tổ chức
Quá trình giải quyết VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện cũng như trong giai đoạn điều tra vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm đảo bảo sự tham gia của người bào chữa, người đại diện, người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của họ một cách hiệu quả nhằm giúp cho q trình tố tụng diễn ra một cách tồn diện và khách quan. Cụ thể khi tiến hành điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện, CQĐT, Điều tra viên, Kiểm sát viên yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức luật định cử người giám hộ, người đại diện, người thực hiện trợ giúp pháp lý, người bào chữa, Bào chữa viên nhân dân để tham gia tố tụng.
2.2.4.1. Người bào chữa
Tại Khoản 2, Điều 72 BLTTHS 2015 quy định người bào chữa gồm: luật sư, người đại diện của người bị buộc tội, bào chữa viên nhân dân, trợ
giúp viên pháp lý. Theo đó, BLTTHS 2015 đã mở rộng phạm vi những đối tượng có thể được xem là người bào chữa so với BLTT 2013 khi quy định thêm về người bào chữa là trợ giúp viên pháp lý.
Trong giai đoạn điều tra VAHS thông thường cũng như đối với các VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện, người bào chữa có quyền gặp, hỏi người bị buộc tội; quyền có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác; quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản. Trong đó, đối với hoạt động lấy lời khai, hỏi cung phải có sự bắt buộc tham gia của người bào chữa, nếu khơng có sự tham gia của họ thì biên bản ghi lời khai, biên bản hỏi cung khơng có giá trị pháp lý, không được sử dụng làm chứng cứ đưa vào hồ sơ vụ án. Ngoài ra, BLTTHS 2015 cịn quy định về bào chữa chỉ định. Theo đó, trường hợp người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi, khơng có người bào chữa hoặc người đại diện hoặc người thân thích của họ khơng mời người bào chữa thì cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định người bào chữa cho họ hoặc yêu cầu Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước cử người thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định [27]. Quy định này nhằm đảm bảo tối đa các quyền lợi cho người dưới 18 tuổi phạm tội trong suốt quá trình điều tra vụ án cũng như trong các giai đoạn tố tụng khác.Tuy nhiên vì bào chữa là quyền nên người duới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện, người thân thích của họ vẫn có thể thay đổi hoặc từ chối người bào chữa, khi có yêu cầu CQĐT sẽ lập biên bản về việc từ chối người bào chữa và chấm dứt việc chỉ định người bào chữa.
2.2.4.2. Người đại diện, nhà trường, tổ chức
Người đại diện của người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi được xác định là cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; người giám hộ (người giám hộ đương nhiên hoặc người được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người dưới 18 tuổi cư trú cử hoặc Tòa án chỉ định theo quy định tại các điều 46, 47, 48, 52 và 54 Mục 4
Chương III Bộ luật Dân sự) [05]. Theo BLTTHS 2013, người đại diện của người người bị tạm giữ, bị can là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; người CTN có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc trong những trường hợp cần thiết khác phải có mặt trong các buổi lấy lời khai, hỏi cung [26]. Hiện nay, BLTTHS 2015 đã bỏ quy định về độ tuổi và tình trạng sức khỏe như một căn cứ để xác định sự cần thiết có mặt của người đại diện. Điều này có nghĩa, người đại diện của người dưới 18 tuổi đều phải có mặt trong các buổi hỏi cung, lấy lời khai mà không phải phụ thuộc vào tình trạng thể chất, tinh thần của người người 18 tuổi đó [27]. Bên cạnh đó, BLTTHS 2015 đã có những quy định cụ thể về quyền mà người đại diện của người người 18 tuổi có thể thực hiện nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích cho người dưới 18 tuổi như được tham gia vào quá trình lấy lời khai, hỏi cung người dưới 18 tuổi; được đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu, khiếu nại, tố cáo; được đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu liên quan đến việc buộc tội người dưới 18 tuổi trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra [27]. Việc quy định cụ thể như trên giúp cho người đại diện có thể thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người người 18 tuổi. Với cách quy định như trên phần nào hạn chế được việc người đại diện tham gia vào quá trình tố tụng, có mặt trong các thủ tục điều tra chỉ mang tính hình thức mà không thực hiện được vai trị của mình.
Ngồi ra, trong quá trình điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện, trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội khơng có gia đình, khơng có nơi cư trú ổn định và có đề nghị của họ, người đại diện hợp pháp hoặc khi xét thấy cần thiết thì ngồi sự tham gia của người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, CQĐT, Điều tra viên có thể đề nghị Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Bảo vệ quyền trẻ em, Trung tâm trợ giúp pháp lý, cơ quan, tổ chức khác nơi tiến hành tố tụng cử người tham gia tố tụng để hỗ trợ, bảo
vệ. Đây là một quy định phù hợp vì đã góp phần đảm bảo việc thực hiện nguyên tắc “vụ án liên quan đến người CTN phải được giải quyết nhanh chóng, kịp thời” đã được ghi nhận trong BLTTHS 2015 [27].
Kết chương 2
Những quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi phạm tội khi tham gia vào quá trình tố tụng, đồng thời phát huy tối đa hiệu quả trong quá trình giải quyết VAHS đảm bảo cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Chương 2 tiến hành nghiên cứu, phân tích quy định pháp luật tố TTHS về điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện trước hết từ những quy định chung khi tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi như các nguyên tắc tiến hành tố tụng, những vấn đề cần chứng minh khi tiến hành tố tụng đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi. Sau đó, tập trung phân tích những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện nhằm thể hiện nét đặc trưng của quá trình điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện so với điều tra VAHS do người đủ 18 tuổi thực hiện như: người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; các hoạt động điều tra; các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế; sự tham gia của người bào chữa, đại diện hợp pháp.
Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ các quy định của pháp luật trong chương 2, và thực tiễn điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn thành phố Biên Hịa sẽ được phân tích trong chương 3 là tiền đề quan trọng để đưa ra những giải quyết nâng cao hiệu quả cho quy định này.
Chương 3
THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ DO NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI THỰC HIỆN