Các yếu tố tác động đến hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN (Trang 33 - 37)

cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, trước hết là Ủy ban nhân dân huyện cùng bộ phận tham mưu, giúp việc là Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Đối với cấp xã thuộc huyện thì chủ thể là Ủy ban nhân dân các xã, đặc biệt là cán bộ được phân công phụ trách,…

1.3. Hiệu quả và các yếu tố tác động đến hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững giảm nghèo bền vững

1.3.1. Hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững

Chống đói nghèo là cuộc chiến mà cả cộng đồng quốc tế nỗ lực tiến hành từ nhiều thập kỷ qua. Thực tế cho thấy việc xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của mọi quốc gia, mọi dân tộc, cho đến mọi cá nhân trên thế giới.

Hiệu quả của việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững về thực chất là hiệu quả của các nguồn lực được sử dụng trong q trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững, tạo sự chuyển biến tích cực về sự phát triển KT -XH, đạt hoặc vượt mục tiêu đề ra. Biểu hiện của hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững rất phong phú, đa dạng: an sinh xã hội được đảm bảo, kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững; người nghèo được cải thiện điều kiện sống, có việc làm và tăng thu nhập; nhu cầu xã hội thiết yếu của người nghèo cơ bản được đáp ứng (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin…); số người nghèo, hộ nghèo giảm rõ rệt, khơng có tình trạng tái nghèo;…

1.3.2. Các yếu tố tác động đến hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững nghèo bền vững

1.3.2.1. Các yếu tố khách quan

Các yếu tố khách quan tác động đến hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững:

Thứ nhất, điều kiện tự nhiên:

(1) Vị trí địa lý: Có ảnh hưởng trực tiếp đến các nguồn lực của phát triển như tín dụng, khoa học kỹ thuật và cơng nghệ, thị trường, lựa chọn địa điểm xây

dựng cơ sở hạ tầng cũng như phân bổ các ngành và các hình thức tổ chức các lĩnh vực cơng nghiệp, nơng nghiệp, ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành, phát triển và phân bố các loại hình giao thơng vận tải, đặc biệt phục vụ an ninh quốc phòng. (2) Đất đai: Theo các kết quả điều tra thì thiếu đất đai canh tác hay đất đai khó làm ăn là nguyên nhân đáng kể dẫn đến cảnh túng thiếu của người dân. Vấn đề thiếu đất sản xuất ngày càng mang tính trầm trọng đồng thời dân số tăng nhanh trong khi đất nơng nghiệp thì ngày càng thu hẹp làm cho rất nhiều hộ dân không đủ tiềm lực để phát triển. (3) Khí hậu và thời tiết: Tác hại của thiên nhiên rất lớn, luôn đồng hành với nghèo đói, dịch bệnh... nó có thể cướp đi tài sản, tính mạng của con người và phải mất nhiều năm sau mới có thể khơi phục lại.

Thứ hai, điều kiện kinh tế - xã hội:

(1) Dân số, mật độ dân số: Việc gia tăng dân số tự nhiên quá nhanh, quy mô dân số lớn, tăng nhanh sẽ tạo sức ép nhiều mặt của đời sống xã hội, việc làm và các chính sách hoạt động XĐGN từ đó các chi phí cho giáo dục, phúc lợi xã hội, y tế tăng lên sẽ cản trở q trình phát triển. (2) Văn hóa: Trình độ văn hóa thấp là rào cản đối với cơng cuộc GNBV. Đói nghèo ảnh hưởng đến tư tưởng con người, từ đó nảy sinh các vấn đề xã hội, có thể ảnh hưởng đến nhân cách con người nếu nhân cách xấu sẽ đẩy lùi văn minh, văn hóa của xã hội kìm hãm sự phát triển KT -XH. (3) Tơn giáo, tín ngưỡng: Ảnh hưởng tích cực của các tơn giáo là ngồi việc truyền đạo thì cịn hỗ trợ, giúp đỡ các tín đồ làm ăn phát triển kinh tế, thường xuyên có những hoạt động từ thiện hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào trong những lúc hoạn nạn, khó khăn... ít nhiều cũng cùng địa phương giải quyết đựợc những khó khăn về trước mắt cho đồng bào. Tuy nhiên, sự xuất hiện của một số tôn giáo đặc biệt là các tơn giáo có nguồn gốc từ phương Tây vốn có những nét khác biệt với nền văn hóa truyền thống, dẫn đến hệ lụy là phá vỡ trật tự cộng đồng; nghiêm trọng hơn có thể gây chia rẽ sâu sắc giữa bộ phận nhân dân theo đạo và bộ phận nhân dân không theo đạo làm. Nếu tôn giáo bị lợi dụng sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống, tiềm ẩn các nguy cơ đối với cộng đồng xã hội

(4) Dân tộc: Với trình độ dân trí thấp, thói quen, tập tục lạc hậu, tập quán sản xuất cũ, tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, không chịu tiếp thu kiến thức, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất... cũng là một trong những nguyên nhân khiến người nghèo, đồng bào dân tộc khơng thể vươn lên thốt nghèo. (5) Quốc tế hóa, tồn cầu hóa: Tạo ra những thời cơ thuận lợi cho sự phát triển đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Một trong những thời cơ thuận lợi đó là các nước đang phát triển nếu chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong hội nhập thì sẽ phát huy được lợi thế so sánh của mình trong quan hệ kinh tế quốc tế. Chẳng hạn bằng lợi thế vốn có về tài nguyên, lao động, thị trường, các ngành công nghiệp nhẹ, du lịch, dịch vụ…các nước đang phát triển có thể tham gia vào tầng thấp trung bình của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn cầu với cơ cấu kinh tế có sử dụng nhiều lao động, nhiều nguyên liệu, cần ít vốn đầu tư, cơng nghệ trung bình tạo ra những hàng hóa - dịch vụ khơng thể thiếu trong cơ cấu hàng hóa - dịch vụ trên thị trường thế giới.

Thứ ba, các yếu tố về nguồn lực:

(1) Nguồn lực lao động: Là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, cũng là nhân tố tạo cầu của nền kinh tế, trực tiếp điều tiết quan hệ gắn bó với chủ thể do con người tạo ra. Một quốc gia mà dân số trong độ tuổi lao động cao thì có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế cũng như có điều kiện để thực hiện chính sách XĐGN. (2) Nguồn lực khoa học và công nghệ: Khoa học và công nghệ luôn là lực lượng sản xuất số một, là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển KT- XH. (3) Nguồn lực vốn: Đảm bảo cung cấp các yếu tố đầu vào, cân đối, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất. Nguồn lực này nếu được sử dụng tốt sẽ có vai trị tích cực đối với giảm GNBV. (4) Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên: Là nguồn của cải vật chất nguyên khai; một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên sẽ có điều kiện phát triển KT- XH, có điều kiện để cho người dân khơng cịn đói nghèo, có cuộc sống đầy đủ dựa vào nguồn lực từ tài nguyên thiên nhiên.

1.3.2.2. Các yếu tố chủ quan

Đây là một khâu quan trọng quyết định chất lượng văn bản của chính sách cơng nói chung và chính sách GNBV nói riêng. Người tham gia xây dựng và ban hành chính sách phải có trình độ và sự hiểu biết sâu về chun ngành thì mới có được hệ thống văn bản chất lượng.

Thứ hai, nhận thức của xã hội và sự tham gia của người dân:

Chính sách GNBV do Nhà nước khởi xướng, điều hành, tài trợ, khuyến khích, kiểm tra, điều hành, bổ sung…nhưng sự tham gia của người dân lại gần như mang tính chất quyết định hiệu quả của chính sách. Nếu chính sách đó khơng đem lại lợi ích cho quốc gia, cho cộng đồng dân cư và cho người nghèo hoặc nếu người dân chưa hiểu đúng ý nghĩa của chính sách đó đem lại thì họ sẽ khơng ủng hộ và làm cho chính sách đó khơng thực hiện được hoặc thực hiện không hiệu quả.

Người nghèo khi tham gia chính sách GNBV họ có nhiều tư cách và phương thức khác nhau. Họ tham gia với tư cách đối tượng thụ hưởng chính sách; tham gia với tư cách cung cấp thơng tin xác định mức đói nghèo, đối tượng đói nghèo, thơng tin về kết quả chính sách, thơng tin về tác động của cơng cụ chính sách…Những thơng tin đó đem lại ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định, thực thi, đánh giá chính sách GNBV bởi đây là thông tin gốc, phản ánh trung thực hình ảnh thực tế.

Thứ ba, trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công tác

giảm nghèo:

Chính sách phụ thuộc vào cơ chế thực hiện, vào bộ máy, đội ngũ cán bộ công chức. Bộ máy càng gọn nhẹ, đội ngũ cán bộ có đủ năng lực thì việc triển khai chính sách thuận lợi và đạt hiệu quả. Ngược lại nếu bộ máy hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả, cán bộ, công chức thiếu năng lực, trách nhiệm sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện chính sách, thậm chí đi lại với mục tiêu của chính sách.

lợi, hạn chế các yếu tố bất lợi để triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững. Ngồi các yếu tố về tự nhiên thì việc ban hành các văn bản, nhận thức và sự tham gia của nhân dân, năng lực của cán bộ làm cơng tác giảm nghèo góp phần rất lớn vào việc thực hiện có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)