Cũng như giai đoạn điều tra VAHS thông thường, trong quá trình điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện CQĐT tiến hành các hoạt động điều tra gồm: Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra; khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật; khởi tố bị can, hỏi cung bị can, lấy lời khai người tham gia tố tụng; đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói; trưng cầu giám định, định giá tài sản và biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
Trong giai đoạn điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện phần lớn các hoạt động điều tra nói trên được áp dụng tương tự như điều tra các VAHS thông thường, song hoạt động lấy lời khai, hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi được tiến hành có nhiều điểm khác biệt, cần được chú ý như:
Một là, quá trình lấy lời khai, hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi
phải có mặt của người bào chữa hoặc người đại diện của họ, trước khi khi tiến hành thì CQĐT phải thơng báo trước thời gian, địa điểm cho người bào chữa, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ biết [27]. Về việc thông báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung cho người bào chữa, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi chưa được BLTTHS 2015 quy định cụ thể mà chỉ đặt ra yêu cầu
đối với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải báo trước một thời gian “hợp lý” cho người bào chữa [27]. Để làm rõ quy định này, Thông tư số 70/2011/TT-BCA của Bộ Công an quy định Điều tra viên phải thông báo trước 24 giờ về thời gian, địa điểm lấy lời khai. Đối với trường hợp người bào chữa ở xa, Điều tra viên phải thông báo trước 48 giờ [06].
Hai là, quy định thời gian tối đa của quá trình lấy lời khai, hỏi cung bị
can là người dưới 18 tuổi. Theo đó, CQĐT khơng được phép lấy lời khai, hỏi cung người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ trừ một số trường hợp do luật quy định, xem xét áp dụng các biện pháp phù hợp nhằm giảm đến mức thấp nhất thời gian, số lượng lần lấy lời khai, hỏi cung và phải tạm dừng ngay việc lấy lời khai, hỏi cung khi người dưới 18 tuổi có biểu hiện mệt mỏi, ảnh hưởng đến khả năng khai báo chính xác, đầy đủ [27]. Đây là một điểm tiến bộ so với BLTTHS 2003 khơng có một quy định nào hạn chế số lần, thời gian hỏi cung. Việc quy định như vậy nhằm đảm bảo tốt nhất sức khỏe cho người dưới 18 tuổi, bởi lẽ, người dưới 18 tuổi với những đặc điểm tâm sinh lý như dễ xúc động, còn non nớt về mặt thể chất cũng như tinh thần nên việc liên tục lấy lời khai trong khoảng thời gian dài, liên tục sẽ khiến người người dưới dễ dàng lâm vào tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, sợ hãi dẫn đến tâm lý muốn nhận tội cho qua hay khai thiếu chính xác.
Ba là, về cách thức tiến hành lấy lời khai, hỏi cung. BLTTHS 2015
không quy định chi tiết về vấn đề này, tuy nhiên tại Điều 14 TTLT 06/2018 đã nêu rõ: Việc lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ dưới 18 tuổi có thể thực hiện tại nơi học tập, lao động và sinh hoạt của người đó hoặc nơi tiến hành điều tra, ngồi ra, việc hỏi cung bị can dưới 18 tuổi có thể thực hiện tại nơi cư trú của người đó hoặc nơi tiến hành điều tra. Trường hợp lấy lời khai, hỏi cung phải sắp xếp, bố trí phịng lấy lời khai, hỏi cung bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý người dưới 18 tuổi.
Khi tiến hành lấy lời khai, hỏi cung, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải có thái độ thân thiện, nhẹ nhàng, sử dụng ngơn ngữ dễ hiểu, phù hợp với độ tuổi, giới tính, khả năng nhận thức của họ. Trong trường hợp câu hỏi của người đại diện, người bào chữa có tính chất gợi ý, định hướng hoặc có tính chất khẳng định, phủ định liên quan đến vụ án Điều tra viên, Kiểm sát viên yêu cầu không được hỏi và phải dừng ngay việc hỏi trong, đặc biệt trường hợp có dấu hiệu thơng cung, mớm cung phải lập tức yêu cầu dừng ngay việc hỏi và lập biên bản, báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định.
Bên cạnh đó, một vấn đề tuy chưa được pháp luật TTHS quy định cụ thể song nó gắn liền với hoạt động điều tra các VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện là mơ hình phịng ĐTTT. Hiện nay, theo Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Cơng an) nước ta đang trong quá trình xây dựng và hồn thiện mơ hình phịng ĐTTT, đang xây dựng thí điểm mơ hình phịng ĐTTT để lấy lời khai của trẻ dưới 18 tuổi để đảm bảo tính nhân văn; giúp Điều tra viên hỗ trợ bị hại ổn định tâm lý, thoải mái khai báo, trao đổi thơng tin. Theo đó, phịng ĐTTT có diện tích từ 12 m2 trở lên, màu sơn phải tạo cảm giác ấm áp, gần gũi, dễ chịu, được thiết kế hiện đại, có sách thiếu nhi, đồ chơi, tranh ảnh tạo cảm giác gần gũi cho trẻ em khi khai báo với Điều tra viên. Cán bộ khi lấy lời khai phải có thái độ thân thiện, nhẹ nhàng, sử dụng ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi, giới tính, khả năng nhận thức, mức độ trưởng thành của họ; không nhất thiết mặc sắc phục, dựa trên độ tuổi, tình trạng tâm lý, sức khỏe, khả năng nhận thức để áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phù hợp nhằm giảm đến mức thấp nhất số lần phải lấy lời khai. Các Điều tra viên sẽ không trực tiếp ngồi đối diện với các em như trước đây, mà sẽ ngồi sau những tấm kính một chiều để ghi lời khai. Các em sẽ khơng nhìn thấy cán bộ cơng an nên sẽ thoải mái hơn khi trả lời câu hỏi. Việc lấy lời khai, hỏi cung chỉ được tiến hành khi có sự tham gia của người đại diện hoặc một người khác mà đứa trẻ tin tưởng lựa chọn, người bào chữa, một nhà tâm lý hoặc nhân viên phúc lợi xã hội [28]. Mơ hình này là
một trong những cách thức để đảm bảo việc thực hiện các nguyên tắc tiến hành tố tụng hình sự thân thiện dành riêng cho người dưới 18 tuổi.