Phương pháp phân tích tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ 50 (Trang 28 - 30)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY

2.2. Phương pháp phân tích tài chính

Các phương pháp phân tích tài chính bao gồm: - Phương pháp so sánh

Là phương pháp chủ yếu và phổ biến trong phân tích tài chính. Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh chỉ tiêu tài chính giữa các thời điểm, thời kỳ giữa kỳ phân tích và kỳ gốc thơng qua số tuyệt đối và số tương đố nhằm xác định rõ xu hướng thay đổi về tình hình tài chính của doanh nghiệp, đánh giá tốc độ tăng trưởng hay giảm đi về tình hình tài chính của doanh nghiệp. So sánh các chỉ tiêu tài chính với nhau để thấy được xu hướng ảnh hưởng và mức độ biến động của các chỉ tiêu.

Q trình phân tích theo phương pháp so sánh có thể thực hiện bằng 3 hình thức:

+ So sánh theo chiều ngang: là việc so sánh đối chiếu tình hình biến động

cả về số tuyệt đối và số tương đối cuả từng chỉ tiêu, khoản mục trên từng BCTC của doanh nghiệp. Qua đó, xác định được mức biến động tăng giảm về quy mô của chỉ tiêu và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.

+ So sánh theo chiều dọc: là việc sử dụng các tỷ lệ, hệ số thể hiện mối

tương quan giữa các chỉ tiêu tài chính. Để thấy được sự biến động về cơ cấu hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống BCTC doanh nghiệp.

+ So sánh tỷ số: nhằm xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ

tiêu trong hệ thống BCTC. - Phương pháp loại trừ:

Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt của từng nhân tố đến từng chỉ tiêu phân tích và được xác định bằng cách khi xác định sự ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác.

Phương pháp loại trừ có thể thực hiện theo 2 cách:

+ Phương pháp Thay thế liên hoàn: áp dụng đối với các chỉ tiêu kinh tế có

mối quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt tốn học. Các nhân tố được sắp xếp theo trình tự nhất định từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng. Xuất phát từ kỳ gốc, lần lượt tiến hành thay thế trị số thực tế của từng nhân tố. Mỗi lần thay thế 1 nhân tố ta phải xác định trị số mới của chỉ tiêu và tiến hành so sánh trị số này với trị số của chỉ tiêu trước khi thay thế nhân tố mới để xác định ảnh hưởng của nhân tố này. Nhân tố nào đã được thay thế bằng trị số thực tế thì cần giữ nguyên trị số thực tế này cho đến bước cuối cùng. Quá trình xác định ảnh hưởng của từng nhân tố được tiến hành tuần tự, liên tục cho đến nhân tố cuối cùng. Căn cứ vào kết quả tính tốn cụ thể ta sẽ nhận xét thực chất của chênh lệch giữa chỉ tiêu phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc là do nhân tố nào gây nên và đó là nhân tố chủ quan hay khách quan để từ đó đưa ra một số biện pháp để cải thiện tình hình kinh doanh kỳ tới tốt hơn.

+ Phương pháp Số chênh lệch: là sự rút gọn của phương pháp thay thế

liên hoàn. Theo phương pháp này, ảnh hưởng của từng nhân tố sẽ được xác định trực tiếp thơng qua chính mức chênh lệch của từng nhân tố.

- Phương pháp khác

Ngoài 2 phương pháp trên, Doanh nghiệp cịn có thể áp dụng một số phương pháp khác để phân tích tình hình tài chính như:

+ Phương pháp Dupont + Phương pháp đồ thị + Mơ hình kinh tế lượng

Cơng tác phân tích tài chính tại Cơng ty Artexport chưa được chú trọng, sơ sài và được thực hiện bởi kế tốn tổng hợp. Cuối năm tài chính, sau khi lập báo cáo tài chính, kế tốn tổng hợp tiến hành tính tốn các chỉ tiêu tài chính đánh giá khái qt tình hình tài chính Cơng ty trên Thuyết minh báo cáo tài chính. Phương pháp phân tích sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ 50 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w