Expansa do gây nhiễm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhiễm giun sán đường tiêu hóa, bệnh sán dây do Moniezia spp. gây ra trên dê tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị (Trang 112 - 114)

Số tiêu bản

nghiên cứu Tổn thương vi thể chủ yếu

Số tiêu bản Tỷ lệ (%) 15 Tiêu bản ruột non

Lơng nhung ruột bong tróc, thối hóa 11 73,33

Thâm nhiễm bạch cầu ái toan 13 86,67

Lông nhung ruột đứt nát 15 100

Tuyến ruột tăng sinh 10 66,67

Lát cắt ruột có sán dây 15 100

15 Tiêu bản

gan

Gan thối hóa khơng bào trên một số tế bào gan 4 26,67

Sung huyết tĩnh mạch quãng cửa tại gan 3 20,00

15 Tiêu bản

phổi

Dịch phù lẫn dịch viêm trong lòng phế quản 5 33,33

Dịch phù trong lòng phế nang 5 33,33

Tăng sinh lympho, thâm nhiễm tế bào viêm tại thành phế quản, tế bào biểu mô phế quản thối hóa, bong tróc

4 26,67

15 Tiêu bản

tim

Hồng cầu bị phá hủy trong mạch quản ở tim 3 20,00

Kết quả bảng 3.28 cho thấy, các tổn thương do sán dây M. expansa gây ra như sau: - Tổn thương vi thể ở ruột non: tổn thương chủ yếu là lơng nhung ruột bong tróc, thối hóa (73,33% số tiêu bản có tổn thương này), thâm nhiễm bạch cầu ái toan (86,67% số tiêu bản có tổn thương), lơng nhung ruột bị đứt nát (100%), tuyến ruột tăng sinh (66,67%); tỷ lệ lát cắt ruột có sán dây là 100%.

Sán dây M. expansa ký sinh ở dê gây nhiễm với số lượng lớn. Trong quá trình ký sinh, sán dây thường xuyên kích thích vào niêm mạc ruột non bởi tác động cơ học của chúng làm tuyến ruột tăng sinh. Đồng thời, chúng tiết độc tố, độc tố hấp thu qua niêm mạc ruột, cũng chính là hấp thu qua lông nhung ruột vào máu con vật.

Độc tố tác động trước hết vào thành mao quản trong các lông nhung ruột, làm lơng nhung ruột thối hóa, đứt nát. Quan sát tiêu bản vi thể thấy hình ảnh lát cắt ngang của sán dây Moniezia trong lòng ruột.

- Tổn thương vi thể ở các cơ quan khác: độc tố của sán dây cũng gây tổn thương ở một số khí quan khác. Ở gan: gây thối hóa khơng bào trên một số tế bào gan và sung huyết tĩnh mạch quãng cửa tại gan. Ở phổi: có dịch phù lẫn dịch viêm trong lịng phế quản và dịch phù trong lòng phế nang (33,33% số tiêu bản có tổn thương); tăng sinh bạch cầu lympho, thâm nhiễm tế bào viêm tại thành phế quản, tế bào biểu mơ phế quản bị thối hóa, bong tróc (26,67% số tiêu bản có tổn thương này). Ở tim: tỷ lệ tiêu bản có hồng cầu bị phá hủy trong mạch quản tại tim là 20%.

Nghiên cứu bệnh giun, sán trên dê ở Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang và Cao Bằng, Nguyễn Thị Kim Lan (1999) [9] cho biết: ở độ phóng đại 10 x 15 thấy, lông nhung ruột tổn thương, đỉnh lông nhung tù, một số chùn lại, một số lông nhung đứt nát; mao quản trong các lông nhung ruột bị sung huyết do tác động cơ học và độc tố của sán dây.

Sharma S. và cs. (2015) [116] đã nghiên cứu về những thay đổi bệnh lý ở dê tại Ấn Độ bị nhiễm sán dây và cho biết: thành ruột dê dày lên, thâm nhiễm bạch cầu ái toan, phản ứng viêm mãn tính và thối hóa chất nhầy.

Những biến đổi vi thể ở dê gây nhiễm sán dây Moniezia tại Bắc Giang mà chúng tôi quan sát được tương đối phù hợp với mô tả của các tác giả trên.

3.2.3.5. Triệu chứng và tổn thương đại thể của dê nhiễm sán dây tự nhiên ngoài thực địa

Ngoài theo dõi đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của dê gây nhiễm sán dây, chúng tơi cịn theo dõi triệu chứng và tổn thương đại thể của dê mắc bệnh sán dây tại các nơng hộ để có cơ sở khuyến cáo cho người chăn ni cách phát hiện dê bị bệnh sán dây.

* Triệu chứng lâm sàng:

Trong số 469 dê nhiễm sán dây M. expansa, có 25 dê chỉ nhiễm sán dây mà

khơng nhiễm bất cứ loại giun, sán nào khác. Vì vậy, chúng tơi đã theo dõi triệu chứng lâm sàng của 25 con dê này. Kết quả được trình bày ở bảng 3.29.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhiễm giun sán đường tiêu hóa, bệnh sán dây do Moniezia spp. gây ra trên dê tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị (Trang 112 - 114)