Những hạn chế, sai sót thực hành quyền cơng tố trong giai đoạn điều tra đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

Một phần của tài liệu THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH (Trang 62 - 66)

điều tra đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai và nguyên nhân

2.3.1.Những hạn chế, sai sót.

Ngồi kết quả đạt được của hoạt động Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Cịn tồn tại khơng ít những hạn chế, sai sót như:

Hạn chế của người tiến hành tố tụng

- Quá trình Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác, một số Kiểm sát viên còn thụ động, chưa nâng cao tinh thần trách nhiệm, chưa chủ động thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình và phối hợp với Điều tra viên trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ giải quyết vụ án.

- Một số Kiểm sát viên có trình độ lý luận cịn hạn chế nên, từ đó chưa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Trình độ chun mơn, nghiệp vụ chưa cao và thiếu kinh nghiệm công tác nên một số Kiểm sát viên chưa thể hiện được bản lĩnh, không bảo vệ được quan điểm giải quyết vụ án của mình, chưa kiên quyết cịn có thái độ nể nang đối với các vi phạm tố tụng của cơ

quan điều tra gây ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết vụ án.

- Điều tra viên chưa thực hiện các yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên một cách triệt để, đối phó dẫn đến phải yêu cầu điều tra bổ sung hoặc yêu cầu nhiều lần ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết vụ án. Điều tra viên chưa chủ động trao đổi, phối hợp Kiểm sát viên khi gặp các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong giải quyết vụ án, chủ quan duy ý trí, phiến diện trong việc đánh giá chứng cứ, định tội từ đó dẫn đến việc thu thập tài liệu, chứng cứ chưa đầy đủ. Điều tra viên còn tư tưởng chú trọng các chứng cứ định tội, coi nhẹ các chứng cứ gỡ tội, định khung hình phạt, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Hạn chế về quy định của pháp luật

Quy định pháp luật chính là những căn cứ pháp lý cho hoạt động Thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân. Tuy nhiên, quy định pháp luật hiện hành còn một số nội dung chưa cụ thể, chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện thống nhất, điển hình như sau:

- Quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác chưa rõ ràng, cụ thể, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau nên việc áp dụng chưa thống nhất. Cụ thể: Tình tiết định tội, định khung hình phạt mang tính chất “định tính” như: Có tính chất cơn đồ, sử dụng axit nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm, đối với người già yếu, đối với người chữa bệnh cho mình tuy nhiên chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể.

Hội nghị tổng kết cơng tác ngành Tịa án năm 1995, Tịa án nhân dân tối cao giải thích về “Cơn đồ” được hiểu là hành động của những tên coi thường pháp luật, luôn luôn phá rối trật tự trị an, sẵn sàng dùng vũ lực và thích dùng vũ lực để đe dọa, uy hiếp người khác vơ cớ hoặc chỉ vì một dun cớ nhỏ nhặt là đâm chém, thậm chí giết người. như vậy cơ sở đánh giá “côn đồ” là dựa trên các yếu tố về nhân thân, tâm lý, cách ứng xử con người và nguyên nhân, động cơ, mục đích thực hiện hành vi xâm hại sức khỏe, tính

mạng, danh dự người khác. Tuy nhiên, theo lí luận pháp lý thì khái niệm trên mô tả thuộc về bản chất,. Một số cơ quan tư pháp áp dụng văn bản này đã áp dụng “bản chất” dựa trên các đặc điểm nhân thân của người phạm tội như có nhiều tiền án, tiền sự về hành vi xâm hại sức khỏe, danh dự người khác thì áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất cơn đồ” nhưng khơng xem xét, đánh giá đến các yếu tố như ngun nhân, động cơ, mục đích, diễn biến, hình thức, thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội mặc dù chính các yếu tố này mới phản ánh, thể hiện hành vi phạm tội, một người có nhiều tiền án, tiền sự về hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác nhưng nguyên nhân thực hiện hành vi phạm tội là do hành vi trái pháp luật của bị hại thì cũng khơng thể áp dụng “có tính chất cơn đồ” cho lần phạm tội mới, ngược lại một người có nhân thân tốt chưa có tiền án, tiền sự nhưng lại là người gây thương tích cho bị hại khi khơng có ngun nhân, lí do, hoặc cố tình gây mâu thuẫn với bị hại như tranh giành khách hàng trong kinh doanh, “xin đểu” khơng được, cho rằng nạn nhân “nhìn đều”....rồi gây thương tích thì rõ ràng hành vi phạm tội này có tính chất cơn đồ. Tuy nhiên, mỗi cơ quan, mỗi địa phương có cách áp dụng khác nhau, không thống nhất và đôi khi còn mâu thuẫn giữa các cấp xét xử. Đây cũng là thực trạng áp dụng pháp luật của các cơ quan tư pháp do chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể. Việc đánh giá, xem xét, áp dụng còn phụ thuộc một phần vào nhận thức chủ quan của người áp dụng, mang tính tùy nghi, không thống nhất, không phù hợp tinh thần của luật.

Về quy định “Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm” tại điểm b khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015. Thế nào là axit nguy hiểm và hóa chất nguy hiểm hiện nay khoa học Pháp lý chưa đưa ra khái niệm này, danh mục các axit nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm cũng chưa có dẫn đến khó khăn trong cơng tác đấu tranh phịng chống, xử lý tội phạm sử dụng a-xít, hóa

chất gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho nạn nhân. Thế nào là a-xít nguy hiểm? A-xít với hàm lượng bao nhiêu được xem là a-xít nguy hiểm hay a-xít làm bỏng da là a-xít nguy hiểm hoặc dùng a-xít, hóa chất tấn cơng vào vùng nào được xem là nguy hiểm? Nếu lấy hàm lượng a-xít để xác định tính nguy hiểm thì khi khơng thu được a-xít để giám định hàm lượng thì xử lý như thế nào? Những câu hỏi này hiện tại chưa có đáp án bằng quy định pháp luật dẫn đến việc nhận xét, đánh giá, áp dụng pháp luật của các cơ quan tư pháp gặp nhiều khó khăn.

Về quy định “… người già yếu…” tại điểm c khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015. Theo hướng dẫn tại tiểu mục 2.4 Mục 2 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì “Người già” là người tử 70 tuổi trở lên, còn theo hướng dẫn tại điểm a, tiểu mục 4.1 Mục 4 Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán Tịa án tối cao thì “Người q già yếu” là người từ 70 tuổi trở lên hoặc người từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên đau ốm. Khái niệm “Người già yếu” đến nay vẫn chưa cụ thể. Như vậy mới có khái niệm “người già” được làm rõ, tuy nhiên khái niệm người già yếu vẫn chưa được giải thích rõ, mang tính mâu thuẫn, chưa thống nhất, chưa đủ cơ sở, căn cứ để giải thích “người già yếu” gây khó khăn cho việc áp dụng. Người từ 70 tuổi trở lên thì xem là “người già” hay “người già quá yếu”, dưới 60 tuổi thường xuyên đau ốm thì khơng có cơ sở nào để xác định. Do đó, việc áp dụng tình tiết này chưa thống nhất, phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của người áp dụng.

- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác là tội phạm cấu thành vật chất, hậu quả của hành vi phạm tội là yếu tố bắt buộc, và hậu quả này phải dựa trên cơ sở khoa học, mang tính định lượng (tỷ lệ phần trăm thương tật) đó chính là bản kết luận giám định thương tích của Cơ

quan giám định. Tuy nhiên, pháp luật chưa có quy định, văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện giám định thương tích và sử dụng Kết luận giám định pháp y về thương tích gây khó khăn cho việc áp dụng, xử lý của các cơ quan tư pháp, cụ thể:

Tại điểm b khoản 2 Điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: Với việc quy định về áp giải, dẫn giải trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã giúp các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng thuận tiện hơn trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Thực tiễn cho thấy vẫn cịn có những trường hợp người bị hại từ chối giám định do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc áp giải, dẫn giải là vấn đề phức tạp rất dễ bị phản ứng do có thể ảnh hưởng đến quyền con người. Thực tiễn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục liên quan đến việc dẫn giải nên các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng gặp khơng ít khó khăn trong việc thực hiện. Đồng thời khi dẫn giải người bị hại đi giám định tuy nhiên người bị hại lại không hợp tác, không cho giám định viên thực hiện việc giám định, bỏ trốn thì khơng có cơ sở để thực hiện việc giám định dẫn đến không thể khởi tố vụ án, điều tra xử lý người có hành vi phạm tội.

Một phần của tài liệu THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)