2.4.1. Xây dựng tiêu chuẩn từng chức danh của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện
Xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ là nội dung quan trọng hàng đầu trong công tác cán bộ, là khâu đầu tiên, là căn cứ để tuyển chọn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, sắp xếp, bố trí sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ. Nhằm tiêu chuẩn hóa các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý, góp phần khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác cán bộ; làm cơ sở cho việc giới thiệu quy hoạch cấp ủy và các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý các ngành, các cấp. Xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ phải đảm bảo đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị và cả hệ thống chính trị.
Căn cứ Quy định 89-QĐ/TW ngày 04/8/2017 của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Tỉnh ủy, thành ủy cần tập trung xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ nói chung và CBCC nói riêng. Tiêu chuẩn chung của đội ngũ CBCC bao gồm:
Về tư tưởng chính trị, đội ngũ CBCC cấp huyện là những người đứng
đầu bộ máy Đảng, chính quyền của huyện, do đó trong xây dựng tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị các cấp ủy cần xác định rõ những yêu cầu cụ thể. Đó là, là phải trung thành với Đảng, với lợi ích của quốc gia, dân tộc; kiên định chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng về độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng. Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, khơng dao động trong mọi tình huống, kiên quyết đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Có tinh thần u nước, đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Yên tâm công tác, chấp hành tuyệt đối sự phân công của tổ chức và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Về đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đội ngũ CBCC cấp huyện
phải là những người có phẩm chất đạo đức trong sáng; lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, giản dị; cần, kiệm, liêm chính, chí cơng vơ tư. Tâm huyết và có trách nhiệm với cơng việc; không tham vọng quyền lực, không háo danh; có tinh thần đồn kết, xây dựng, gương mẫu, thương u đồng chí, đồng nghiệp. Bản thân khơng tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi và tích cực đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ; kiên
quyết đấu tranh chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, bè phái, lợi ích nhóm, nói khơng đi đơi với làm; cơng bằng, chính trực, trọng dụng nhân tài, khơng để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. Tuân thủ và thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình [20, tr.5].
Về trình độ văn hóa, chun mơn nghiệp vụ: Có trình độ chun mơn, lý
luận chính trị, quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao và theo quy định của Đảng, Nhà nước; trình độ tin học, ngoại ngữ cần thiết và phù hợp.
Về năng lực và uy tín, là người đứng đầu của Đảng và chính quyền cấp
huyện, yêu cầu về năng lực và uy tín của đội ngũ CBCC cần có tư duy đổi mới, có tầm nhìn, phương pháp làm việc khoa học; có năng lực tổng hợp, phân tích và dự báo. Có khả năng phát hiện những mâu thuẫn, thách thức, thời cơ, thuận lợi, vấn đề mới, khó và những hạn chế, bất cập trong thực tiễn; mạnh dạn đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, khả thi, hiệu quả để phát huy, thúc đẩy hoặc tháo gỡ. Có năng lực thực tiễn, nắm chắc và hiểu biết cơ bản tình hình thực tế để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực, địa bàn cơng tác; cần cù, chịu khó, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và vì nhân dân phục vụ. Có khả năng lãnh đạo, chỉ đạo; gương mẫu, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể, cá nhân; được cán bộ, đảng viên, nhân dân tin tưởng, tín nhiệm.
Thứ năm, về sức khoẻ, độ tuổi và kinh nghiệm, đủ sức khoẻ để thực hiện
nhiệm vụ; bảo đảm tuổi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử theo quy định; có kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý [20, tr.7].
2.4.2. Xây dựng các khâu trong công tác cán bộ
- Về tuyển chọn cán bộ
bộ, công chức, bảo đảm tuyển chọn đúng những người có đủ tiêu chuẩn theo từng chức danh. Xây dựng và thực hiện các quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm một cách chặt chẽ. Các tổ chức cơ quan có nhu cầu tuyển chọn cán bộ công bố công khai nhu cầu, đối tượng, tiêu chuẩn cán bộ cần tuyển. Kết quả sát hạch, thi tuyển là một căn cứ chủ yếu để ra quyết định tuyển dụng cán bộ. Lập hội đồng thi tuyển quốc gia, các hội đồng thi tuyển của ngành, địa phương. Quy định nhiệm vụ, chức năng, quy chế làm việc của các hội đồng thi tuyển, bảo đảm việc thi tuyển tiến hành một cách chặt chẽ, khách quan và công bằng.
- Về đánh giá cán bộ
Việc đánh giá cán bộ phải làm hàng năm, trước khi kết thúc nhiệm kỳ hoặc chuyển công tác, căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ, hiệu quả cơng việc thực tế, có tính đến mơi trường, điều kiện cơng tác, mức độ tín nhiệm của nhân dân. Trách nhiệm đánh giá cán bộ thuộc về cấp ủy, tổ chức Đảng nơi cán bộ sinh hoạt, cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cán bộ và bản thân cán bộ tự đánh giá. Việc đánh giá cán bộ phải trên cơ sở thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình; theo nguyên tắc tập thể, dân chủ, công khai, kết luận theo đa số. Cán bộ được thông báo ý kiến nhận xét của cơ quan có thẩm quyền về bản thân mình, được trình bày ý kiến, có quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp trên, nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
- Về quy hoạch đội ngũ cán bộ
Quy hoạch là nền tảng của công tác cán bộ, luân chuyển là khâu đột phá của cơng tác cán bộ. Chính vì vậy, cơng tác quy hoạch cán bộ cần bảo đảm các mục tiêu và các yêu cầu nhằm bảo đảm nguồn cán bộ có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực cho giai đoạn hiện tại và những năm tiếp theo. Công tác quy hoạch cán bộ nhằm hướng đến các mục tiêu cơ bản: tạo sự chủ động, có tầm nhìn chiến lược trong cơng tác cán bộ; khắc phục tình trạng hẫng hụt trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, bảo đảm tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, giữ vững đoàn kết nội bộ và sự ổn
định chính trị. Chuẩn bị từ xa và tạo nguồn cán bộ dồi dào làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ đảm nhận các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ và năng lực, nhất là năng lực chuyên môn và thực tiễn tốt, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [20, tr.9].
Yêu cầu của công tác quy hoạch theo quy định của Đảng trong thời kỳ đổi mới là: công tác quy hoạch cán bộ cần phải bảo đảm tính “mở” và “động”, mở rộng dân chủ và cơng khai, khơng khép kín. Quy hoạch “mở” là một chức danh có thể quy hoạch một số người và một người có thể được quy hoạch vào một số chức danh; giới thiệu cán bộ vào quy hoạch khơng khép kín trong từng địa phương, cơ quan, đơn vị và bảo đảm đủ tiêu chuẩn, điều kiện, triển vọng đảm nhiệm chức danh quy hoạch ở địa phương, cơ quan, đơn vị khác. Quy hoạch “động” là quy hoạch được rà soát thường xuyên, hằng năm có sự bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, đưa vào quy hoạch những nhân tố mới và đưa ra khỏi quy hoạch những người không đáp ứng được u cầu của tình hình mới. Quy hoạch cần có sự liên thơng giữa cấp dưới với cấp trên, giữa các ngành, các lĩnh vực công tác... Quy hoạch cần gắn kết với đánh giá cán bộ và phải xác định đây là tiêu chí quan trọng. Cán bộ diện quy hoạch phải đảm bảo yêu cầu các tiêu chuẩn quy định. Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị và thực tế đội ngũ cán bộ; nhằm phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài của từng địa phương. Quy hoạch cán bộ sát thực tiễn, có tính khả thi, tránh cục bộ dòng họ, dân tộc, vùng, miền, cần bảo đảm cơ cấu 3 độ tuổi, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số. Cơ cấu cán bộ trong quy hoạch cần cân đối giữa các nhóm tuổi để tạo nguồn cán bộ kế cận cho nhiều giai đoạn.
- Về luân chuyển đội ngũ cán bộ
Luân chuyển là khâu đột phá của công tác cán bộ. Mục tiêu của công tác luân chuyển cán bộ thông qua thực tiễn làm cho cán bộ “hiểu thấu” tình hình, thấy được những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã phù hợp với thực tế hay chưa, cần bổ sung, uốn nắn khâu nào, việc gì. Việc ln chuyển cán bộ sẽ góp phần khắc phục tình trạng cán bộ cấp trên “Chỉ biết trông từ trên xuống”, cịn cán bộ ở địa phương “chỉ biết trơng từ dưới lên”. Việc luân chuyển cán bộ là để kết hợp kinh nghiệm cả hai bên, trên, dưới cùng thấu hiểu tình hình, cùng hợp trí, hợp lực đề ra chủ trương, biện pháp, thống nhất hành động đẩy phong trào lên.
Để công tác luân chuyển cán bộ đạt kết quả, mục tiêu đề ra trong quá trình thực hiện phải bảo đảm các yêu cầu sau: cần phải gắn với quy hoạch cán bộ. Luân chuyển như một giải pháp, một cách thức để đào tạo, rèn luyện, phát triển cán bộ được quy hoạch, tạo điều kiện để nâng cao trình độ, khả năng cho cán bộ thuộc diện quy hoạch đáp ứng đầy đủ hơn yêu cầu đối với vị trí, chức danh quy hoạch; luân chuyển cán bộ cần tính đến những đặc điểm về cơng việc, vị trí chức danh mà cán bộ được quy hoạch có thể được bổ nhiệm trong tương lai, tạo điều kiện cho cán bộ thích ứng với thực tiễn, phát huy được năng lực sở trường và bổ khuyết những kiến thức, kỹ năng mới; thực hiện luân chuyển cán bộ trong một ngành, giữa các ngành với nhau, giữa cán bộ làm công tác đảng, mặt trận, đoàn thể với quản lý nhà nước cần được chú ý để bảo đảm tạo môi trường phù hợp nhất cho cán bộ được rèn luyện, trưởng thành và phát triển một cách tồn diện; q trình tiến hành luân chuyển cán bộ phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, thận trọng, mở rộng dân chủ và có bước đi thích hợp. Sự quản lý, giám sát, quan tâm, tạo điều kiện đối với cán bộ luân chuyển từ phía các cơ quan, nhất là từ nơi đi, nơi đến cần được đặc biệt chú ý. Trong thời gian cán bộ luân chuyển về địa phương, cấp ủy phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi và giúp đỡ để cán bộ kịp thời phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm, đồng
thời có những tiêu chí cụ thể để đánh giá cán bộ sau khi thực hiện luân chuyển; luân chuyển cán bộ là phải bảo đảm đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới, cán bộ địa phương và cán bộ ở các đơn vị được luân chuyển về.
- Về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với từng chức danh cán bộ, Đặc biệt chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp từ Trung ương đến cơ sở. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải thiết thực, phù hợp với từng chức danh cán bộ; chú trọng cả phẩm chất đạo đức và kiến thức, cả lý luận và thực tiễn; bồi dưỡng kiến thức cơ bản và hướng dẫn kỹ năng thực hành. Lấy tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng thống nhất trong hệ thống các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Chú trọng bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý kinh tế, công tác xây dựng đảng về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, công tác tư tưởng và công tác quần chúng, các kiến thức về lịch sử, địa lý, văn hóa...
Phương thức đào tạo, bồi dưỡng cần phải đa dạng, phong phú. Kết hợp đào tạo chính quy với các hình thức khác, phù hợp với từng chức danh cán bộ. Có chế độ khuyến khích và bắt buộc cán bộ tự học, tự nghiên cứu. Có quy chế kiểm soát cán bộ sau đào tạo, đảm bảo làm đúng ngành nghề và chấp hành sự phân công của tổ chức.
Học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, đảng viên. Thực hiện chế độ học tập bắt buộc nhằm nâng cao trình độ mọi mặt, bảo đảm sự thống nhất về chính trị và tư tưởng trong tồn đội ngũ cán bộ. Mọi cán bộ công chức phải có kế hoạch thường xuyên học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chun mơn và năng lực hoạt động thực tiễn. Bồi dưỡng đạo đức cách mạng, trước hết là những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tinh
thần và kết quả học tập lý luận chính trị là một tiêu chuẩn để xem xét đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Các cấp ủy đảng, các ban cán sự đảng, đảng đồn có trách nhiệm tổ chức, quản lý và kiểm tra chế độ học tập. Có chế độ chính sách, kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi để cơng tác giáo dục lý luận chính trị đạt chất lượng và hiệu quả cao.
- Về bố trí, sử dụng cán bộ
Việc bố trí và sử dụng cán bộ phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn phù hợp với sở trường. Đề bạt cán bộ phải đúng lúc, đúng người, đúng việc. Có chính sách đồn kết tập hợp rộng rãi các loại cán bộ, trọng dụng những người có đức, có tài trong Đảng và ngồi Đảng, người ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Phát hiện, lựa chọn và giới thiệu những người đủ tiêu chuẩn trong các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế tham gia các tổ chức chính trị, xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để họ đóng góp vào các cơng việc chung của đất nước. Có chế độ quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ. Các cấp uỷ, thủ trưởng các cơ quan phải nắm chắc từng cán bộ, cả về đức, tài và tình trạng sức khỏe. Trên cơ sở đó có kế hoạch sử dụng, đề bạt, giúp đỡ, khen thưởng đúng mức những