III. CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM CỦA ZARA
3. Phân tích mơ hình 7Ps của Zara tại thị trường Việt Nam
3.7. Physical Evidence (trải nghiệm thực tế)
Trải nghiệm thực tế là những bằng chứng vật lý về sự hiện diện và thành lập của một doanh nghiệp, một trong số đó là việc xây dựng thương hiệu.
35
Ví dụ: khi nghĩ về thức ăn nhanh thì chúng ta sẽ nghĩ đến KFC, McDonalds. Khi nghĩ về trang phục thể thao, cái tên Nike và Adidas xuất hiện trong đầu.
Chúng ta ngay lập tức biết chính xác sự hiện diện của doanh nghiệp trên thị trường bởi họ là người dẫn đầu thị trường và đã thiết lập một bằng chứng vật lý cũng như bằng chứng tâm lý trong marketing.
Zara có đội ngũ nhân viên được huấn luyện kỹ lưỡng, thành thạo, trình duyệt web cửa hàng online dễ tiếp cận, trình bày đơn giản, bắt mắt; hệ thống cửa hàng sang trọng với ánh sáng tuyệt vời, cách bố trí, tơng màu, âm nhạc được sử dụng tại cửa để lại nhiều ấn tượng tốt trong trải nghiệm của khách hàng.
Họ đã thao túng nhận thức người tiêu dùng tốt đến mức các thương hiệu của họ xuất hiện đầu tiên khi một cá nhân được yêu cầu đọc tên một thương hiệu trong lĩnh vực hoặc ngành công nghiệp của họ. Trong một cuộc khảo sát nhóm khách hàng trong độ tuổi từ 18 - 35 về việc đánh giá vị trí các thương hiệu thời trang quốc tế trong lĩnh vực thời trang nhanh tại Việt Nam, hơn 60% trong số họ lựa chọn Zara là “top-of-mind” trong việc mua sắm của mình. Điều này cho thấy sự thành công của Zara khi dành được sự quan tâm, yêu thích của số đơng người tiêu dùng Việt, từ đó định vị được thương hiệu của mình trước nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường Việt Nam hiện nay.