Dự báo những nhân tố tác động đến xây dựng đội ngũ cán bộ chủ

Một phần của tài liệu 1. Luận án (Trang 115 - 123)

4.1.1. Những nhân tố tác động từ thế giới và xu thế của thời đại

4.1.1.1.Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ truyền thông, Internet phát triển mạnh mẽ, tạo những đột phá trên nhiều lĩnh vực, xu thế tích cực của nó mang đến những thuận lợi, là thời cơ lớn với mọi quốc gia và con người nói chung và cán bộ nói riêng. Những đột phá cơng nghệ diễn ra nhanh chóng trong nhiều lĩnh vực như: trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, cơ sở dữ liệu lớn, Internet kết nối vạn vật, robots, công nghệ in 3 chiều, công nghệ nano, công nghệ sinh học, lưu trữ năng lượng, v.v.., đem đến sự thay đổi vượt bậc cho chất lượng cuộc sống, việc làm và sản xuất, kinh doanh. Đó là sự phát triển nền kinh tế tri thức, kinh tế số mang lại nhiều thuận lợi nâng cao năng suất lao động và giảm nhẹ khó khăn về sức lực con người. Nền kinh tế số tạo ra những đột phá công nghệ mới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có hệ thống giáo dục, đào tạo cũng chịu tác động mạnh mẽ và tồn diện của nó. Triết lý giáo dục của các quốc gia sẽ có nhiều biến chuyển.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở nước ta nói chúng, đội ngũ CBCC của các tỉnh miền Tây Nam Bợ nói riêng địi hỏi phải có tầm nhìn chiến lược để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của cuộc cách mạng 4.0 và kinh tế tri thức. Đây chính là cơ sở địi hỏi cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nói chung và đào tạo cán bộ nói riêng phải đổi mới tồn diện và triệt để về nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo. Dưới tác động của cách mạng khoa học công nghệ, đội ngũ CBCC cấp huyện của các tỉnh miền Tây Nam Bợ có cơ hội tiếp cận, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, công nghệ số, trong học

tập của bản thân và trong cơng tác lãnh đạo, quản lý. Để thích ứng với sự phát triển khoa học công nghệ, đội ngũ CBCC cấp huyện được đào tạo cơ bản hơn, toàn diện cả về lý luận chính trị, văn hóa, chun môn, nghiệp vụ, năng lực tổ chức và tổng kết thực tiễn, có tư duy phân tích và tổng hợp, xử lý thơng tin đa chiều v.v.. Thông qua Ban Tổ chức Trung ương, cấp ủy của 13 tỉnh, thành phố sẽ tuyển chọn những cán bộ trẻ, ưu tú, có đạo đức, năng lực để đưa đi đào tạo ở nước ngoài và trong nước theo từng ngành, từng lĩnh vực theo nhu cầu của địa phương.

Các trường chính trị tỉnh miền Tây Nam Bơ ̣ đã đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với cách mạng khoa học công nghệ phát triển và yêu cầu thực tiễn công tác lãnh đạo, quản lý. Việc Đảng, Nhà nước đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo đã tạo điều kiện cho đội ngũ CBCC cấp huyện ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ có nhiều sự lựa chọn, nhiều phương thức đào tạo để nâng cao trình độ, chun mơn về mọi mặt. Đội ngũ cán bộ sẽ có cơ hội được học tập trong môi trường giáo dục ở trong nước và ở các nước tiên tiến, học tập, tiếp thu nhiều kiến thức mới, hiện đại, thiết thực với đòi hỏi của cuộc sống …

Xu thế lớn hồ bình, hợp tác và phát triển, xu thế tồn cầu hố và hội nhập quốc tế tiếp tục tiến triển, tạo thuận lợi cho tất cả các nước, trong đó có nước ta và ở các tỉnh miền Tây Nam Bô ̣. Xu thế tồn cầu hố đã và đang là một xu thế tất yếu của thế giới sẽ làm gia tăng sự trao đổi quốc tế về thương mại, dịch vụ tài chính; phát triển các khu thương mại tự do và các khối liên kết, các tổ chức quốc tế của các tỉnh miền Tây Nam Bợ. Tồn cầu hoá tạo ra những quan hệ kinh tế gắn bó, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới, nó giúp các quốc gia trên thế giới hiểu biết nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó có Đơng Nam Á, tiếp tục phát triển năng động có vị trí địa kinh tế - chính trị ngày càng quan trọng tạo ra những xu thế tích cực với các

nước trong vùng, trong đó có nước ta và các tỉnh miền Tây Nam Bô ̣.

Đối với cả đất nước và miền Tây Nam Bô ̣, các xu hướng tất yếu, tích cực nêu trên của tình hình quốc tế tạo ra xu thế chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Các tỉnh miền Tây Nam Bộ có thể mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút các nhà đầu tư, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để có thể tạo ra nhiều khu cơng nghiệp, khu chế xuất hoặc có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngồi vào đầu tư trực tiếp. Khi đó nhu cầu về lao động tại chỗ sẽ tăng lên, yêu cầu đặt ra với nguồn nhân lực quản lý cũng cao lên. Việt Nam và những nước đi sau tận dụng cơ hội, có thể đi tắt, đón đầu, đi nhanh hơn ở những khâu quyết định. Với phương châm tơn trọng chủ quyền và cùng có lợi Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và có trách nhiệm với tất cả các nước trong cơng đồng quốc tế, có thể tranh thủ mọi nguồn lực của các nước, cũng như phát huy sự đoàn kết trong các tổ chức quốc tế để đạt những mục tiêu đề ra.

4.1.1.2. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ ở Việt Nam nói chung và đội ngũ CBCC cấp huyện của các tỉnh miền Tây Nam Bơ ̣ nói riêng cũng chịu tác động tiêu cực của q trình quốc tế hóa nêu trên. Đó là, những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 làm cho thế giới rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng nhiều mặt. Các nước điều chỉnh chiến lược và phương thức phát triển nhằm thích ứng với tình hình mới. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục có vị trí chiến lược ngày càng quan trọng. Tại Đông Nam Á, môi trường an ninh, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đơng cịn diễn biến phức tạp. Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh và các vấn đề an ninh phi truyền thống khác, nhất là an ninh mạng, ngày càng tác động mạnh, nhiều mặt, đe doạ nghiêm trọng đến sự phát triển ổn định, bền vững của thế giới, khu vực và tình hình an ninh đất nước ta.

Sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động ngày càng tinh vi, nguy hiểm, phức tạp hơn trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập, sự bùng nổ của hệ thống thơng tin truyền thơng tồn cầu, chiến tranh

mạng tác động đến cách mạng Việt Nam. Sự địi hỏi của tồn cầu hóa với nguồn nhân lực của mỗi quốc gia nói chung và của một tổ chức nói riêng sẽ rất dễ bị lạc hậu. Do đó đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ CBCC của các tỉnh miền Tây Nam Bơ ̣ nói riêng. Địi hỏi lớn nhất là việc họ phải có đủ năng lực, trình độ để tham gia quá trình hợp tác và tồn cầu hóa, mà trước hết là trình độ ngoại ngữ, Bên cạnh đó việc đủ năng lực để có thể tiếp cận được với khoa học-cơng nghệ, nhất là cơng nghệ thơng tin, mạng tồn cầu... cũng là thách thức rất lớn trong xây dựng đội ngũ CBCC cấp huyện của các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

4.1.2. Những nhân tố tác động từ tình hình trong nước

4.1.2.1. Ở trong nước, thế và lực của Việt Nam và miền Tây Nam Bộ sau hơn 35 năm đổi mới đã mạnh hơn trước. Thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế, niềm tin của nhân dân ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiềm lực đất nước đã lớn mạnh hơn nhiều cả về quy mô và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta tiếp tục phát triển, kinh tế Việt Nam đang từng bước ra khỏi tình trạng suy giảm, lấy lại đà tăng trưởng. Tình hình chính trị - xã hội, kinh tế vĩ mô ổn định, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội tăng lên; tính tự chủ được cải thiê ̣n; tích luỹ và nâng cao năng lực quản trị nhà nước, điều hành phát triển kinh tế - xã hội; uy tín, vị thế đất nước ngày càng được củng cố trên trường quốc tế. Chất lượng tăng trưởng kinh tế từng bước được cải thiện, cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch sang chiều sâu, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho nền kinh tế được cải thiện đáng kể. Nguồn lao động dồi dào của miền Tây Nam Bợ, có khả năng thích nghi tốt với những thay đổi khoa học và công nghệ. Kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng, một số hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới quan trọng như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định thương mại

tự do Việt Nam - EU (EVFTA)... đòi hỏi phải cải cách thể chế kinh tế mạnh mẽ hơn nữa, ta ̣o cơ hội mở rộng thị trường, đầu tư cho phát triển công nghiệp và thực hiện cơng nghiệp hố. Khu vực tư nhân nói chung và ở miền Tây Nam Bợ đóng góp ngày càng lớn vào phát triển kinh tế đất nước. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, mơi trường, quốc phịng, an ninh, đối ngoại được quan tâm và có sự chuyển biến tích cực; tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh; vẫn còn cơ hội dân số vàng; thành quả xây dựng nông thôn mới được củng cố, đời sống mọi mặt của người dân không ngừng được cải thiện.

4.1.2.2. Tuy nhiên, những thách thức lớn của cách mạng Việt Nam tác động không nhỏ đến công tác xây dựng đội ngũ CBCC cấp huyện của các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Cụ thể là các vấn đề xã hội gây áp lực lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, như già hố dân sớ, chênh lê ̣ch giàu - nghèo và trình độ phát triển. Thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn ở miền Tây Nam Bộ ngày càng nhanh với cường độ mạnh, khó lường, đặc biệt là ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 có thể kéo dài đến những năm đầu của kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Những thách thức về khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn nước ngọt, tài nguyên, đất đai và xử lý ô nhiễm môi trường miền Tây Nam Bộ sẽ tác động nặng nề đến phát triển kinh tế, xã hội. Nhiê ̣m vu ̣ bảo vê ̣ đô ̣c lâ ̣p, chủ quyền, bảo đảm an ninh quố c gia còn gă ̣p nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên một số địa bàn miền Tây Nam Bợ cịn diễn biến phức tạp. u cầu đặt ra với miền Tây Nam Bộ không chỉ đẩy lùi các nguy cơ, thách thức mà còn phải tích cực, chủ động trước thời cơ mới. Đất nước đang đổi mới mơ hình tăng trưởng cấu trúc lại phát triển kinh tế theo chiều sâu, việc định hình lại, phương thức sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng và đời sống xã hội thay đổi sau đại dịch cũng tác động mạnh mẽ đến các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

4.1.2.3. Bốn nguy cơ mà Đảng ta chỉ ra vẫn tồn tại trong nước cũng như ở miền Tây Nam Bô ̣ là: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong

khu vực và trên thế giới; “diễn biến hịa bình”; suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên; quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễn biến phức tạp; phân hóa xã hội, khoảng cách giàu, nghèo, ngày càng tăng, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp đáng lo ngại. Tình hình chính trị - xã hội ở một số địa bàn có tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo thời gian tới có nhiều khó khăn, thách thức lớn.

Trong tình hình mới, các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hịa bình”, chúng tìm cách đẩy nhanh quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đưa ra những luận điệu lập lờ, lẫn lộn giữa hai mặt tích cực và tiêu cực, giữa tư tưởng xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa đến đảng viên và nhân dân miền Tây Nam Bô ̣. Chúng điều chỉnh thủ đoạn chống phá từ cơng kích trực diện sang thủ đoạn mới của chúng là tuyên truyền kích động gây mâu thuẫn, chia rẽ trong nội bộ. Từ đó tác động làm tha hóa từng cán bộ, đảng viên miền Tây Nam Bô ̣, nhằm thực hiện mưu đồ phá hoại từ bên trong, thúc đẩy nhanh q trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Chúng sử dụng các cách thức tác động tinh vi, xảo quyệt đối với từng đối tượng cụ thể. Trước những thủ đoạn mới của các thế lực thù địch chống phá đất nước ta, đặc biệt là trên lĩnh vực tư tưởng, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên các tỉnh miền Tây Nam Bộ phải không ngừng rèn luyện, giữ vững lập trường, tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, chủ động phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ Nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.

4.1.3. Những nhân tố từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ

Thuận lợi lớn là miền Tây Nam Bô ̣ là vùng đất rộng lớn chiếm 12% diện tích, 19% dân số cả nước, mạng lưới sơng, kênh, rạch dày đặc; có lợi thế về phát triển nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, du lịch, năng lượng tái tạo; là trung tâm sản xuất nơng nghiệp lớn nhất của Việt Nam: đóng góp 50% sản

lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% các loại trái cây của cả nước; 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu; có vị trí thuận tiện trong giao thương với các nước ASEAN và Tiểu vùng sông Mê Công. Xu thế phát triển cuả các tỉnh miền Tây Nam Bô ̣ ngày càng tăng lên.

Đảng, Nhà nước ta có chủ trương lớn phát triển miền Tây Nam Bơ ̣. Kết luận số 28-KL/TW ngày 14/8/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phịng vùng đồng bằng sơng Cửu Long đến năm 2020; Quyết định số 245/QĐ-TTg ngày 12/02/2014 về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17/11/2017, của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sơng Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, là những chủ trương quan trọng làm thay đổi tương lai vùng Nam Bộ.

Sau hơn 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về Chiến lược cán bộ, đa số cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp miền Tây Nam Bơ ̣ có bước trưởng thành, phát triển về nhiều mặt, chất lượng ngày càng được nâng lên; nguồn cán bộ quy hoạch khá dồi dào, bảo đảm sự chuyển tiếp giữa các thế hệ. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ. Nhiều cán bộ năng động, sáng tạo, thích ứng với xu thế hội nhập, có khả năng làm việc trong mơi trường quốc tế. có năng lực, phẩm chất, uy tín.

Trong bối cảnh thế giới, trong nước và chủ trương của Đảng, nhà nước, miền Tây Nam Bộ có nhiều cơ hội phát triển, đẩy mạnh liên kết phát triển và

Một phần của tài liệu 1. Luận án (Trang 115 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)