Biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ DO NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI THỰC HIỆN TỪ THỰC TIỄN (Trang 45 - 47)

Các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế có vai trị quan trọng đối với quá trình giải quyết VAHS trong thực tiễn. Vì việc áp dụng các biện pháp này tác động trực tiếp đến quyền con người, các quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận và bảo vệ. BLTTHS 2015 liệt kê các biện pháp ngăn chặn bao gồm: giữ người trong trường hợp khẩn cấp; bắt (bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam); tạm giữ; tạm giam; bảo lĩnh; đặt tiền để bảo đảm; cấm đi khỏi nơi cư trú và tạm hoãn xuất cảnh. Biện pháp cưỡng chế bao gồm các biện pháp như dẫn giải, áp giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản. Việc quy định các biện pháp cưỡng chế thành mục riêng ở BLTTHS 2015 thực chất là việc tổng hợp các biện pháp cưỡng chế đã được quy định rải rác trong BLTTHS 2013 thành một mục nhằm đảm bảo tính thống nhất, hợp lý của bộ luật, đồng thời thể hiện kĩ thuật lập pháp ở Việt Nam ngày càng phát triển.

Các quy định về các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế đối với người từ đủ 18 tuổi và người dưới 18 tuổi có nhiều điểm tương đồng trừ một số quy định liên quan đến việc tạm giữ, tạm giam, giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người. Về nguyên tắc, BLTTHS 2015 quy định các biện pháp ngăn chặn và biện pháp áp giải chỉ được áp dụng đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi trong trường hợp thật cần thiết chỉ áp dụng biện pháp tạm

giữ, tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi khi có căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp giám sát và các biện pháp ngăn chặn khác không hiệu quả. Thời hạn tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi bằng hai phần ba thời hạn tạm giam đối với người đủ 18 tuổi trở lên

những trường hợp nào và “căn cứ” cụ thể nào để đánh giá các biện pháp giám sát và biện pháp ngăn chặn khác là khơng hiệu quả thì lại khơng được BLTTHS 2015 quy định. Nhằm cụ thể hóa cho Điều luật này tại khoản 2, Điều 12, TTLT06/2018 đã quy định: Biện pháp giữ người, bắt, tạm giữ, tạm giam chỉ được áp dụng sau khi cơ quan người tiến hành tố tụng cân nhắc, xem xét áp dụng biện pháp giám sát, các biện pháp khác như bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh biện pháp tạm giữ, tạm giam mà không hiệu quả. Các căn cứ xác định việc áp dụng các biện pháp giám sát, biện pháp ngăn chặn khác không hiệu quả bao gồm bỏ trốn, bị bắt theo quyết định truy nã, có dấu hiệu bỏ trốn, tiếp tục phạm tội, có dấu hiệu tiếp tục phạm tội hoặc có các hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người

thân thích của những người này. Đối với biện pháp áp giải được áp dụng

trong các trường hợp: bị can, bị cáo đã có giấy triệu tập đến lần thứ hai nhưng cố ý vắng mặt mà khơng vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan; người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị can, bị cáo đang bị tạm giam từ nơi bị giam, giữ đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố, xét xử vụ án.

So với BLTTHS 2003, BLTTHS 2015 đã có bước tiến bộ khi quy định

thêm ba nội dung hoàn toàn mới: Một là, về việc thông báo cho người đại

diện người người 18 tuổi khi áp dụng biện pháp ngăn chặn trong vòng 24 giờ khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn như giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người. Hai là, quy định kịp thời hủy bỏ, thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác khi khơng cịn căn cứ để áp dụng biện pháp tạm giam, tạm giữ. Ba

là, quy định về thời hạn tạm giam đối với người người bị buộc tội là người

dưới 18 tuổi bằng hai phần ba thời hạn tạm giam đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên [27]. Tuy nhiên, BLTTHS 2015 lại thiếu đi các quy định về thời hạn

gia hạn tạm giam. Theo nguyên tắc chung, các quy định liên quan đến thời hạn gia hạn tạm giam đối với người bị buộc tội là người từ đủ 18 tuổi trở lên sẽ được áp dụng đối với người bị buộc tội là người dưới18 tuổi. Việc cho phép gia hạn nhưng lại không quy định thời hạn được phép gia hạn làm mất đi ý nghĩa của việc quy định thời hạn tạm giam dành riêng cho người dưới 18 tuổi.

Bên cạnh các quy định nêu trên, BLTTHS 2015 cho phép cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam, bắt người dưới 18 tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi, phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng do vơ ý, khi người dưới 18 tuổi này tiếp tục phạm tội, bỏ trốn hay bị bắt theo quyết định truy nã [27]. Với việc quy định điều kiện áp dụng đối với từng độ tuổi của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi BLTTHS 2015 đã khắc phục những thiếu sót của BLTTHS 2003 không đề cập đến trường hợp này góp phần thuận lợi cho cơ quan/người tiến hành tố tụng trong quá trình thực hiện các hoạt động tố tụng thuộc nhiệm vụ quyền hạn của mình.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ DO NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI THỰC HIỆN TỪ THỰC TIỄN (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)