Năm Tổng số bị cáo Hình phạt Dưới 3 năm Từ 3 đến dưới 7 năm Từ 7 đến dưới 8 năm Từ 8 đến 15 năm Án treo Cải tạo khơng giam giữ Hình phạt khác 2015 189 30 104 4 3 28 20 0 2016 173 24 91 3 0 26 29 0 2017 142 19 82 4 3 18 16 0 2018 132 21 77 2 1 17 14 0 2019 151 26 81 2 3 19 20 0 Tổng 787 120 435 15 10 108 99 0
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm của TAND TP. Biên Hòa từ năm 2015 – 2019) Bảng 2.4: Hình phạt do Tịa án Cấp phúc thẩm áp dụng Năm Tổng số bị cáo Hình phạt Dưới 3 năm Từ 3 đến dưới 7 năm Từ 7 đến dưới 8 năm Từ 8 đến 15 năm Án treo Cải tạo khơng giam giữ Hình phạt khác 2015 31 12 9 1 2 7 0 0 2016 35 10 15 2 0 8 0 0 2017 30 9 14 1 0 6 0 0 2018 62 14 23 5 3 17 0 0 2019 42 12 16 2 3 9 0 0 Tổng 200 57 77 11 8 47 0 0
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm của TAND TP. Biên Hòa từ năm 2015 – 2019)
2.1.2.2. Định tội danh cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo cấu thành tội phạm cơ bản
Để định tội cho một hành vi cụ thể, người áp dụng luật hình sự phải căn cứ vào cấu hình tội phạm được rút ra từ những quy định của BLHS. Nếu tình tiết của một nhóm hành vi tội phạm phù hợp với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể được quy định trong BLHS, thì hành vi đó được xác định theo tội danh của cấu thành tội phạm đó. Qua nghiên cứu các bản án được xét xử sơ thẩm, phúc thẩm về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về các tình tiết định tội danh đối với tội này cho thấy:
+ Việc xác định mặt khách thể của tội phạm: Các bản án đã tuyên đều
xác định rõ khách thể mà các bị cáo đã xâm hại khi thực hiện hành vi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Khơng có bản án nào được xét xử sơ thẩm, phúc thẩm về tội trên xác định sai khách thể.
+ Việc xác định mặt khách quan của tội phạm: Nghiên cứu các bản án đã được xét xử về tội này cho thấy việc xác định mặt khách quan của tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là chính xác và đã áp dụng đúng các quy định của pháp luật.
* Về hậu quả xảy ra: Đối với tội phạm này, việc xác định hậu quả xảy ra mà cụ thể là tỷ lệ thương tích gây ra cho người bị hại là một vấn đề rất quan trọng trong việc áp dụng TNHS đối với người phạm tội. Hậu quả xảy ra ở 2 dạng:
- Gây thương tích cho người khác. - Gây tổn hại cho sức khỏe người khác.
* Về việc xác định hậu quả: Theo quy định tại Điều 104 thì hành vi Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác phải gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác phải có tỷ lệ
thương tật từ 11% trở lên mới cấu thành tội phạm, nếu dưới 11% phải thuộc các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm k Điều 104 BLHS. Qua nghiên cứu các bản án cho thấy, trong các bản án đều xác định rõ tỷ lệ thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác là bao nhiêu % sức khỏe, việc xác định tỷ lệ thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác đều căn cứ vào các kết luận giám định của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
+ Việc xác định mặt chủ quan: Tội phạm này thực hiện với lỗi cố ý. Lỗi cố ý bao gồm: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp. Qua nghiên cứu các bản án đã được xét xử, đều xác định người phạm tội đã thực hiện hành vi cố ý hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với lỗi cố ý. Do đó việc xác định lỗi của bị cáo trong các vụ án trong các vụ án cố ý hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là đúng pháp luật. Qua khảo sát thì khơng có trường hợp nào áp dụng đối với lỗi vơ ý.
+ Việc xác định chủ thể:
Chủ thể của tội cố ý gây thương tích là những người khơng mắc ác căn bệnh về tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình và là người đủ 16 tuổi trở lên, riêng người 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ chịu TNHS nếu phạm tội được quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 104 của BLHS.
Việc xác định độ tuổi của chủ thể của này được Tòa án căn cứ vào các loại giấy tờ được các cơ quan Nhà nước cấp như Giấy khai sinh, học bạ, lời khai của Cha mẹ bị cáo và kết quả giám định tuổi...
Qua nghiên cứu thì các bản án của Tịa án đã tuyên đều áp dụng đúng các quy định pháp luật về xác định chủ thể.
- Thực tiễn áp dụng pháp luật định hình về các tình tiết định tội trong
trường hợp tỷ lệ thương tật dưới 11%
Qua thống kê xét xử thì người phạm tội “dùng hung khí nguy hiểm” để thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác rất phổ biến, hung khí mà các người phạm tội thường sử dụng là các loại dao, gậy, tuýp sắt... khi áp dụng tình tiết này trong xét xử, ngồi việc căn cứ vào các quy định của BLHS, Tòa án cũng áp dụng hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC.
Tuy nhiên khi áp dụng tình tiết này, do luật không quy định rõ tỷ lệ thương tật hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác tối thiểu là bao nhiêu phần trăm thì bị truy cứu TNHS, theo đó nếu người phạm tội “dùng hung khí nguy
hiểm” để thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác 1% cũng có thể bị truy cứu TNHS. Trong thực tế thì chưa có trường hợp nào bị xét xử rơi vào tình tiết trên, mà chỉ có một số vụ người phạm tội “dùng hung khí nguy hiểm” để thực hiện hành vi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác từ 5% đến 10%.
Tại các bản án xét xử bị cáo phạm tội rơi vào trường hợp trên, Tòa đã đánh giá: hành vi của các bị cáo xâm phạm đến sức khỏe của bị hại, hành vi của các bị cáo thực hiện do cố ý, các bị cáo biết rõ dùng búa, dao, mã tấu,... là hung khí nguy hiểm, sẽ gây thương tích cho bị hại nhưng các bị cáo vẫn thực hiện cho thấy hành vi của các bị cáo là nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến ANTT của Địa phương.
Trong các trường hợp này, Tòa căn cứ vào khách thể bị xâm hại, mặt khách quan, lỗi của bị cáo, chủ thể tỷ lệ thương tích được xác định dưới 11% công cụ mà các bị cáo sử dụng là búa, dao, gậy, mã tấu,... để áp dụng tình tiết
“dùng hung khí nguy hiểm” theo điểm a khoản 1 Điều 104 của BLHS là đúng
Ví dụ như Vụ án: Vào ngày 15/4/2016 Hồ Ngọc Hiển điều khiển xe mô tô chở một người bạn tên Sang đi chơi. Trong lúc đi chơi Hiển kể cho Sang nghe về việc bị mâu thuẫn với Phạm Văn Phú và rủ Sang đi đánh Phú để trả thù. Sau khi thống nhất với nhau, Sang điều khiển xe chở Hiển cầm một khúc cây đi tìm Phú, khi gặp Phú, Hiển xuống xe đi từ phía sau cầm khúc cây đánh vào người Phú một cái và lên xe cho Sang điều khiển bỏ chạy. Giám định Phạm Văn Phú bị tổn thương cơ thể do thương tích gây nên là 02%. Tại bản án số 65/2016/HSST ngày 05/10/2016, Tòa án nhân dân thành phố Biên Hịa nhận định Hiển dùng khúc cây là hung khí nguy hiểm nên đã áp dụng khoản 1, Điều 104 BLHS tuyên xử Hiển 08 tháng tù.
+ Trường hợp phạm tội có tính chất cơn đồ:
Đây là trường hợp cũng xảy ra khá phổ biến, đứng sau trường hợp dùng hung khí nguy hiểm trên địa bàn TP. Biên Hòa bởi các đối tượng phạm tội thường là những thanh thiếu niên hư hỏng, sống lang thang, buông thả, thực hiện tội phạm do những nguyên cớ nhỏ nhặt hoặc khơng cần có lý do. Đối với các trường hợp này qua nghiên cứu các bản án đã xét xử giai đoạn 2015 – 2019 tại TAND TP. Biên Hòa cho thấy Tòa án đã căn cứ vào khách thể bị xâm hại, mặt khách quan, lỗi của các bị cáo, chủ thể thực hiện hành vi và tỷ lệ thương tích được xác định tuy là dưới 11% nhưng do các bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội có tính hung hãn, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác, phạm tội khi khơng có ngun cớ hoặc phạm tội vì lý do nhỏ nhặt để áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất cơn đồ” là có căn cứ, đúng pháp luật.
Ví dụ như Vụ án: Ngày 05/09/2017 Đặng Hùng sau khi nghe em mình là Đặng Vũ kể đã từng bị Hà là người cùng học đánh. Hùng lấy dao mang theo đi tìm Hà, nhưng Hùng chỉ gặp anh ruột của Hà là Hồ Sỹ Huệ, Hùng liền móc dao ra đâm vào phía sau lưng của Huệ một nhát trúng vào vùng lưng phía bên trái và bỏ chạy. Hồ Sỹ Huệ bị tổn hại sức khỏe là 09%. Tại bản án số 83/2017/HSST ngày 14/02/2018 của Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa
xác định hành vi của bị cáo Hùng có tính cơn đồ nên áp dụng khoản 1 Điều 104 BLHS xử 01 năm 07 tháng tù.
2.1.2.3. Định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo cấu thành tội phạm tăng nặng quy định tại khoản 2 và 3 Điều 104 Bộ luật Hình sự năm 2009 và Điều 134 của Bộ luật Hình sự năm 2015:
- Định tội danh theo quy định tại khoản 2 Điều 104 BLHS:
Khi định tội danh theo khung tăng nặng quy định tại khoản 2 Điều 104 BLHS thì vẫn phải định tội theo các yếu tố cấu thành tội phạm của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chỉ khác về mức độ hậu quả xảy ra thuộc về dấu hiệu hậu quả thuộc mặt khách quan của tội phạm. Theo quy định tại khoản 2 Điều 134 hậu quả do hành vi của tội này gây ra có tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng phải thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 BLHS.
Như vậy, qua nghiên cứu các vụ án đã được xét xử về tội danh này từ năm 2018 đến năm 2019 trên địa bàn TP. Biên Hòa cho thấy việc áp dụng pháp luật hình sự về tình tiết định tội danh theo khoản 2 Điều 134 BLHS là đúng với các quy định của pháp luật hình sự trong việc xác định khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan và chủ thể của tội phạm. Nhưng thực tiễn QĐHP của Tòa án TP. Biên Hòa cấp phúc thẩm đều được giảm nhẹ, do khung hình phạt quá rộng khi đưa vào áp dụng.
- Định tội danh trường hợp tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%: Trường
hợp người phạm tội gây thương tích cho nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% thì Tịa án cần xem xét đến các tình tiết được quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 BLHS.
+ Trường hợp người phạm tội “dùng hung khí nguy hiểm” và “có tính chất cơn đồ”: Nghiên cứu các vụ án đã xét xử tại TAND TP. Biên Hòa giai
đoạn 2015 – 2019 cho thấy, khi người phạm tội gây hậu quả tỷ lệ thương tật cho người bị hại từ 11% đến 30%, nhưng các bị cáo đã sử dụng những vật dụng có tính nguy hiểm nên Tịa án áp dụng tình tiết định khung tăng nặng
“Dùng hung khí nguy hiểm” bên cạnh đó do vơ cớ hoặc vì nguyên cớ nhỏ
nhặt mà bị cáo đã có hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác vì vậy Tịa án áp dụng khoản 2 Điều 104 BLHS là có cơ sở.
Ví dụ: Nguyễn Hải Đăng và Bùi Huy Tiến làm việc chung tại Công ty TNHH Đông Tây Tây Nguyên (gọi tắt là Công ty) thuộc xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Đăng bị Công ty đuổi việc, Đăng nghi ngờ anh Tiến là người đề xuất Công ty đuổi việc Đăng.
Khoảng 13 giờ 30 phút ngày 19/02/2017, Đăng đi qua quán cà phê Hữu Gia ở Khu phố 4A, phường Tân Hịa, thành phố Biên Hịa thì thấy anh Tiến đang ngồi trong quán Hữu Gia, Đăng nảy sinh ý định đánh anh Tiến trả thù. Đăng dừng xe máy ngoài đường và đi bộ vào quán Hữu Gia, Đăng lấy một con dao Thái Lan cán nhựa màu đen, lưỡi bằng kim loại màu trắng, dài khoản 20cm (để trong quầy hàng của quán), cầm dao bằng tay phải đi tới sau lưng anh Tiến rồi dùng dao đâm 01 (một) nhát trúng lưng trái của anh Tiến. Anh Tiến quay lại thấy Đăng cầm dao nên bỏ chạy. Sau đó, Đăng lên xe bỏ đi, cịn anh Tiến được mọi người đưa đi cấp cứu.
Tại Bản kết luận giám định pháp y về thương tích số 0164/GĐPY/2017 ngày 14/03/2017 của Trung tâm pháp y tỉnh Đồng Nai, kết luận anh Bùi Huy Tiến bị thương tích như sau:
- Vết thương lưng trái thấu ngực gây tràn máu màng phổi trái đã phẫu thuật dẫn lưu màng phổi trái, hiện để lại dày dính màng phổi đáy phổi trái (Áp dụng Chương 4, mục III, mục IV). Tỷ lệ: 25%.
- Vết thương lưng trái để lại sẹo kích thước 06 x 0,2cm (Áp dụng Chương 9, Điều 1, mục I). Tỷ lệ: 01%.
- Vật gây thương tích: Vật sắc nhọn.
Vật chứng vụ án: 01 con dao Thái Lan cán nhựa màu đen, lưỡi bằng kim loại màu trắng, dài khoản 20cm do Đăng sử dụng gây thương tích đối với Tiến; Sau khi gây án, Đăng đã vứt mất nên Cơ quan điều tra không thu giữ được.
Tại phiên tòa bị cáo Nguyễn Hải Đăng đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội như cáo trạng mà Viện kiểm sát nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã truy tố.
Lời khai của bị cáo tại phiên tòa phù hợp với lời khai của bị cáo tại Cơ quan điều tra, lời khai của nhân chứng cùng các tài liệu chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án và đầy đủ cơ sở kết luận: Khoảng 13 giờ 30 phút ngày 19/02/2017, tại quán cà phê Hữu Gia ở Khu phố 4A, phường Tân Hòa, thành phố Biên Hòa, Nguyễn Hải Đăng đã vô cớ dùng 01 con dao Thái Lan cán nhựa màu đen, lưỡi bằng kim loại màu trắng, dài khoản 20cm, đâm 01 nhát trúng lưng trái anh Bùi Huy Tiến gây thương tích với tỷ lệ thương tật là 26%.
Việc bị cáo gây thương tích cho anh Tiến đã gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của anh Tiến; xâm phạm sức khỏe con người, là khách thể được pháp luật Hình sự bảo vệ. Bị cáo đủ sức khỏe và trình độ nhận thức để biết được việc gây thương tích cho người khác là bị pháp luật cấm nhưng chỉ vì sự nghi ngờ, đố kỵ lẫn nhau trong cuộc sống mà bị cáo đã cố tình vi phạm pháp