3.2.1. Hồn thiện các tình tiết định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Với tội giết người theo Điều 123 BLHS trong thực tế khó phân biệt với việc xác định mặt chủ quan của tội phạm này còn nhiều khó khăn, trong đó trường hợp giết người chưa đạt và cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Bởi vậy, pháp luật hình sự nhất thiết phải hướng dẫn cụ thể quy định mang tính thực tiễn để xác định mặt chủ quan của tội danh này, qua đó giúp cho các CQTHTT dễ phân biệt giữa tội giết người và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
3.2.2. Hoàn thiện các tình tiết định khung tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực ngày 01/01/2018 mặc dù vừa được ban hành và mới có hiệu lực nhưng nội dung của điều 134 tội cố ý gây thương tích và gây tổn hại sức khỏe của người khác được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn trong q trình áp dụng thi hành văn bản hướng dẫn thi hành để áp dụng trong thực tiễn vì vậy cần có sự sửa đổi và bổ sung và ban hành văn bản để việc hướng dẫn thi hành để việc áp dụng pháp luật được chính xác và hiệu quả.
Thứ nhất: Quy định vũ khí và vật liệu nổ (theo điểm a khoản 1 Điều 134 BLHS 2015) rất khó áp dụng quy định này bởi vì vũ khí và vật liệu nổ căn cứ hướng dẫn ở Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 20/6/2017 quy định tại các Điều cụ thể thì đối tượng tác động của các tội này có thể là vũ khí qn dụng; vật liệu nổ; vũ khí thơ sơ. Tuy vậy, Điều 134 BLHS năm 2015 có quy định tình tiết sử dụng vũ khí là tình tiết định tội thì việc xử 02 tội có vi phạm nguyên tắc về một hành vi chỉ bị xử lý một lần hay khơng? Bởi vì khi xử 02 tội đồng nghĩa với việc sử dụng vũ khí quân dụng được sử dụng để xử lý về 02 tội, như vậy là trái với nguyên tắc cơ bản trong pháp luật hình sự, xâm phạm nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội. Do vậy cấp thiết đề nghị cơ quan có thẩm quyền trong thời gian tới cần phải sớm hướng dẫn ban hành thi hành Điều 134 BLHS năm 2015.
Thứ hai: Tình tiết “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ
của người già yếu, ốm đau ...” (quy định tại điểm c khoản 1 Điều 134).
Phạm tội đối với người già yếu, ốm đau: Việc xác định tuổi của người già, cần theo nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo và cách tính được áp dụng
tương tự như cách tính tuổi quy định theo Pháp luật, thuật ngữ “phạm tội đối
cũng có người cịn rất khỏe mạnh, nhưng trên thực tế người từ 70 tuổi trở lên thì cũng là lúc con người đang trong giai đoạn lão hóa rất nhanh, sức đề kháng giảm sút nghiêm trọng nên họ thường xuyên có biểu hiện của sự mệt mỏi, bệnh tật. Bởi vậy, tác giả có ý kiến góp ý sửa đổi tình tiết này là bỏ cụm từ “yếu, ốm
đau”, khi đó cần quy định “phạm tội đối với người già” là có đủ ý nghĩa.
Thứ ba: Tại khoản 6 Điều 134 BLHS 2015 là quy định mới của BLHS
năm 2015 so với BLHS năm1999 khi quy định TNHS trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội của “tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”. Tội này là tội có cấu thành vật chất, bắt buộc có hậu quả xảy ra thì mới cấu thành tội phạm. Do đó yếu tố hậu quả là bắt buộc trong cấu thành tội phạm, vì khi xảy ra hậu quả là gây thương tích theo tỷ lệ luật quy định, hoặc thuộc trường hợp luật định thì người phạm tội mới phải chịu TNHS về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Thứ tư: Quy định về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 với nhiều nội dung, tình tiết mới. Trong đó, nội dung chính được sửa đổi, bổ sung năm 2017 là cơ cấu lại số khung hình phạt, giảm từ 7 khoản xuống còn 6 khoản, thay đổi mức hình phạt của từng khung cho phù hợp với sự thay đổi của số khung, đồng thời sửa đổi, bổ sung các tình tiết định khung tăng nặng từ khoản 2 đến khoản 5, pháp điển hóa các hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2006/NQ – HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao (về các tình tiết quy định tại Điều 104 BLHS 1999) nhằm đảm bảo các quy định này được rõ ràng và thống nhất khi áp dụng vào thực tiễn. Mặc dù tăng về số lượng 2 khung hình phạt so với BLHS 1999, nhưng mức hình phạt thấp nhất và cao nhất không thay đổi. Quy định mới về hành vi chuẩn bị phạm tội tại khoản 6 có khung hình phạt cải tạo khơng giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Tuy nhiên về khoảng cách khung hình phạt quá rộng.
Để các quy định của pháp luật có tính khả thi trong thực tiễn, kết cấu của điều luật được chặt chẽ, không mâu thuẫn với các quy định khác, quan điểm cá nhân tác giả cho rằng các cơ quan chức năng cần thống nhất hướng dẫn, giải thích chi tiết giới hạn các trường hợp áp dụng điều luật cho chính xác; đồng thời nên cân nhắc, xem xét bỏ khoản 6 của Điều 134 BLHS năm 2015 và không nên truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội cố ý gây thương tích. Nếu các hành vi chuẩn bị phạm tội được nêu tại khoản 6 Điều 134 BLHS năm 2015 mà đủ yếu tố cấu thành của một tội độc lập nào đó được quy định trong BLHS thì sẽ áp dụng xử lý theo tội phạm đó.
Theo tác giả nghĩ rằng đây là điều không hợp lý của nội dung điều luật, gây ra khó khăn khi xử lý.
3.2.3. Hồn thiện các quy định về hình phạt và quyết định hình phạt đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Tác giả đề xuất các giải pháp đối với “tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” như sau:
Trường hợp bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng TNHS, đồng thời có nhiều tình tiết định khung từ điểm a đến k khoản 1 Điều 134 BLHS, thì phải có các quy định tại tình tiết này hay tính cách loại trừ, triệt tiêu. Giả sử, trường hợp một bị cáo có một tình tiết tăng nặng và hai tình tiết giảm nhẹ thì nên chăng cần cân nhắc, xem xét một tình tiết giảm nhẹ, vì tình một tình tiết giảm nhẹ đã triệt tiêu đi một tình tiết tăng nặng, hoặc quy định triệt tiêu giữa tình tiết định khung và tình tiết giảm nhẹ... việc các tình tiết loại trừ nhau là tương xứng và khách quan.
3.2.4. Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự liên quan đến tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
- Về giám định tỉ lệ tổn thương cơ thể: Gồm Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phịng, Bộ Tư pháp, Tồ án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân
tối cao phải có sự phối hợp chặt chẽ và hồn thiện những quy định về trình tự, thủ tục, cách thức tiến hành giám định, có quy định rõ các trường hợp nào được giám định lại, giám định bổ sung và thời hạn thực hiện.
- Căn cứ theo bảng tỷ lệ thương tật dùng riêng cho giám định pháp y, phải quy định rõ thời điểm xác định hậu quả (giám định thương tật tạm thời) là thời điểm hành vi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của nạn nhân, chứ không phải (giám định thương tật vĩnh viễn) là thời điểm mà người bị hại đã điều trị thương tật.
- Đối với người bị hại từ chối giám định: theo quy định Thông tư số 20/2014/TT-BYT ngày 12/06/2014 của Bộ y tế (tại khoản 2, Điều 2) giám định thông qua hồ sơ như trường hợp người chết, người mất tích... Theo đó BLTTHS cần quy định rõ trình tự, các biện pháp đối với người bị hại cố tình từ chối giám định thương tật, nếu khơng có lý do chính đáng thì BLHS cần quy định TNHS.
Việc người bị hại cố ý từ chối không đi giám định mà khơng có lý do chính đáng thì BLHS cần bổ sung quy định TNHS đối trường hợp này.