Vị trí, vai trị, chức trách, nhiệm vụ của cán bộ chủ chốt cấp huyện

Một phần của tài liệu 1. Luận án (Trang 60 - 64)

2.3.1. Vị trí, vai trị của cán bộ chủ chốt cấp huyện

Một là, đội ngũ CBCC cấp huyện có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc

hiện thực hóa sự lãnh đạo, quản lý của Tỉnh uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển của huyện. Là những người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động các tổ chức của HTCT cấp dưới, thông qua các phong trào hành động cách mạng của quần chúng; đội ngũ CBCC cấp huyện là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định trong việc cụ thể hóa và lãnh đạo các tổ chức trên, triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh uỷ; các cấp ủy và tổ chức đảng trực thuộc trong quá trình xây dựng và phát triển của các huyện.

Hai là, đội ngũ CBCC cấp huyện giữ vị trí, vai trị quan trọng hàng đầu

đạo các tầng lớp nhân dân các huyện thực hiện thắng lợi những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trong thời kỳ mới. Đội ngũ CBCC cấp huyện là một cấp, trong hệ thống tổ chức hành chính bốn cấp ở nước ta, cấp này có vị trí rất quan trọng, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp tỉnh. Vì vậy, HTCT cấp huyện và đội ngũ CBCC cấp huyện có vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo HTCT cấp mình, hướng dẫn cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị trực thuộc) quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết, chương trình, kế hoạch cơng tác của cấp tỉnh và cấp huyện. Là lực lượng lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm toàn diện các mặt công tác ở địa phương. Đội ngũ CBCC cấp huyện phải có trách nhiệm xây dựng hệ thống chính trị cấp huyện thật sự trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh trên địa bàn huyện. Ngoài việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của hệ thống chính trị cấp huyện và trực tiếp quản lý, kiểm tra HTCT cấp cơ sở; đội ngũ CBCC cấp huyện còn có vai trị chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của HTCT các cấp trực thuộc bảo đảm đồng bộ, có cơ cấu hợp lý và có chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Đội ngũ CBCC cấp huyện có vai trị quyết định trong việc lãnh đạo, động viên, phát huy tiềm năng và sức mạnh to lớn của các tầng lớp nhân dân, xây dựng và tổ chức phong trào hành động cách mạng của quần chúng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của HTCT cấp huyện.

Ba là, đội ngũ CBCC cấp huyện vừa là người lãnh đạo, vừa là người có

trách nhiệm phục vụ Nhân dân; đồng thời còn là cầu nối giữa Đảng với dân, tạo mối quan hệ đồn kết, gắn bó chặt chẽ giữa Đảng bộ, chính quyền cấp huyện với các tầng lớp nhân dân trong huyện. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết,

chỉ thị, kế hoạch của cấp ủy, chính quyền địa phương đều được triển khai tổ chức thực hiện ở địa phương, cơ sở. Các tầng lớp nhân dân các huyện chính là lực lượng đơng đảo, hùng hậu và trực tiếp đưa chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, biến ý tưởng thành hiện thực trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Đội ngũ CBCC cấp huyện là những người mà nhân dân tin cậy giao phó quyền hành để lãnh đạo, quản lý xã hội, là nơi để Nhân dân phản ánh những bức xúc, những khó khăn, trăn trở, những kế sách hay trong quá trình tham gia xây dựng và phát triển xã hội. Đội ngũ CBCC cấp huyện chính là lực lượng lãnh đạo, chỉ đạo các tầng lớp nhân dân ở cấp huyện thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ của cấp ủy và chính quyền đề ra, đồng thời là lực lượng đại diện, bảo đảm và chăm lo lợi ích, phát huy quyền làm chủ của các tầng lớp nhân dân trong huyện.

Bốn là, đội ngũ CBCC cấp huyện là một trong những nguồn quan trọng

cung cấp những cán bộ có đức, có tài cho tỉnh và các sở, ban, ngành cấp tỉnh. Đội ngũ CBCC cấp huyện là lực lượng nòng cốt của các tổ chức trong HTCT, của các đảng bộ huyện, thành phố, trực tiếp lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực hiện các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội và công tác xây dựng Đảng, xây dựng HTCT. Đội ngũ này, nếu được xây dựng đồng bộ cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng, sẽ là lực lượng then chốt tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ và vững chắc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển các huyện trong thời kỳ mới. Đội ngũ này chính là nhân tố quyết định bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH của các huyện, đồng thời là đội ngũ cán bộ nguồn lãnh đạo, quản lý của cấp tỉnh. Trong những năm qua, có khơng ít cán bộ lãnh đạo cấp huyện diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý được rèn luyện, thử thách và trưởng thành ở các huyện, đã được tỉnh cất nhắc, bổ nhiệm, điều động nhận nhiệm vụ, trọng trách cao hơn ở các sở, ban, ngành của tỉnh (trong đó, có cả cán bộ lãnh đạo đứng đầu cấp tỉnh: Tỉnh ủy, HĐND, UBND).

Một là, thực hiện chức năng lãnh đạo của Đảng bộ huyện, chức năng

quản lý nhà nước của hệ thống chính trị cấp huyện. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh ở cấp huyện. Lãnh đạo, chỉ đạo chăm lo đời sống nhân dân, thực hiện các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ở cấp huyện. Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng hệ thống chính trị cấp huyện vững mạnh.

Hai là, nghiêm chỉnh thực hiện và đấu tranh bảo vệ đường lối, quan điểm

của Đảng, các nghị quyết và quyết định của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết đại hội đảng bộ các huyện, thành phố. Cùng với cấp ủy, chính quyền nơi công tác chịu trách nhiệm lãnh đạo quán triệt, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và của Tỉnh ủy, huyện ủy; chỉ đạo công tác xây dựng và bảo vệ Đảng trong ngành, địa phương hoặc đơn vị được phân cơng phụ trách. Trực tiếp góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh ở đơn vị mình cơng tác và sinh hoạt.

Ba là, chủ động đề xuất với Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ

trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chung của Đảng bộ, những vấn đề liên quan đến lĩnh vực và địa phương mình.

Bốn là, gương mẫu thực hiện các quy định của Đảng, chính sách, pháp

luật của Nhà nước; giữ gìn đồn kết thống nhất, lối sống trong sạch, lành mạnh. Đấu tranh kiên quyết và chịu trách nhiệm về tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, mất đồn kết nội bộ xảy ra ở đơn vị, địa bàn mình quản lý. Có trách nhiệm thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng cơ quan, gia đình văn hóa, khơng để vợ (hoặc chồng), con lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm sai trái với quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Đảng.

Năm là, chấp hành nghiêm sự phân công và điều động của Ban Thường

cơng tác, thi hành kỷ luật đối với mình, nhưng khi tổ chức đã quyết định thì phải nghiêm chỉnh chấp hành. Thực hiện đúng chế độ bảo mật đối với những thông tin, tài liệu được Ban Thường vụ Tỉnh ủy phổ biến, tuân thủ kỷ luật phát ngôn của Đảng, Nhà nước và quy định của Tỉnh ủy.

Sáu là, trực tiếp phụ trách hoặc tham gia chỉ đạo công tác tổ chức, cán

bộ thuộc cấp mình, địa phương mình; xây dựng quy hoạch và bồi dưỡng cán bộ kế cận lãnh đạo, quản lý hoặc cán bộ lãnh đạo chủ chốt trực thuộc của địa phương quản lý.

Bảy là, có kế hoạch học tập, tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu nâng cao trình

độ tồn diện, nhất là về lý luận chính trị, chun mơn nghiệp vụ, có chương trình nghiên cứu, tổng kết thực tiễn; làm tốt cơng tác dân vận, giữ gìn mối liên hệ mật thiết với quần chúng Nhân dân.

Tám là, căn cứ hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương, Ban Thường

vụ Tỉnh ủy, định kỳ hàng năm thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình kết hợp với đánh giá, phân loại cán bộ lãnh đạo, quản lý thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, có nhận xét, đánh giá của tập thể đảng ủy, chi ủy; hội nghị CBCC của địa phương, đơn vị công tác và chi ủy nơi đảng viên cư trú và gửi văn bản báo cáo về Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Tổ chức Tỉnh ủy theo quy định.

Một phần của tài liệu 1. Luận án (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)