mục đích, hung khí, thủ đoạn, mối quan hệ với bị hại, lỗi của bị hại và trong điều kiện khách quan cụ thể.

Hướng dẫn áp dụng tình tiết “sử dụng axit nguy hiểm hoặc hóa chất

nguy hiểm”.

Quy định rõ thế nào là axit nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm và kèm theo danh mục axit nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm và việc áp dụng tình tiết này cần làm rõ axit nguy hiểm là axit gì, hóa chất nguy hiểm là hóa chất nào, khơng cần thiết phải quy định hàm lượng, khối lượng axit, hóa chất được sử dụng để gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho nạn nhân như quan điểm của một số chuyên gia pháp lý. Bởi lẽ, hàm lượng, hay khối lượng sử dụng đã được thể hiện tại Kết luận thương tích, tổn hại sức khỏe của nạn nhân và thực tế muốn giám định được hàm lượng, khối lượng phải thu giữ được mẫu vật, việc thu giữ mẫu vật để phục vụ giám định hàm lượng, khối lượng là rất khó khăn vì sau khi sử dụng, axít, hóa chất có sự phản ứng hóa học với các chất tiếp xúc nên khơng cịn ngun hàm lượng, khối lượng.

Hướng dẫn áp dụng tình tiết phạm tội đối với “người già yếu”

Quy định rõ “người già yếu” là người từ đủ 70 tuổi trở lên vì phù hợp với thực tế sinh học, bởi lẽ khoa học đã chứng minh khi con người 70 tuổi sẽ suy giảm, hạn chế 01 số chức năng sinh học dẫn đến khả năng phịng vệ, phục hồi sức khỏe khơng được ổn định. Mặt khác, điều đó cịn phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa và đạo đức xã hội của Việt Nam cần pháp điển hóa cho phù hợp.

thương tích để tránh bỏ lọt tội phạm, quy định rõ trình tự, thủ tục dẫn giải, trách nhiệm của người bị dẫn giải và chế tài đối với người bị dẫn giải nếu vi phạm. Vấn đề này liên quan đến quyền con người được Hiến pháp ghi nhận nên nhiều ban ngành cần phối hợp, nghiên cứu để hướng dẫn áp dụng.

Hướng dẫn sử dụng Kết luận giám định khi có nhiều Kết luận và (hoặc) các Kết luận giám định có kết quả khác nhau về tỷ lệ thương tật. Khi nhiều kết luận giám định có kết quả tỷ lệ thương tật giống nhau (bằng nhau) thì áp dụng tất cả các kết luận bởi kết quả không khác nhau dẫn đến trách nhiệm hình sự của người phạm tội và quyền lợi dân sự của nạn nhân không thay đổi. Đối với trường hợp các Kết luận giám định có kết quả tỷ lệ thương tật khác nhau thì áp dụng ngun tắc có cho bị can, bị cáo nên áp dụng bản kết luận nào có kết quả có lợi cho bị can, bị cáo. Bởi vì, cơ quan giám định căn cứ vào văn bản quy định về giám định pháp y, các nội dung quy định trong văn bản mang tính “định khung”, việc quyết định kết quả trong “khung” tùy thuộc hiện trạng thương tích nạn nhân và đánh giá, nhận xét của Giám định viên. Giám định viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với kết luận giám định của mình, do đó áp dụng kết luận có lợi đối với bị can, bị cáo là phù hợp.

Kết luận Chương 3

Qua công tác Thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Ngành Kiểm sát đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm tăng cường công tác cơng tố, góp phần đấu tranh phịng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an tồn xã hội.

Từ thực tiễn hoạt động Thực hành quyền công tố, tác giả nhận thấy, để bảo đảm công tác Thực hành quyền công tố đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp mà Đảng, Nhà nước đã đặt ra. Ngành kiểm sát nói chung và Viện kiểm sát nhân dân huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai nói riêng phải tiến hành đồng bộ

các giải pháp từ phương hướng chung như: Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, đảm bảo tính độc lập của ngành kiểm sát, tăng cường trách nhiệm của người có thẩm quyền..; đến những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng Thực hành quyền công tố như: Tăng cường năng lực Thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân, xuất phát từ việc nâng cao nhận thức, nâng cao nghiệp vụ, trình độ chun mơn của Kiểm sát viên, tăng cường công tác hướng dẫn áp dụng Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự có liên quan đến Thực hành quyền công tố.

KẾT LUẬN

Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân là Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp được ghi nhận trong hiến định. Qua Công tác thực hiện chức năng của mình, ngành Kiểm sát đã và đang góp phần quan trọng trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, một trong những yêu cầu cấp bách là phải cải cách tư pháp để các cơ quan tư pháp trở thành chỗ dựa vững chắc, là công cụ sắc bén trong bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người. Tiến trình cải cách tư pháp, đã có nhiều quan điểm khác nhau về vị trí, chức năng, mơ hình tổ chức của ngành Kiểm sát, tuy nhiên Đảng, Nhà nước vẫn tiếp tục khẳng định vai trị khơng thể thay thế của Viện kiểm sát trong việc Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động pháp. Hoạt động Thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự nói chung và vụ án Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tích, góp phần tích cực trong cơng tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh chính trị tại địa phương. Bên cạnh những thành tích đã đạt được, hoạt động Thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của Viện kiểm sát nhân dân huyện Trảng Bom vẫn cịn bộc lộ những thiếu sót, hạn chế. Tác giả luận văn đã sử dụng và kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, kế thừa và tiếp thu những thành tựu của những người đi trước, so sánh và đối chiếu những tài liệu, sách chuyên khảo để phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động Thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của Viện kiểm sát nhân dân huyện Trảng Bom. Từ đó, đưa ra những giải pháp khắc phục và nâng cao chất lượng của hoạt động này. Luận văn tập

trung đi sâu vào nghiên cứu, phân tích làm rõ những vấn đề cụ thể sau:

- Phân tích và đưa ra khái niệm về quyền công tố, Thực hành quyền công tố giúp phân biệt hai khái niệm này trong khoa học và thực tiễn. Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về Thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

- Đánh giá thực trạng Thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của Viện kiểm sát nhân dân huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Phân tích những nguyên nhân khách quan, chủ quan của những thành quả đạt được và những tồn tại, hạn chế, thiếu sót.

- Chỉ ra một số bất cập giữa lý luận và thực tiễn, đưa ra giải pháp bảo đảm hoạt động Thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của Viện kiểm sát nhân dân huyện Trảng Bom ngày càng hoàn thiện hơn, đạt kết quả cao hơn nữa. Đồng thời, đề xuất, kiến nghị đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền kịp thời hướng dẫn, chỉnh sửa những quy định pháp luật chưa rõ ràng, cụ thể, chưa sát với thực tiễn.

Đạt được kết quả nghiên cứu nêu trên là quá trình nỗ lực phấn đấu của bản thân tác giả; sự giúp đỡ nhiệt tình của TS Trần Bình Hưng; các thầy, cơ giáo của Học viện Khoa học xã hội, các đồng nghiệp trong ngành kiểm sát đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong q trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn này. Tuy nhiên, do điều kiện và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn hạn chế, luận văn khơng tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý kiến của các nhà khoa học, q thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)