Hoạt động TTHS là những hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn có tính phức tạp, được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, hợp lý và khoa học, khi thực hiện sẽ tác động đến các quyền con người, quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận và bảo vệ. Vì vậy, pháp luật địi hỏi các hoạt động này phải tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc nhất định.
Nguyên tắc của pháp luật TTHS là những tư tưởng, quan điểm, những phương châm và định hướng chi phối hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật TTHS. Cụ thể, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật TTHS bao gồm: bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa; tôn trọng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân; bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật, bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể; bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân, danh dự, uy tính, tài sản của pháp nhân; bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chổ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an tồn và bí mật, thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân; suy đốn vơ tội; khơng ai bị kết án hai lần vì một tội phạm; xác định sự thật vụ án; bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự; trách nhiệm của cơ quan/người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trách nhiệm khởi tố và xử lý VAHS; tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra; trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật trong TTHS; bảo đảm sự vơ tư của người có thẩm quyền tiến hành
tố tụng, người tham gia tố tụng; … [27]. Đây là những nguyên tắc chung mà khi tiến hành tố tụng bất kì ở giai đoạn nào từ điều tra, truy tố đến xét xử khi tiến hành tố tụng, các chủ thể tiến hành tố tụng đều phải bắt buộc thực hiện và không được là trái với các nguyên tắc trên.
Với đối tượng áp dụng đặc thù là người dưới 18 tuổi – những người dễ bị tổn thương, cần được bảo vệ khi tham gia vào quá trình tố tụng. Nếu trong quá trình điều tra các VAHS, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện khơng đúng, có những hành động khơng đúng mực sẽ dễ ảnh hưởng dẫn đến tâm lý tiêu cực cho các em và khiến các em mất niềm tin vào các cơ quan thực thi pháp luật. Do đó, BLTTHS 2015 đã quy định những nguyên tắc tiến hành tố tụng riêng biệt đối với người dưới 18 tuổi. Các thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi không chỉ tuân theo nguyên tắc riêng được quy định tại Chương XXVIII của BLTTHS 2015 mà trước hết phải tuân theo những nguyên tắc tiến hành tố tụng cơ bản nêu trên.
BLTTHS 2015 ngoài việc kế thừa những quy định phù hợp của BLTTHS 2003 đã có một bước tiến dài so với BLTTHS 2003 khi có một điều luật - Điều 414 quy định cụ thể rõ ràng 7 nguyên tắc tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi. BLTTHS 2015 đã xây dựng một hệ thống 7 nguyên tắc tiến hành tố tụng riêng đối với người dưới 18 tuổi nhằm bảo đảm mơ hình tố tụng thân thiện vừa giải quyết đúng đắn VAHS vừa đảm bảo quyền lợi hợp pháp, nâng cao đến mức đối đa phúc lợi của các em. Những nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở tham khảo quy định của Công ước về quyền trẻ em và hướng dẫn, giải thích của LHQ về tư pháp người chưa thành niên, ví dụ nguyên tắc: bảo đảm lợi ích tốt nhất (the best interests); bảo đảm giữ bí mật cá nhân (the right to privacy); bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người đại diện (the right to have parents or the guardian participate in the proceedings); tơn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến (the right to be heard). Khi giải quyết VAHS các thủ tục tiến hành tố tụng cần phải được thực hiện trên
cơ sở cân nhắc sao cho phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, nhận thức, mức độ trưởng thành của người dưới 18 tuổi.
Qua đây, có thể thấy BLTTHS 2015 phần lớn kế thừa và ghi nhận các quy định một cách bao qt hơn, khơng cịn q cụ thể, chi tiết. Bên cạnh đó, một số quy định một cách chung chung đã khơng cịn mà được nhà làm luật cụ thể hóa thành các quy định cụ thể như:
- Quy định “Hạn chế đến mức thấp nhất số lần tiếp xúc giữa người bị
hại, người làm chứng là người chưa thành niên với bị can, bị cáo” được
BLTTHS 2015 quy định cụ thể nguyên tắc trong giai đoạn điều tra như hoạt động đối chất “Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ tiến hành đối chất
giữa bị hại là người dưới 18 tuổi với bị can, bị cáo để làm sáng tỏ tình tiết của vụ án trong trường hợp nếu khơng đối chất thì khơng thể giải quyết được vụ án” [27]. Với việc quy định chi tiết hơn, các nhà mong muốn bảo vệ sự an
toàn của người bị hại và người làm chứng, bởi lẽ lời khai của hai đối tượng này rất có thể sẽ có thể chống lại lời khai của người bị buộc tội, từ đó tạo nên tâm lý thù hằn, mong muốn trả đũa.
- Quy định “Áp dụng các biện pháp phù hợp, cần thiết theo quy định
của pháp luật để bảo đảm người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên cũng như người thân thích của họ được an tồn về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác khi các quyền ấy bị đe dọa hoặc bị xâm hại”. Đối với quy định này BLTTHS 2015
không quy định về nguyên tắc riêng đối với người dưới 18 tuổi mà áp dụng cho tất cả những người bị hại, người làm chứng và người thân thích của họ nói chung tại Chương XXXIV.
- Bên cạnh đó, BLTTHS cịn ghi nhận một số ngun tắc như: bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người đại diện, một số chủ thể khác nhằm bảo vệ tối đa quyền, lợi ích hợp pháp cho người dưới 18 tuổi; nguyên tắc tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến; nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa,
quyền trợ giúp pháp lý của người CTN. Đây là những nguyên tắc mới thể hiện sự tiến bộ của Bộ luật mới nhằm thỏa mãn những yêu cầu mà LHQ ra.
2.1.2. Những vấn đề cần chứng minh khi tiến hành tố tụng đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi