Phân biệt tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

Một phần của tài liệu TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE NGƯỜI KHÁC TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG (Trang 31 - 38)

sức khỏe của người khác với một số tội phạm khác được quy định trong Bộ luật Hình sự

1.3.1. Phân biệt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong trường hợp dẫn đến chết người với tội giết người trong trường hợp đã hoàn thành.

Trong thực tiễn vấn đề nhầm lẫn giữa những trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn lại cho sức khỏe của người khác dẫn đến sự việc chết người.

Vấn đề là ranh giới giữa hai loại tội phạm này không phải lúc nào cũng dễ xác minh một cách rõ ràng, do vậy về mặt lý luận cần định tội đúng sẽ là tiền đề cho việc phân loại TNHS và cá thể hóa hình phạt rất chính xác có căn cứ về điều pháp luật

Cần xét đến những đặc trưng dấu hiệu của tội giết người và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác để dẫn đến tình trạng chết người. Theo đó, cả hai mặt lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật có thể lấy ra cơ bản sự khác nhau và giống nhau giữa hai tội này.

* Về khác nhau: Hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác dẫn đến chết người và hành vi giết người được phân biệt xâm phạm khách thể trực tiếp bằng cách phân biệt cường độ, phương tiện công cụ mà người phạm tội sử dụng, vị trí tấn cơng người bị hại, đặc biệt là mục đích của người phạm tội cố ý gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người bởi mục đích là gây thiệt hại về sức khỏe

của người khác đến chết người bởi mục đích là gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác, nếu phương tiện, công cụ, cường độ tấn cơng, vị trí trên thân thể người bị tấn cơng gây thương tích gây tổn hại sức khỏe về nguyên tắc không thể hiện ý chí của người phạm tội là cố ý đoạt tính mạng người khác. Chết người là hậu quả xảy ra kết quả không mong muốn của người phạm tội hoặc nằm ngoài ý muốn. Do vậy, nếu khoa học luật hình sự coi lẫn trong trường hợp cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe cho người khác dẫn đến chết người (điểm a khoản 4 Điều 134 BLHS 2015) dẫn đến chết 2 người trở lên (điểm a khoản 5 Điều 134) là trường hợp hỗn hợp lỗi, theo đó đối với hành vi là lỗi cố ý và đối với hậu quả chết người hay chết nhiều người là lỗi vô ý. Với tội giết người, chủ quan trong ý chí phạm tội là hướng vào tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật và mục đích là thực hiện theo chiều hướng đó và sẽ gây ra cái chết cho người khác.

* Về mục đích phạm tội:

- Mục đích của người phạm tội giết người là muốn tước đoạt mạng sống, xâm phạm trực tiếp và chính diện đến tính mạng, sức khỏe của người khác. Mong muốn khi thực hiện hành vi phạm tội của tội phạm là làm người khác chết.

- Mục đích của người phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người là gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không muốn tước đoạt mạng sống của người khác. Để thực hiện hành vi này, người phạm tội dùng các loại vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại, a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm… và đôi khi đã xảy ra hậu quả ngoài ý muốn là tước đoạt mạng sống của nạn nhân.

Tội cố ý gây thương tích

- Với tội giết người, người phạm tội mang lỗi cố ý với cả hành vi và hậu quả chết người. Họ ý thức được hành vi của mình sẽ dẫn đến hậu quả là làm người khác chết nhưng vẫn cố ý thực hiện và mong muốn hậu quả chết người xảy ra.

- Với tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, người phạm tội chỉ mang lỗi cố ý với hành vi cịn vơ ý với hậu quả chết người. Tội phạm chỉ ý thức đến mức độ gây thương tích, cịn hậu quả gây chết người là nằm ngồi dự tính và họ không hề mong muốn hậu quả này xảy ra.

1.3.2. Phân biệt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác với tội giết người trong 2 trường hợp chưa đạt

* Khi phân biệt điểm khác nhau của cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác với tội giết người trong trường hợp chưa đạt có thể căn cứ vào mặt chủ quan và khách quan của tội phạm về yếu tố lỗi của người phạm tội. Đầu tiên về mặt chủ quan của tội giết người trong trường hợp chưa đạt mong muốn tước đi mạng sống của người khác và hậu quả chết người xảy ra nhưng hậu quả đó xảy ra ngồi ý muốn của họ, cịn đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác thì ý định chỉ muốn gây thương tích cho người khác, không mong muốn và cũng không nghĩ đến hậu quả chết người.

Tuy nhiên ở mức độ tấn cơng, hung khí khi sử dụng, địa điểm, vị trí tấn cơng vào cơ thể của nạn nhân trong những trường hợp có thể được lựa chọn để đạt đến mục đích phạm tội cuối cùng của mình là giết người hay chỉ gây ra những trường hợp thương tích. Với hành vi tấn cơng có tính chất quyết liệt, sử dụng hung khí nguy hiểm để tấn cơng vào những vùng trọng yếu trên cơ thể của nạn nhân với quyết tâm phạm tội đến cùng nhưng hậu quả chưa xảy ra chết người là do nguyên nhân khách quan ngồi mong muốn của người phạm tội thì trường hợp này định tội là thỏa đáng. Xét yếu tố lỗi của người phạm tội giết người chưa đạt thì có thể là lỗi cố ý trực tiếp gây ra cái chết trực tiếp cho

nạn nhân đó, cịn trường hợp không chết là không nằm trong dự tính của người phạm tội. Các trường hợp thực hiện hành vi với lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội mặc dù không mong muốn nhưng chấp nhận hậu quả chết người xảy ra và lúc đó hậu quả đã khơng xảy ra thì khơng thể buộc tội người phạm tội phải chịu trách nhiệm về hậu quả chết người, đây cũng chính là điều mà người trong trường hợp này không mong muốn và thực tế cũng không xảy ra. Do đó để định đúng tội danh chúng ta cần phải phân biệt hai tội này trên cơ sở cơ bản như sau:

- Nếu lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp thì định tội giết người chưa đạt, đây là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ được hành vi của mình có thể làm nạn nhân chết mà vẫn thực hiện vì muốn nạn nhân chết. Bởi vì nguyên nhân khách quan nên nạn nhân khơng chết là sự việc ngồi ý muốn của người phạm tội.

- Nếu lỗi người phạm tội không phải là lỗi cố ý trực tiếp gây ra cái chết cho nạn nhân thì định tội cố ý gây thương tích.

1.3.3. Phân biệt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác quy định tại điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội chống người thi hành công vụ tại điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017.

Hai tội này đều là xâm phạm đến sức khỏe của người khác, hiện nay vẫn có sự nhầm lẫn giữa định tội danh hai tội này. Những khác biệt như sau:

* Về khách thể tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe của người khác. Còn khách thể của tội chống người thi hành công vụ là xâm phạm đến hoạt động quản lý hành chính nói riêng và hoạt động quản lý xã hội chung của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức được thực hiện thông qua hoạt động của các nhân viên thuộc các tổ chức, cơ quan đó. Đối tượng tác động

của tội phạm này là người đang thi hành công vụ, việc xâm phạm đến người thi hành công vụ cũng là xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ công.

* Mặt khách quan của tội phạm: chống người thi hành cơng vụ, nói chung là gần giống với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

+ Hành vi dùng vũ lực là hành vi (hành động) dùng sức mạnh vật chất tấn công, hành hung cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật như dùng: tay đấm, chân đá, cây đánh, đất, đá ném,... nhằm làm cho người thi hành công vụ bị đau đớn để khơng thực hiện được nhiệm vụ của mình. Hành vi dùng vũ lực này không gây ra hậu quả cho người bị hại thì mới thỏa mãn cấu thành tội chống người thi hành công vụ. Nếu gây ra hậu quả về thương tích hoặc gây chết người thì người phạm tội phải bị xử lý về một tội phạm tương ứng là tội cố ý gây thương tích hoặc tội giết người.

+ Hành vi đe dọa dùng vũ lực, đó là hành vi uy hiếp tinh thần người thi hành công vụ làm cho họ sợ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao, nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

+ Hành vi dùng thủ đoạn khác (như lăng mạ, bôi nhọ hoặc vu khống...) nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, chỉ cần người phạm tội thực hiện một trong các hành vi khách quan nêu trên là tội phạm đã hoàn thành.

* Về chủ thế của tội phạm: Chủ thể của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đã được phân tích ở mục 1.1.2.3. Đối với Tội chống người thi hành công vụ, người phạm tội phải đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

* Mặt chủ quan của tội phạm.

Hai tội phạm này đểu được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.

Sau khi phân tích ta thấy rõ ràng khác biệt của hai tội này chủ yếu tập trung vào khách thể bị xâm phạm đến đối tượng tác động, hành vi phạm tội có gây ra hay không gây ra hậu quả. Thông qua việc xác định các dấu hiệu nêu ở trên có thể định tội danh đúng tội.

Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ

Theo quy định tại Điều 137 BLHS 2015, là hành vi khi thực hiện công vụ mà sử dụng vũ lực ngoài những trường hợp được cho phép gây hậu quả thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác.

Dấu hiệu của tội phạm được thể hiện như:

Nạn nhân của hành vi này là những người vi phạm pháp luật và bị người thi hành cơng bắt giữ. Cũng có trường hợp người bị hại khơng phải là người có hành vi phạm pháp nhưng bị xâm hại vì lỗi của người thi hành công vụ.

Hành vi khách quan của tội phạm là sử dụng vũ lực ngoài những trường hợp được cho phép theo quy định như sử dụng vũ khí, cơng cụ hỗ trợ gây hậu quả thương tật từ 31% trở lên cho nạn nhân.

* Các tội về cố ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác Khác nhau quan trọng nhất giữa các tội danh trên là mục đích của người thực hiện hành vi, nó có ý nghĩa quan trọng để xác định người phạm tội thuộc vào loại tội danh nào và khung hình phạt ra sao. Tuy nhiên giới hạn giữa các tội danh này rất mong manh, dẫn đến có nhiều vụ án xác định sai tội danh là làm tổn hại nghiêm trọng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội.

Có thể khẳng định BLHS, Bộ luật TTHS lần này đã sửa đổi, bổ sung một cách tồn diện về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe người khác trong hình sự, giúp cho việc thực thi pháp luật được chính xác hơn trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.

Tiểu kết Chương 1

Trong chương 1, luận văn đã tập trung làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về khái niệm, dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, đường lối xử lý và làm rõ nhằm phân biệt giữa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trường hợp dẫn đến chết người với tội giết người trong trường hợp đã hoàn thành. Phân biệt tội này với tội giết người trong trường hợp phạm tội chưa đạt. Phân biệt tội này và tội chống người thi hành công vụ.

Đây là những lý luận quan trọng đế tác giả vận dụng làm rõ thực tiễn áp dụng pháp luật về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Chương 2

ÁP DỤNG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TẠI

THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI

Một phần của tài liệu TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE NGƯỜI KHÁC TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)