3.1.1. Vị trí địa lý
Tân thịnh là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Định Hóa. Có vị trí địa lý nằm trong khoảng tọa độ 105º29” đến 105º43” kinh độ đông, 21º45” đến 21º30” vĩ độ bắc.
- Phía Đơng giáp xã Nơng Hạ - Chợ Mới – Bắc Cạn.
- Phía Tây giáp xã Kim Phượng – Định Hóa – Thái Ngun. - Phía Nam giáp xã Tân Dương – Định Hóa – Thái Ngun. - Phía Bắc giáp xã Lam Vỹ - Định Hóa – Thái Ngun.
Xã có tổng diện tích tự nhiên 5.700 ha, cách trung tâm huyện 8km về phía Đơng Bắc, chia làm 22 xóm.
3.1.2. Địa hình, địa thế
Tân thịnh có địa hình phức tạp và tương đối hiểm trở ở dạng đồi núi cao, mức độ chia cắt phức tạp bởi các khe suối và các nguồn sinh thủy.
- Nguồn thứ nhất chảy từ xã Lam Vỹ qua 5 xóm. - Nguồn thứ hai chảy từ xã Lam Vỹ qua 9 xóm. - Nguồn thứ ba chảy từ xã Tân Thịnh qua 3 xóm. - Nguồn thứ tư chảy từ xã Lam Vỹ qua 2 xóm.
Hướng địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, các dãy núi cao từ 200 đến 400m so với mặt biển. Mặc dù là một xã thuộc tỉnh trung du miền núi nhưng nhưng địa hình của xã lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác. Đây là một điều kiện thuận lợi của xã cho việc canh tác nông, lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.
3.1.3. Khí hậu, thủy văn
3.1.3.1. Đặc điểm khí hậu
Theo số liệu hàng năm của trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên, nhiệt độ trung bình hàng năm trên địa bàn của xã Tân Thịnh 22,5ºC – 23,2ºC, biên độ nhiệt độ ngày và đêm khá cao từ 7,0ºC - 7,3ºC. Nhiệt độ trung bình tối cao tháng nóng nhất là 37ºC (tháng 7, 8), cao tuyệt đối là 40,3ºC, trung bình tối thấp là 7ºC (tháng 1). Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất tập trung vào tháng 6, 7, 8, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất từ tháng 12 đến tháng 1, tháng 2 năm sau. Nhiệt độ thấp tuyệt đối trong mùa đông chỉ khoảng 0,4ºC. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm.
Tân thịnh có khí hậu nhiệt đới gió mùa,chia làm 4 mùa rõ rệt, độ ẩm khơng khí tương đối cao.
Lượng mưa trung bình hàng năm đạt khoảng 2.000 - 2.500 mm (cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1). Mưa thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trong thời gian này đạt 1.471 mm. Theo số liệu thống kê theo dõi của Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên, riêng lượng mưa tháng 8 chiếm gần 30% tổng mưa cả năm nên thường xuyên xảy ra lũ lụt. Vào mùa khô lượng mưa trong tháng chỉ bằng 0,5% lượng mưa cả năm.
3.1.3.2. Chế độ thủy văn
Do trong huyện Định Hóa có con Sơng Cơng có lưu vực 951 km2, bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá, chạy dọc theo chân núi Tam Đảo. Nhờ có con sơng này nên đã chủ động tưới tiêu cho 12.000 ha lúa 2 vụ, hoa màu, cây công nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư trong khu vực.
3.1.4. Địa chất, thổ nhưỡng
Theo tài liệu thổ nhưỡng và kết quả điều tra bổ sung những năm gần đây cho thấy khu vực có các loại đất khác nhau được hình thành bởi q trình feralit.
Đất feralit núi chiếm 48,1% diện tích tự nhiên, phân bố ở độ cao trên 200m.
Đất feralit đồi chiếm 31,1% diện tích tự nhiên.
Đất dốc tụ và đất đồng bằng trên thềm phù sa cổ, phù sa sông suối chiếm khoảng 12,4% diện tích tự nhiên.
Điều này cho thấy tài nguyên đất của xã khá đa dạng phần lớn đất đai thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp.
3.1.5. Hiện trạng đất đai và tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất tự nhiên tồn xã là 4912,24 ha, trong đó diện tích cho đất sản xuất nơng nghiệp là 302,87 ha (chiếm 6,2%), diện tích đất lâm nghiệp là 4207,72 ha (chiếm 85,7%), cịn lại là diện tích đất phi nơng nghiệp 92,78 ha (đất ở, đất chuyên dùng…..).
Hệ động thực vật rừng: có nhiều lồi động vật sinh sống trong khu vực,
thuộc các chi, ngành khác nhau. Thực vật cũng khá đa dạng với nhiều loại, trong đó các lồi cây gỗ nhỡ chiếm ưu thế trong các loài cây rừng. Ngoài ra cũng có những lồi cây họ Hịa Thảo, Cói,…