Kết quả mổ khám và thu thập sán dây ở dê

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhiễm giun sán đường tiêu hóa, bệnh sán dây do Moniezia spp. gây ra trên dê tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị (Trang 77 - 79)

Địa phương (huyện) Số dê mổ khám (con) Số dê nhiễm sán dây (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (min - max sán/ dê

Yên Thế 43 11 25,58ab 2 - 7 Lạng Giang 32 4 12,50b 2 - 6 Lục Nam 36 5 13,89b 2 - 9 Lục Ngạn 47 8 17,02ab 2 - 8 Sơn Động 42 15 35,71a 2 - 10 Tính chung 200 43 21,50 2 - 10

* Ghi chú: Theo hàng dọc, các tỷ lệ nhiễm mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Kết quả bảng 3.11 cho thấy, trong 200 dê mổ khám có 43 dê nhiễm sán dây, chiếm tỷ lệ 21,50%, cường độ nhiễm chung là 2 - 10 sán/ dê. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây tại các huyện có sự khác nhau: tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây dê nuôi tại huyện Sơn Động cao nhất (35,71% và 2 - 10 sán/ dê); dê nuôi tại huyện Lạng Giang có tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây thấp nhất (12,50% và 2 - 6 sán/ dê). Sự khác nhau về tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở dê tại huyện Sơn Động so với các huyện Lạng Giang và Lục Nam có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Nguyễn Hữu Hưng (2011) [5] đã xác định tỷ lệ nhiễm sán dây ở dê qua mổ khám tại tỉnh Trà Vinh là 21,26%.

Tại Benin, Attindehou S. và Salifou S. (2012) [34] khi nghiên cứu dịch tễ học về nhiễm trùng cestodes ở dê cho biết: tỷ lệ nhiễm sán dây M. expansa qua mổ

khám 390 con dê là 29,50%.

Theo Aragaw K. và Gebreegziabher G. (2014) [31], có tới 54,90% trong số 71 con dê mổ khám tại Ethiopia bị nhiễm sán dây M. expansa .

Aliyu A. A. và cs. (2020) [30] đã mổ khám 100 dê nuôi tại Nigeria, tỷ lệ nhiễm sán dây là 29,40%.

Như vậy, kết quả về tỷ lệ nhiễm sán dây qua mổ khám dê tại tỉnh Bắc Giang của chúng tôi cao hơn so với một số kết quả nghiên cứu, nhưng lại thấp hơn so với một số kết quả nghiên cứu của các tác giả. Theo chúng tôi, do điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý đã ảnh hưởng đến sự phân bố ký chủ trung gian của sán dây, dẫn đến tỷ lệ nhiễm sán dây ở dê khác nhau giữa các vùng, các địa phương.

Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm sán dây ở dê qua mổ khám tại 5 huyện của tỉnh Bắc Giang được thể hiện rõ thêm ở biểu đồ hình 3.9.

Hình 3.9. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán dây dê tại các huyện của tỉnh Bắc Giang

(qua mổ khám)

Biểu đồ ở hình 3.9 cho thấy rõ hơn những số liệu được trình bày ở bảng 3.11 thông qua sự cao thấp của các cột biểu thị tỷ lệ nhiễm sán dây tại 5 huyện, trong đó cột biểu thị tỷ lệ nhiễm sán dây ở dê nuôi tại huyện Sơn Động cao nhất và thấp nhất là cột biểu thị tỷ lệ nhiễm sán dây ở dê nuôi tại huyện Lạng Giang.

3.2.1.2. Kết quả định danh loài sán dây ở dê bằng kỹ thuật hình thái học

Chúng tơi đã định loại 50 cá thể sán dây thu từ dê và 50 cá thể sán dây thu từ bị ni tại Bắc Giang theo khóa định loại của Nguyễn Thị Kỳ, 2003 [7]. Các cá thể sán dây kiểm tra đều có tuyến giữa đốt. Tất cả các mẫu sán dây thu thập từ dê đều xác

định là loài M. expansa (hình 3.10) vì có tuyến giữa đốt hình hoa thị; và các mẫu sán dây từ bị là lồi M. benedeni vì có tuyến giữa đốt dàn thẳng và nằm ở giữa đốt sán (hình 3.10). Số liệu về kích thước của hai lồi được trình bày ở bảng 3.12.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhiễm giun sán đường tiêu hóa, bệnh sán dây do Moniezia spp. gây ra trên dê tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)