Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa ở dê theo mùa trong năm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhiễm giun sán đường tiêu hóa, bệnh sán dây do Moniezia spp. gây ra trên dê tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị (Trang 74 - 78)

Mùa Số dê kiểm tra

(con) Số dê nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Xuân 479 369 77,04b Hè 536 481 89,74a Thu 564 470 83,33ab Đông 398 275 69,10c Tính chung 1977 1595 80,68

* Ghi chú: Theo hàng dọc, các tỷ lệ nhiễm mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Hình 3.8. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa ở dê theo mùa trong năm theo mùa trong năm

Kết quả bảng 3.9 và biểu đồ ở hình 3.8 cho thấy, tỷ lệ nhiễm giun, sán ở dê biến động từ 69,10% đến 89,74%. Trong đó, dê ni ở mùa Hè có tỷ lệ nhiễm giun, sán cao nhất (89,74%), tiếp theo là mùa Thu (83,33%) và mùa Xuân (77,04%). Mùa Đông dê nhiễm giun, sán với tỷ lệ thấp nhất (69,10%). Tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa ở dê có sự khác nhau rõ rệt giữa mùa Xuân, mùa Hè và mùa Đông (P < 0,05). Như vậy, dê nhiễm giun, sán đường tiêu hóa quanh năm, nhưng nhiễm nhiều vào mùa Hè và mùa Thu, nhiễm ít hơn vào mùa Xuân, nhiễm ít nhất vào mùa Đơng.

Theo chúng tơi, trong mùa Hè và mùa Thu khí hậu Miền Bắc nước ta có đặc điểm là nóng ẩm, mưa nhiều, rất thuận lợi cho sự phát triển của giun, sán ở ngoại

cảnh. Chính vì vậy mà tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa của dê tăng lên trong mùa Hè và mùa Thu.

Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa ở dê tại Madhya Pradesh, Ấn Độ, Sing A. K. và cs. (2015) [118] cho biết: tỷ lệ nhiễm giun, sán cao nhất vào tháng 6 - 9 (98,06%), thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2 hàng năm (91,67%).

Dixit A. K. và cs. (2017) [49] đã có báo cáo, tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa ở dê tại Jabalpur của Ấn Độ, cao nhất vào tháng 6 - 9 (87,97%), sau đó các tháng 12, 1, 2 (81,48%) và thấp nhất vào các tháng 3, 4, 5 hàng năm (79,03%).

Theo Bihaqi S.J. và cs. (2017) [40]: tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa ở dê tại Ấn Độ cao nhất vào mùa Hè là 78,03%, sau đó là mùa Xuân, mùa Đông và mùa Thu (lần lượt là 75,39%, 74,90% và 70,47%), sự khác biệt không đáng kể (P > 0,05).

Pal P. và cs. (2017) [95] khi nghiên cứu về ký sinh trùng đường tiêu hóa của dê theo mùa ở phía Bắc, Ấn Độ cho biết: tỷ lệ nhiễm giun, sán cao nhất vào mùa Hè (38,97%), tiếp đến mùa Thu (37,41%), mùa Xuân (26,21%) và tỷ lệ nhiễm thấp nhất vào mùa Đông (20,92%).

Như vậy, tỷ lệ nhiễm giun, sán ở dê nuôi tại Bắc Giang phù hợp với nhận xét của các tác giả về sự biến động theo mùa. Tuy nhiên, tỷ lệ này khác với các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.

3.1.2.3. Thành phần và sự phân bố các lồi giun, sán đường tiêu hố ở dê tại tỉnh Bắc Giang

Để xác định thành phần lồi giun, sán đường tiêu hóa ở dê, chúng tơi đã tiến hành mổ khám 200 dê tại 5 huyện của tỉnh Bắc Giang, thu thập, bảo quản và định loại theo khóa định lồi của Phan Thế Việt và cs. (1977) [26]. Kết quả được trình bày ở bảng 3.10.

Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy:

Dê nuôi tại 5 huyện của tỉnh Bắc Giang nhiễm giun, sán tương đối phong phú về chủng loại. Trong q trình mổ khám dê, chúng tơi đã phát hiện được 8 loài giun, sán ký sinh ở đường tiêu hóa, gồm các lồi: Fasciola gigantica (Cobbold, 1885), Paraphistomum cervi (Zeder, 1970), Eurytrema pancreaticum (Janson, 1889),

Moniezia expansa (Rudolphi, 1810), Strongyloides papillosus (Wedl, 1856),

Haemonchus spp., Oesophagostomum spp., Trichocephalus spp.... Trong 8 lồi trên có

7 lồi phổ biến ở các địa phương nghiên cứu (tần suất xuất hiện là 100%) chỉ có lồi

Bảng 3.10. Thành phần và sự phân bố các loài giun, sán đường tiêu hóa ở dê tại tỉnh Bắc Giang

Thành phần loài giun sán Nơi ký sinh

Phân bố (huyện) Tần suất xuất hiện (%) Yên Thế Lạng Giang Lục Nam Lục Ngạn Sơn Động 1. Trematoda 1.1. Fasciola gigantica Ống dẫn mật + + + + + 100 1.2. Paramphistomum cervi Dạ cỏ + + + + + 100 1.3. Eurytrema pancreaticum Tuyến tụy + - - + + 60

2. Cestoda

Moniezia expansa Ruột non + + + + + 100

3. Nematoda

3.1. Strongyloides papillosus Ruột non + + + + + 100 3.2. Haemonchus spp. Dạ múi khế + + + + + 100 3.3. Oesophagostomum spp. Kết tràng + + + + + 100 3.4. Trichocephalus spp. Manh tràng + + + + + 100

Tổng số loài phát hiện Ở các vị trí 8 7 7 8 8 60 – 100

* Ghi chú: (+): Có phát hiện thấy ; (-): Khơng phát hiện thấy.

Nguyễn Hữu Hưng (2011) [5] khi mổ khám dê tại tỉnh Trà Vinh đã phát hiện ra 6 loài giun, sán ký sinh ở đường tiêu hóa: Haemonchus contortus, Oesophagostomum

spp., Bunostomum trigonocephalum, Trichocephalus ovis, Moniezia spp. và Paramphistomum cervi.

Tại Đức, Voigt K. và cs. (2016) [140] đã phát hiện được 9 loài giun, sán ký sinh đường tiêu hóa dê, bao gồm: Oesophagostomum spp., Haemonchus spp.,

Trichostrongylus spp., Teladorsagia spp., Nematodirus spp., Skrjabinema spp.,

Trichuris spp., F. hepatica và M. expansa.

Tại Kenya, Kanyari P. W. N. và cs. (2017) [74] khi nghiên cứu tỷ lệ nhiễm giun, sán ở dê đã phát hiện 5 loài giun, sán ký sinh: Strongyloides spp., Trichuris

spp., Fasciola spp., Paramphistomum spp. và Moniezia spp.

Mohammedsalih K. M. và cs. (2019) [82] đã cơng bố 6 lồi giun, sán ký sinh đường tiêu hóa của dê tại Sudan: Haemonchus spp., Trichostrongylus spp., Moniezia spp., Cooperia spp., Nematodirus spp. và Oesophagostomum spp..

Như vậy, thành phần loài giun, sán ký sinh ở đường tiêu hóa của dê tại tỉnh Bắc Giang cũng nằm trong các lồi giun, sán mà một số tác giả đã tìm thấy ở Việt Nam và trên thế giới.

3.2. Nghiên cứu bệnh do sán dây Moniezia spp. gây ra ở dê tại tỉnh Bắc Giang

3.2.1. Định danh loài sán dây gây bệnh ở dê

3.2.1.1. Kết quả mổ khám và thu thập sán dây ở dê tại tỉnh Bắc Giang

Để xác định lồi sán dây ký sinh ở đường tiêu hóa dê, chúng tơi đã mổ khám toàn diện cơ quan tiêu hóa của 200 dê tại 5 huyện của tỉnh Bắc Giang. Kết quả mổ khám, thu thập mẫu được trình bày ở bảng 3.11.

Bảng 3.11. Kết quả mổ khám và thu thập sán dây ở dê Địa phương Địa phương (huyện) Số dê mổ khám (con) Số dê nhiễm sán dây (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (min - max sán/ dê

Yên Thế 43 11 25,58ab 2 - 7 Lạng Giang 32 4 12,50b 2 - 6 Lục Nam 36 5 13,89b 2 - 9 Lục Ngạn 47 8 17,02ab 2 - 8 Sơn Động 42 15 35,71a 2 - 10 Tính chung 200 43 21,50 2 - 10

* Ghi chú: Theo hàng dọc, các tỷ lệ nhiễm mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Kết quả bảng 3.11 cho thấy, trong 200 dê mổ khám có 43 dê nhiễm sán dây, chiếm tỷ lệ 21,50%, cường độ nhiễm chung là 2 - 10 sán/ dê. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây tại các huyện có sự khác nhau: tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây dê nuôi tại huyện Sơn Động cao nhất (35,71% và 2 - 10 sán/ dê); dê nuôi tại huyện Lạng Giang có tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây thấp nhất (12,50% và 2 - 6 sán/ dê). Sự khác nhau về tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở dê tại huyện Sơn Động so với các huyện Lạng Giang và Lục Nam có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Nguyễn Hữu Hưng (2011) [5] đã xác định tỷ lệ nhiễm sán dây ở dê qua mổ khám tại tỉnh Trà Vinh là 21,26%.

Tại Benin, Attindehou S. và Salifou S. (2012) [34] khi nghiên cứu dịch tễ học về nhiễm trùng cestodes ở dê cho biết: tỷ lệ nhiễm sán dây M. expansa qua mổ

khám 390 con dê là 29,50%.

Theo Aragaw K. và Gebreegziabher G. (2014) [31], có tới 54,90% trong số 71 con dê mổ khám tại Ethiopia bị nhiễm sán dây M. expansa .

Aliyu A. A. và cs. (2020) [30] đã mổ khám 100 dê nuôi tại Nigeria, tỷ lệ nhiễm sán dây là 29,40%.

Như vậy, kết quả về tỷ lệ nhiễm sán dây qua mổ khám dê tại tỉnh Bắc Giang của chúng tôi cao hơn so với một số kết quả nghiên cứu, nhưng lại thấp hơn so với một số kết quả nghiên cứu của các tác giả. Theo chúng tôi, do điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý đã ảnh hưởng đến sự phân bố ký chủ trung gian của sán dây, dẫn đến tỷ lệ nhiễm sán dây ở dê khác nhau giữa các vùng, các địa phương.

Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm sán dây ở dê qua mổ khám tại 5 huyện của tỉnh Bắc Giang được thể hiện rõ thêm ở biểu đồ hình 3.9.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhiễm giun sán đường tiêu hóa, bệnh sán dây do Moniezia spp. gây ra trên dê tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)