1.3. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ PCC
1.3.3.3. Làm sạch sữa vôi
Các tạp chất cơ học có mặt trong sữa là do các nguyên nhân sau:
- Có mặt trong đá vôi nguyên liệu và đi theo vôi sau khi nung, gồm: sét, cát ngậm trong đá vôi, …
- Các tạp chất thâm nhập vào trong quá trình nung vơi, gồm: tro hoặc than của nhiên liệu nung đá vôi, nhất là khi nung vơi bằng than cám, than có hàm lượng tro cao,…
- Ngồi ra trong sữa vơi cịn có cả lõi đá vơi chưa chín.
Q trình làm sạch sữa vơi khỏi các tạp chất nói trên thường được tiến hành bằng các phương pháp sàng, phương pháp lắng trọng lực và phương pháp lắng ly tâm.
Phương pháp sàng dùng để loại bỏ các hạt rắn có kích thước lớn hơn 1mm. Trong quá trình sản xuất, người ta thường dùng sàng rung, đặt ngay sau thiết bị tôi vôi và khuấy sữa vôi. Sàng thường được chế tạo bằng thép không gỉ, kích thước lỗ sàng từ 60m đến 1mm. Để tránh làm rách, hỏng sàng bởi các dị vật có kích thước lớn hơn có trong sữa vôi, cần sử dụng các biện pháp lọc thô như lắng trọng lực hoặc có kích thước lớn hơn trước khi cho sữa vơi qua màng có kích thước lỗ nhỏ.
Phương pháp lắng trọng lực để loại bỏ các hạt tạp chất trong sữa vơi, có thể tiến hành trong thiết bị khuấy có máng tràn hoặc tiến hành lắng gạn trên máng lắng. Hiện nay nguời ta còn sử dụng các phương pháp lắng gạn trong thiết bị khuấy để kết hợp lắng gạn tách tạp chất với việc điều chỉnh nồng độ sữa vôi trước khi làm sạch trong thiết bị làm sạch tinh đặt sau nó. Chẳng hạn, tiến hành khuấy và điều chỉnh nồng độ sữa vôi, kết hợp lắng gạn trước khi sàng hoặc trước khi làm sạch bằng thuỷ xiclon.