Kinh nghiệm của tỉnh Thái Nguyên về thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN (Trang 37 - 38)

thức và sự tham gia của nhân dân, năng lực của cán bộ làm cơng tác giảm nghèo góp phần rất lớn vào việc thực hiện có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững.

1.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở một số địa phương địa phương

1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Nguyên về thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững nghèo bền vững

Những năm gần đây, công tác giảm nghèo ở Thái Nguyên có những bước chuyển biến rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên, kết quả này có được là nhờ vào sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị để thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển.

Thống kê mới nhất của Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Thái Nguyên cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2016-2020 đã giảm đáng kể từ 13,4% (năm 2016) xuống cịn khoảng 3,1% vào cuối năm 2020, bình quân giảm 2,06%/năm, vượt chỉ tiêu đề ra.

Trong 05 năm, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên đã cho hơn 51.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn ưu đãi với tổng kinh phí cho vay trên 2.200 tỷ đồng, trong đó hơn 26.400 lượt hộ nghèo vay trên 1.000 tỷ đồng, gần 18.000 lượt hộ cận nghèo vay 785 tỷ đồng, hơn 7.000 hộ mới thoát nghèo vay 346 tỷ đồng để xây dựng mơ hình phát triển kinh tế mới, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nhằm từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định đời sống.

Thái Nguyên cịn thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo, người thuộc hộ cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế, trong đó tỉnh hỗ trợ thêm 30% mức đóng bảo hiểm y tế cho người hộ cận nghèo, nâng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm 2020 đạt 98,5%; miễn giảm học phí cho 185.905 học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số và người nghèo với kinh phí trên 49 tỷ đồng; hỗ trợ nhà ở

cho hơn 3.500 hộ nghèo; tạo việc là mới cho hơn 21.000 lao động nông thôn, vùng sâu vùng xa góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh năm 2020 đạt 70%.

Ngoài các cơ chế chính sách từ Chính phủ, Thái Nguyên đã xây dựng Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội ổn định đời sống sản xuất và đời sống các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống” tại 04 huyện: Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hoá, Phú Lương. Nhờ vậy, trong 5 năm (2016-2020) gần 7.000 đồng bào dân tộc Mơng đã được hưởng hỗ trợ giống phân bón trồng ngơ lai trên diện tích hơn 3.100 ha với kinh phí ngân sách hỗ trợ gần 15 tỷ đồng.

Tỉnh trích ngân sách đầu tư, hỗ trợ xây dựng 15 tuyến đường vào các xóm đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Mơng sinh sống với tổng chiều dài 42,7 km, kinh phí 64,5 tỷ đồng; triển khai xây dựng 15 cơng trình lớp học; 03 cơng trình nhà văn hóa; 11 cơng trình điện lưới quốc gia; 02 cơng trình nước sinh hoạt tập trung bằng nguồn vốn lồng ghép các chương trình, dự án, chính sách, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 15,62 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Thái Nguyên đã triển khai dự án xóa “trắng điện” tại 34 xóm, bản chưa có điện lưới quốc gia trên địa bàn huyện Võ Nhai và 14 xóm của huyện Đồng Hỷ…

Trong giai đoạn 2021-2025 để nâng cao hiệu quả Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với giảm nghèo bền vững, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, địa bàn đặc biệt khó khăn, cải thiện từng bước đời sống của người nghèo, trước hết là khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nơng thơn mới.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)