Thực tiễn áp dụng hình phạt đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn

Một phần của tài liệu TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE NGƯỜI KHÁC TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG (Trang 52 - 58)

hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác:

2.2.1. Cơ sở lý luận của quyết định hình phạt đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác:

Quyết định hình phạt là một trong những hoạt động quan trọng, từ nhận thức thực tiễn và áp dụng pháp luật hình sự của tồ án mà cụ thể ở đây là hội đồng xét xử để đưa ra một bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, quyết định hình phạt được thực hiện sau khi đã định tội danh chính xác. Đây là giai đoạn thực hiện trong quá trình xét xử yêu cầu hình phạt phải phù hợp với mức độ tính nguy hiểm

của hành vi mà bị cáo gây ra, phù hợp với các tài liệu, chứng cứ, nhân thân, quan điểm của những người tham gia tố tụng và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được quy định trong Bộ luật hình sự, vừa có tính răng đe, vừa giáo dục, vừa có tính nhân đạo trong pháp luật hình sự Việt Nam. Mặc dù hiện tại văn bản pháp luật hình sự ở nước ta chưa đưa ra khái niệm quyết định hình phạt nhưng trong khoa học pháp lý đã có nhiều tác giả đưa ra khái niệm quyết định hình phạt, phần lớn các tác giả đều cho rằng “Quyết định hình phạt là việc Tồ án lựa chọn loại hình phạt cụ thể bao gồm hình phạt chính và có thể cả hình phạt bổ sung với mức độ cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng cho người phạm tội”. Trên cơ sở phân tích pháp luật hình sự về quyết định hình phạt và quan điểm khoa học pháp lý của nhiều tác giả qua những thời kỳ, có thể nhận thấy quyết định hình phạt có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất: QĐHP được thực hiện sau khi đã định tội danh đó là hoạt động nhận thức về thực tiễn của hội đồng xét xử. Hay nói cách khác quyết định hình phạt là hoạt động nhận thức thực tiễn của toà án.

Thứ hai: QĐHP dựa trên cơ sở bộ luật hình sự do tồ án quyết định. Thứ ba: Nội dung QĐHP là tồ án có thế miễn trách nhiệm hình sự, khi có đủ căn cứ xác định người đó khơng phạm tội và đương nhiên khơng phải chịu hình phạt về tính chất và hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm. Trường hợp tồ án quyết định hình phạt thì quyết định hình phạt bao gồm: xác địnhh khung hình phạt (có thể) và hình phạt cụ thể cho người phạm tội như vậy có nghĩa miễn truy cứu trách nhiệm hình sự và truy cứu trách nhiệm hình sự đều thuộc thẩm quyền của toà án.

Thứ tư: QĐHP chỉ áp dụng cho những hành vi phạm tội đối với cá nhân, đảm bảo về mặt chủ quan của tội phạm. Qua những nội dung đã phân tích trên tác giả đồng ý với quan điểm về khái niệm quyết định hình phạt như sau:

“Quyết định hình phạt là hoạt động nhận thức thực tiễn của toà án (cụ thể là hội đồng xét xử) được thực hiện sau khi đã xác định được tội danh để

định ra biện pháp xử lý. Tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội do hành vi bị cáo đã thực hiện. Nội dung của quyết định hình phạt có thể là miễn trách nhiệm hình sự. Nếu tồ án quyết định áp dụng hình phạt thì hoạt động quyết định hình phạt bao gồm việc xác định khung hình phạt và xác định hình phạt cụ thể trong phạm vi luật cho phép đối với bị cáo” trên thực tiễn quyết định hình phạt là hoạt động nhận thức thực tiễn của toà án, thẩm quyền của toà án tuy nhiên trong hoạt động này lại chịu ảnh hưởng rất lớn về kết quả của các cơ quan khác như: Cơ quan điều tra, viện kiểm sát, cơ quan giám định…là vơ cùng quan trọng để có thể quyết định hình phạt một cách đúng đắn, chính xác một phần có ảnh hưởng từ kết quả của các cơ quan liên quan trong công tác điều tra, truy tố phải thật sự công tâm, trong sáng, khách quan, trung thực trong thực thi cơng vụ của mình. Từ khái niệm đặc điểm nêu trên việc quyết định hình phạt chính xác và đúng đắn sẽ mang lại ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác phịng chống tội phạm mang lại sự cơng bằng cho xã hội nói chung và ngành tồ án nói riêng.

Bởi thứ nhất: quyết định hình phạt đúng pháp luật của hội đồng xét xử là cơ sở pháp lý để đạt được mục đích của hình phạt về tính cơng minh, tương xứng với tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm cho xã hội, thân nhân người phạm tội.

Thứ hai: Đảm bảo nâng cao hiệu quả của hình phạt là cơ sở pháp lý của quyết định hình phạt đúng.

Thứ ba: Để đảm bảo tính khả thi của hệ thống hình phạt thì quyết định hình phạt phải đúng.

2.2.2. Tình hình quyết định hình phạt đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai từ năm 2015 - 2019:

Quyết định hình phạt là một giai đoạn, mỗi nội dung của áp dụng pháp luật hình sự thể hiện qua việc Tịa án lựa chọn loại và mức hình phạt cụ thể đã

quy định trong từng khoản, điều luật theo một thủ tục nhất định để áp dụng đối với người phạm tội thể hiện trong bản án buộc tội.

Từ bản số liệu sau đây đã khái quát về tình hình quyết định hình phạt về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hai sức khỏe của người khác trong năm qua tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Bảng 2.5: Hình phạt do Tịa án Cấp sơ thẩm áp dụng Năm Tổng Năm Tổng số bị can Hình phạt Dưới 3 năm Từ 3 đến dưới 7 năm Từ 7 đến dưới 8 năm Từ 8 đến 15 năm Án treo Cải tạo khơng giam giữ Hình phạt khác 2015 189 30 104 4 3 28 20 0 2016 173 24 91 3 0 26 29 0 2017 152 19 82 4 3 18 16 0 2018 132 21 77 2 1 17 14 0 2019 151 26 81 2 3 19 20 0 Tổng 797 120 435 15 10 108 99 0

Điều 45 BLHS quy định “Khi QĐHP, Tòa án căn cứ vào các quy định

của BLHS, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng năng TNHS” mặc dù các căn cứ là rõ ràng theo luật định, song thực tiễn THTT

cũng còn nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ như việc định khung hình phạt, QĐHP từng người đồng phạm trong vụ án có nhiều người tham gia, việc QĐHP đối với các trường hợp người bị hại được bồi thường và đươc bị hại bãi nại, việc xác định đồng phạm và đánh giá chứng cứ để xác định người phạm tội.

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác có 4 khung hình phạt. Trong đó, Khung 4 là tội đặc biệt nghiêm trọng có hình phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân. Khung 3 là tội rất nghiêm trọng có hình phạt tù từ 5 năm đến 15 năm. Khung 2 là tội nghiêm trọng có hình phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Khung 1 là tội ít nghiêm trọng có hình phạt cải tạo khơng giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Ngồi ra Tịa án có thể áp dụng các quy định khác của BLHS như quy định tại Điều 47, Điều 69… có mức hình phạt thấp hơn mức hình phạt của khung hình phạt mà Điều luật quy định hoặc chuyển sang một loại hình phạt khác nhẹ hơn. Bởi quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án các cấp tại khoản 1 Điều 170 Bộ luật TTHS thì khung 4 khơng thuộc thẩm quyền xét xử của Tịa án cấp huyện.

2.2.3. Quyết định hình phạt đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo cấu thành tội phạm cơ bản

Việc quyết định hình phạt đã căn cứ vào các quy định của pháp luật hình sự, khi áp dụng: khoản 1 Điều 104; Điều 46 quy định về các tình tiết giảm nhẹ TNHS; Điều 47 quy định về QĐHP nhẹ hơn quy định của BLHS và các quy định có liên quan; căn cứ vào khách thể bị xâm hại, hành vi cụ thể, hậu quả của hành vi phạm tội, lỗi… Để xem xét đánh giá, QĐHP cho phù hợp với từng trường hợp phạm tội. Từ quy định ở khoản 1 Điều 104 thì “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm…”.

Hình phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hầu như không được áp dụng đối với cấu thành cơ bản của tội phạm này.

Việc QĐHP ở cấu thành cơ bản của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, theo nghiên cứu các bản án có kháng cáo thì phát hiện một số vấn đề như sau:

+ Tòa án cấp sơ thẩm khi QĐHP đã bỏ sót các tình tiết giảm nhẹ TNHS của bị cáo dẫn đến việc tuyên hình phạt nặng hơn so với quy định của BLHS.

Thực hiện nghiên cứu các bản án cho thấy các bị cáo bị áp dụng án treo là có căn cứ, đúng với quy định của pháp luật. Tuy vậy vẫn có một số trường hợp áp dụng án treo không đúng với các quy định của pháp luật, với cuộc khảo sát các bản án có kháng cáo về hình phạt đã tuyên chủ yếu xuất phát từ việc TA cấp sơ thẩm khi xét xử đã bỏ sót các tình tiết giảm nhẹ TNHS của bị cáo, dẫn đến việc tuyên hình phạt nặng hơn so với quy định của BLHS.

2.2.4. Quyết định hình phạt đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo cấu thành tội phạm tăng nặng (trừ khoản 4)

- Theo quy định tại khoản 2 Điều 104 đối với cấu thành tăng nặng của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác:

Việc quyết định hình phạt theo khoản này, Tòa án cũng căn cứ vào những yếu tố tương tự khoản 1, tuy nhiên việc QĐHP khó khăn hơn so với khoản 1, đối với hình phạt được áp dụng khi các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Trường hợp hình phạt được áp dụng là hình phạt tù, mức tối đa là 7 năm tù, mức tối thiểu là 2 năm tù, chênh lệch giữa mức tối đa và mức tối thiểu là 5 năm tù. Chênh lệch này của khung hình phạt là q lớn. Do đó trong thực tế khi áp dụng các quy định về vấn đề này cũng có những khó khăn.

Khi thực hiện khảo sát đã cho thấy khơng có trường hợp nào Tịa phúc thẩm tăng hình phạt tù có thời hạn đã được Tịa sơ thẩm tun.

- Theo quy định tại khoản 3 Điều 104 với cấu thành tăng nặng của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Việc quyết định hình phạt cũng có tình trạng như đối với khoản 2 của Điều 104 BLHS. Quy định tại khoản 3, thì phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Chênh lệch giữa mức tối thiểu và mức

tối đa là 10 năm tù, như vậy mức chênh lệch này là khá lớn. Thực tế là án có tỷ lệ kháng cáo nhiều rơi vào trường hợp này và đa phần khi xét xử phúc thẩm, Tịa phúc thẩm quyết định hình phạt của các bị cáo nhẹ hơn hình phạt của bị cáo Tòa sơ thẩm tuyên. Qua nghiên cứu mức chênh lệch về hình phạt cao nhất là 1 năm tù, thấp nhất là 6 tháng tù.

Nhưng cũng cịn có nhiều trường hợp Tịa sơ thẩm tuyên hình phạt chưa tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, cụ thể ở một số trường hợp tuyên hình phạt nhẹ hơn mức thấp nhất của khung hình phạt, dẫn đến việc kháng cáo kháng nghị lên Tòa phúc thẩm.

Một phần của tài liệu TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE NGƯỜI KHÁC TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)