Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu Tiểu luận phân tích thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao công tác tuyển dụng tại công ty TNHH THEODORE ALEXANDER HCMI (Trang 25 - 66)

• Tính cạnh tranh ngày càng gay gắt

• Các yếu tố văn hóa Việt Nam cũng như giá trị công việc của người Việt Nam

• Tỷ lệ thất nghiệp trong các vùng

• Sự quan tâm và ủng hộ của Chính phủ Việt Nam cho các Doanh nghiệp ngoài nhà nước

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu:

- Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu sơ bộ để sàng lọc các biến đưa vào mô hình

ngiên cứu, kiểm tra các thang đo sử dụng, tham khảo các ý kiến của các cán bộ, nhân viên về vấn đề nghiên cứu, qua đó xây dựng các thang đo đưa vào mô hình nghiên cứu và thiết lập bảng câu hỏi.

- Nghiên cứu định lượng: Nhằm kiểm định lại các thang đo trong mô hình nghiên cứu. Đây là bước phân tích chi tiết các dữ liệu thu thập được thông qua bảng câu hỏi

phản hồi từ các cán bộ, nhân viên để xác định tính lôgic, tương quan các nhân tố với nhau và từ đó đưa ra kết quả cụ thể về đề tài nghiên cứu.

3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu

- Dữ liệu thứ cấp: Các văn bản, báo cáo liên quan đến các báo cáo tuyển dụng, các bài báo tạp chí có thông tin về công tác tuyển dụng.

- Dữ liệu sơ cấp : Được thu thập từ quá trình phỏng vấn các cán bộ quản lý, bảng câu hỏi phản hồi từ các nhân viên. Đối tượng phát bảng câu hỏi là những nhân viên đã vào làm việc sau lần tuyển dụng gần đây. Nội dung câu hỏi xung quanh các vấn đề:

• Nội dung của khâu chuẩn bị tuyển dụng (có xem xét các vấn đề về pháp luật hoặc luật định lao động về tuyển dụng hay không? Họ đã phân tích công việc như thế nào? Có thực hiện bài bản theo trình tự nhất định nào hay không?...)

• Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp hấp dẫn thu hút từ công ty đến các ứng viên (thương hiệu, chính sách tuyển dụng, lương bổng...)

• Nguồn tuyển dụng (bên trong hay bên ngoài)

• Phương thức thu hút tuyển dụng (quảng cáo qua báo đài, giới thiệu, các mạng việc làm... )

• Quá trình phỏng vấn (Hình thức phỏng vấn? Chuẩn bị như thế nào? Câu hỏi đặt ra? Thang điểm? Các nguyên tắc phỏng vấn?...)

• Nội dung phỏng vấn (chuyên môn, kinh nghiệm, mức lương, nội qui?...)

• Thử việc (hiệu quả thử việc? Thời gian thử việc?...) ...

* Phương pháp xử lý dữ liệu :

Sử dụng các công cụ cơ bản của phương pháp thống kê như: tính tần suất (frequencies) và giá trị trung bình (means)...

Ngòai ra, những yếu tố cần phân tích tương quan sẽ được xử lý bằng phân tích Anova của phần mềm SPSS.

3.4. Mẫu nghiên cứu:

Lấy mẫu theo phương pháp xác suất, với độ tin cậy là 95% và sai số cho phép là 0.1 thì chọn kích thước mẫu là 500 người.

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG TẠI CÔNG TY THEODORE ALEXANDER

4.1. Tổng quan về công ty

4.1.1. Giới thiệu chung về công ty

 Tên công ty: CÔNG TY TNHH THEODORE ALEXANDER HCM

 Tên giao dịch: THEODORE ALEXANDER HCM LTD

 Biểu tượng công ty: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là một công ty có vốn đầu tư nước ngoài thuộc tập đoàn PAUL MAILLAND INTERNATIONAL (Vương quốc Anh), hiện nay đang hoạt động tại Việt Nam trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất mặt hàng trang trí nội thất.

 Trụ sở công ty đặt tại lô 50 – 57 đường số 1, khu chế xuất Linh Trung II, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra công ty còn có nhà xưởng sản xuất đặt tại lô 5 – 13, 55, 57 đường số 1, khu chế xuất Sài Gòn – Linh Trung, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

 Điện thoại: 08-37292112 Fax: 08-7292114

 Website: www.theodorealexander.com

 Mục tiêu hoạt động:

- Thiết kế, sản xuất và kinh doanh các thiết bị nội thất, phụ tùng và đèn bàn với chất lượng hảo hạn, với giá bán ưu đãi nhất, với thời gian giao hàng ngắn nhất thỏa mãn hoàn toàn những yêu cầu và mong đợi của khách hàng.

- Duy trì mối quan hệ công bằng và cởi mở với nhân viên của mình và hết lòng nâng đỡ để nhân viên trở thành những thành viên quý giá của công ty.

 Chính sách chất lượng:

- Chất lượng làm hài lòng khách hàng

- Cải tiến chất lượng cẩn trọng và có kế hoạch

- Làm đúng ngay từ đầu

- Con người chất lượng sẽ tạo ra sản phẩm chất lượng

- Chất lượng là giá trị công ty

 Cơ sở vật chất tại Công ty bao gồm:

- Nhà xưởng gồm: 3 nhà xưởng 4 tầng lầu dùng cho sản xuất, 1 nhà kho rộng gần 7000 m2 là nơi trung chuyển hàng hóa.

- Khu văn phòng gồm: 6 tầng lầu (3 tầng lửng dùng làm nhà xe, tầng 4 và 5 là khu văn phòng còn tầng 6 là căn tin.

- Phòng khám y tế

- Xe cứu thương

- Xe đưa đón nhân viên đi làm và đi công tác

- Máy móc, thiết bị dùng cho công tác chế tạo sản phẩm và quản lý

 Quy mô thị trường:

Hàng năm, công ty đăng ký tham dự hội chợ triển lãm hàng trang trí nội thất ở High Point (Mỹ) diễn ra vào tháng 04 và tháng 10. Đây cũng là lúc công ty tìm kiếm được các đơn hàng lớn. Thị trường chủ yếu của công ty ở Mỹ, Anh, các nước Đông Âu.

4.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Theodore Alexander là một trong những nhà thiết kế và sản xuất hàng trang trí nội thất hàng đầu thế giới – được thành lập năm 1997, đặt tại trụ sở Sài Gòn – Linh Trung, phường Linh Trung, quận Thủ Đức. Với 200 nhân viên và diện tích 25953,1 m2 bao gồm hai nhà xưởng phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất.

Cuối năm 2006 công ty chính thức mua lại toàn bộ Công ty TNHH Mỹ Nghệ Sài Gòn, tên giao dịch là Saigon Fine Furniture đang hoạt động trong lĩnh vực cùng ngành ngề ở khu chế xuất Linh Trung II, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức. Đầu tháng 04 năm 2007 đã được ban quản lý khu chế xuất và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh chuẩn y việc sáp nhập thành công ty TNHH Theodore Alexander HCM. Trụ sở chính của công ty đặt tại khu chế xuất Linh Trung II, phường Bình Chiểu, nhà xưởng sản xuất đặt tại khu chế xuất Sài Gòn – Linh Trung, với diện tích sử dụng hơn 57000 m2 và hơn 3000 công nhân viên.

4.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý

4.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của tập đoàn Paul Matland Smith

Hội đồng quản trị tập đoàn Paul Matland Smith có đặt trụ sở tại Anh Quốc gồm có Chủ tịch Hội đồng quan trị, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị và bốn Tổng Giám đốc quản lý bốn công ty đặt tại các nước Anh, Ấn Độ, Philippin và Việt

Nam. Trong đó công ty ở Việt Nam là Theodore Alexander HCM. Vị trí công ty Theodore trong tập đoàn được thể hiện trong hình sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.1: Cơ cấu Tổ chức của Tập đoàn Paul Matland Smith

4.1.3.2. Cơ cấu tổ chức của công ty Theodore Alexander HCM

Cơ cấu tổ chức của công ty TA theo cơ cấu trực tuyến. Cơ cấu tổ chức được phân chia theo khối có chức năng tương tự, mỗi khối lại được phân chia thành các Phòng Bộ Phận. Mỗi Phòng trong khối thực hiện một số chức năng nào đó và được điều hành bởi một trưởng phòng. Mỗi bộ phận trong khối lại được phân chia thành nhiều nhóm nhỏ với sự điều hành của một trưởng nhóm và thực hiện một chức năng trong các chức năng của Bộ phận ấy, trong các trưởng nhóm này có một người kiêm thêm trách nhiệm của Bộ phận đó đối với Giám đốc khối. Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty Theodore Alexander HCM được thể hiện qua sơ đồ như sau:

Hình 4.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Theodore Alexander HCM (1) Phòng Nhân sự

Trong Phòng Nhân sự thì được phân thành 5 phần đảm nhiệm các nhiệm vụ và chức năng khác nhau, đó là Phòng Tuyển dụng – Đào tạo – Phát triển (RTD), Phòng Hành chính – Nhân sự, Phòng Sức khỏe – An toàn – Lao động (HSE), An ninh và Lương. Chức năng và nhiệm vụ chung của Phòng nhân sự là:

• Hoạch định tổ chức nhân sự trong công ty

• Tổ chức tuyển dụng, đào tạo, thuyên chuyển, thăng chức cũng như phân công công nhân viên trong các nhà máy đáp ứng nhu cầu lao động trong công ty.

• Tham mưu cho Ban giám đốc các chế độ, chính sách và các vấn đề liên quan đến công nhân viên trong công ty.

• Thực hiện nhiệm vụ quản lý và duy trì mối quan hệ lao động trong công ty

• Thực hiện và tổ chức tập huấn công tác an ninh, phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh, sức khỏe của người lao động trong công ty.

• Thực hiện việc lên kế hoạch, trả lương cho công nhân viên, các chế độ phúc lợi và thủ tục hành chính khác trong công ty.

Riêng bộ phận công đoàn cơ sở trong Khối nhân sự này có chức năng và nhiệm vụ sau:

• Phát động các phong trào cho công nhân viên theo hình thức của BCH công đoàn quản lý cấp trên – công đoàn Khu chê xuất – khu công nhiệp.

• Tham gia trong các quá trình khen thưởng, kỷ luật công nhân viên cũng như phối hợp với đại diện công ty thăm hỏi công nhân viên trong các dịp ma chay, cưới hỏi, ốm đau,…

• Thay mặt cho toàn bộ công nhân viên khi có nhu cầu nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

(2) Phòng tài chính

Gồm có Phòng Kế toán, Phòng tính giá thành sản phẩm (Costing), và Phòng Kỹ thuật vi tính (IT) phân chia thực hiện chức năng và nhiệm vụ chung của Khối tài chính gồm:

 Tham mưu cho hoạch định tài chính của công ty

 Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ tài chính kế toán

 Lập các báo cáo theo đúng từng tháng, quý, năm và báo cáo cho Hội đồng Quản trị, cơ quan thuế.

 Tổ chức thực hiện việc kiểm toán hàng năm

 Theo dõi chặt chẽ các hoạt động kinh doanh của công ty

 Tổ chức thực hiện công việc huy động vốn cho công ty thực hiện các dự án

 Thiết lập, quản lý hệ thống thông tin trong công ty từ Internet đến mạng LAN

 Phòng IT: Là phòng quản lý hệ thống mạng của công ty và giải quyết các sự cố về máy tính ở các bộ phận sử dụng.

(3) Phòng quản lý chất lượng

Chức năng và nhiệm vụ chung của Khối quản lý chất lượng, bao gồm:

 Chịu trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm ở tất cả các công đoạn sản xuất

 Phân công nhân viên kiểm tra chất lượng nguyên liệu thô từ các nhà cung cấp nội địa và nước ngoài.

 Thống kê các loại lỗi ở từng công đoạn và đề nghị các biện pháp khắc phục kịp thời khi phát hiện những sai sót của sản phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Pha chế thử nghiệm các màu sắc cho phù hợp sản phẩm mới thiết kế.

(4) Phòng Thu mua

Nhiệm vụ của phòng này là lập kế hoạch mua hàng – đặt các đơn đặt hàng – gọi hàng về đủ để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất của công ty đồng thời cũng tìm kiếm các nguồn cung ứng, thương thuyết với đối tác để có được các sản phẩm có giá cạnh tranh và chất lượng tốt nhất.

(5) Khối sản xuất

Khối sản xuất bao gồm nhiều phân xưởng sản xuất khác nhau: Phân xưởng mẫu, mộc máy, mộc chạm, chà nhám, sơn phủ, hoàn tất, đóng gói. Nhiệm vụ của phân xưởng này là trực tiếp tham gia vào việc tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt và hạn chế phế phẩm.

(6) Phòng R&D

Gồm có phòng thiết kế và Bộ phận sản xuất hàng mẫu, Bộ phận sản xuất hàng sáp và WPE. Nhiệm vụ chung của Phòng R&D bao gồm:

 Thực hiện việc thiết kế sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu, thị hiếu ngày càng cao của khách hàng

 Sản xuất những sản phẩm mới để phục vụ cho các cuộc triễn lãm giới thiệu hàng trang trí nội thất có tính chất toàn cầu được tổ chức hàng năm để đạt kết quả cao nhất.

(7) Phòng Kế hoạch

Phòng kế hoạch gồm có phòng Dự án, CND, PPC và kho nguyên vật liệu. Chức năng và nhiệm vụ của kế hoạch là:

 Lập các dự án sản xuất hàng năm cho công ty

 Cất giữ các văn phòng phẩm cũng như các nguyên vật liệu

(8) Phòng xuất nhập khẩu

 Lên kế hoạch nhập xuất hàng cho Ban Giám Đốc dựa trên chỉ tiêu đơn hàng

 Tổ chức sắp xếp và xuất hàng đúng, đủ và kịp thời cho các bộ phận có nhu cầu một cách hợp lý.

 Xuất thành phẩm đúng và đủ mặt hàng theo đúng đơn hàng trong kế hoạch được giao.

Phòng Marketing gồm có phòng Dịch vụ khách hàng và phòng quảng cáo. Chức năng và nhiệm vụ chung của phòng quảng cáo gồm:

 Liên hệ với khách hàng để nhận đơn hàng, thỏa thuận giá cũng như giải quyết các khiếu nại về hàng hóa và các hình thức hậu mãi khác.

 Thiết kế các trang quảng cáo hàng hóa trên mạng, trên các tạp chí thế giới, tài trợ các tổ chức phi chính phủ, thiết kế không gian, bố trí hàng hóa trong các cuộc triển lãm.

4.2 Thực trạng công tác tuyển dụng tại công ty

4.2.1. Khái quát về nguồn nhân lực tại công ty Theodore Alexender

4.2.1.1. Cơ cấu biến động nhân sự qua các năm

Công ty TA là một công ty sản xuât đồ mỹ nghệ cao cấp. Nhân viên trong công ty rất đa dạng từ nhân viên văn phòng tới các cấp quản lý bậc trung, bậc cao, từ lao động có tay nghề, lao động phổ thông tới các kỹ sư, các chuyên gia tư vấn kỹ thuật, từ nhân viên người Việt Nam tới các nhân viên đến từ nhiều nước trên thế giới… Chính vì tính đa dạng này nên các nhân viên được chia thành các khối để dễ quản lý. Các khối nhân viên bao gồm: Khối văn phòng, Khối quản lý, Khối chuyên gia, Khối sản xuất, Khối kỹ thuật, Khối công nhân. Số lượng các khối nhân viên trong 3 năm 2009, 2010, 2011 được thể hiện qua biểu đồ sau:

Nguồn: Phòng Nhân sự

Biểu đồ 4.1. Số lượng các Khối nhân viên tại Công ty Theodore Alexender qua 3 năm 2009, 2010, 2011.

Các khối nhân viên lại chia thành các cấp bậc thấp hơn. Việc chia các cấp bậc này dựa vào kỹ năng và kiến thức của nhân viên. Việc có nhiều cấp bậc trong cùng một khối tạo thuận lợi cho sự quản lý, ngoài ra kích thích tinh thần làm việc của nhân viên để thăng tiến trong công việc. Các cấp bậc được phân chia như sau:

Khối Cấp bậc Chức vụ

Quản lý EM (Executive Manager) Quản lý điều hành

SM (Senior Manager) Quản lý cấp cao MM (Midle Manager) Quản lý cấp trung Văn phòng CS (Clerical Supervisor) Giám sát văn phòng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CS1 (Clerical Staff) Nhân viên văn phòng CS2 (Clerical Staff) Nhân viên văn phòng

Chuyên gia SP (Specialist) Chuyên gia giám sát

Kỹ thuật TS (Technical Supervisor) Giám sát kỹ thuật TS1 (Technical Staff) Nhân viên kỹ thuật TS2 (Technical Staff) Nhân viên kỹ thuật Sản xuất

PS (Production Supervisor) Giám sát sản xuất PS1 (Production Staff) Nhân viên sản xuất PS2 (Production Staff) Nhân viên sản xuất

Công nhân WK1 (Worker)

Lao động có tay nghề (Skilled worker)

WK3 (Worker) Lao động phổ thông

(General Worker) WK4 (Worker)

Bảng 4.1: Thứ tự các cấp bậc thăng tiến trong Công ty Theodore Alexder Nguồn: Phòng nhân sự

4.2.1.2. Cơ cấu lao động phân bố theo trình độ chuyên môn

Bảng 4.2: số lượng từng cấp bậc trong khối quản lý

Biều đồ 4.2: Cơ cấu khối quản lý

MM 31 31 35 SM 13 13 9 EM 15 16 15 CS2 97 99 94 CS1 84 87 99 CS 34 34 34

Bảng 4.3: Số lượng từng cấp bậc trong khối văn phòng

Biều đồ 4.3: Cơ cấu khối văn phòng

Bảng 4.4: Số lượng từng cấp bậc trong khối kỹ thuật

Biều đồ 4.4: Cơ cấu khối kỹ thuật

TS2 12 12 16

TS1 66 68 71

Bảng 4.5: Số lượng từng cấp bậc trong khối sản xuất

Biều đồ 4.5: Cơ cấu khối sản xuất

Bảng 4.6: Số lượng từng cấp bậc trong khối công nhân

Một phần của tài liệu Tiểu luận phân tích thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao công tác tuyển dụng tại công ty TNHH THEODORE ALEXANDER HCMI (Trang 25 - 66)