Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu hoangvantue_52clh (Trang 29 - 32)

3.2.1. Dân tộc, dân số và lao động

Theo thống kê thì tồn xã có 1048 hộ gia đình với số nhân khẩu 4.249 khẩu (trong đó Nam: 2.129 người; Nữ :2.120 người), xã Tân Thịnh có 6 dân tộc anh em cùng sinh sống bao gồm San Chí, Tày, Kinh, Nùng, Dao, Hoa (trong đó đơng nhất là San Chí 2.145 người chiếm 50,48% ; dân tộc Tày 1.309 người chiếm 30,80% ; dân tộc Nùng 30 người chiếm 0,70% ; dân tộc Kinh 690 người chiếm 16,23% ; dân tộc Dao 66 người chiếm 1,55% ; dân tộc Hoa 9 người chiếm 0,21%). Mật độ dân cư khoảng 730 m2/người.

Nguồn lao động của xã rất dồi dào, cả xã có 2.450 lao động trong đó số lao động đủ việc làm chiếm 40%, số lao động thiếu việc làm chiếm 40%, số lao động thất nghiệp chiếm 20%. Đời sống của nhân dân những năm gần đây cũng đã được cải thiên rõ rệt, sản lượng lương thực riêng thóc đạt 2.005 tấn,

bình qn đầu người 473,5 kg/người/năm. Các hộ dân trong xã cũng chăn nuôi gia súc gia cầm phục vụ cho nhu cầu hàng ngày như sản phẩm thịt hàng ngày Lợn, Gà, Vịt còn Trâu, Bò chủ yếu phục vụ cho cày cấy.

3.2.2. Giáo dục, y tế

* Giáo dục: Tồn xã có 3 trường bao gồm trường Mầm Non (tổng số giáo viên là 18 trong đó trình độ ĐH 0, Cao Đẳng 4, Trung Cấp 6 và tổng số trẻ là 175 trẻ với 6 nhóm lớp); Tiểu Học (tổng số giáo viên là 31 trong đó trình độ ĐH 2, Cao Đẳng 17, Trung Cấp 12 và tổng số học sinh là 246 học sinh với 16 lớp) và THCS (tổng số giáo viên 22 trong đó trình độ ĐH 7, Cao Đẳng 13, Trung Cấp 2 và tổng số học sinh là 238 học sinh với 8 lớp). Tỷ lệ mù chữ toàn xã là 10% chủ yếu là người cao tuổi và người tàn tật.

* Y tế: xã có 1 trạm xá với 6 cán bộ hoạt động y tế được duy trì thường

xuyên, liên tục, đan xen từ tuyến trên xuống. Tuy nhiên tình hình chăm sóc sức khỏe chưa đảm bảo như vệ sinh môi trường, nước sạch, nhà vệ sinh, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cịn cao. Do chưa có điều kiện về cơ sở vật chất nên đã dẫn tới những tình trạng như vậy.

3.2.3. cơ sở hạ tầng

Cơ sở dịch vụ chưa phát triển, chủ yếu là tự cung tự cấp. Có chợ, hàng quán chủ yếu phục vụ các mặt hàng thiết yếu muối, nhu cầu phẩm thiết yếu, phân bón,… ở xã chưa có các cơ sở cơng nghiệp.

Giao thơng: xã cũng đã có đường quốc lộ chạy qua, đường liên xã

thuận lợi cho viêc kinh doanh buôn bán và lưu thơng hàng hóa. Tuy nhiên đường giao thơng của xã chưa được đầu tư các con đường đi vẫn gặp khó khăn.

Mạng lưới điện: xã có lưới điện tương đối hồn chỉnh, tồn xã đều có

điện lưới quốc gia.

Thủy lợi: xã có sơng chạy qua nên cơng tác thủy lợi rất được chú trọng

3.3. Nhận xét và đánh giá chung

3.3.1. Thuận lợi

- Xã có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho ngành lâm nghiệp phát triển, đặc biệt là địa hình đồi núi và là vùng nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, điều kiện nhiệt độ độ ẩm thích hợp cho nhiều lồi cây rừng sinh trưởng và phát triển,trong đó các trạng thái rừng IIB rất phổ biến.

- Lực lượng lao động khá dồi dào, nhân dân có truyền thống sản xuất nơng lâm nghiệp và quan tâm gắn bó với rừng.

- Hệ thống giao thông cũng thuận lợi cho việc lưu thơng hàng hóa. Đặc biệt là hàng hóa sản phẩm được sản xuất từ cây lâm nghiệp.

- Điều kiện kinh tế - xã hội trong thời gian gần đây đang từng bước phát triển, ổn định, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ ở khu vực, đặc biệt là có tiềm năng lớn về đất đai, lao động cho nên trong những năm qua đã thu hút được một lực lượng lao động khá lớn vào sản xuất nông – lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển rừng. Nhiều mơ hình quản lý, bảo vệ rừng được thành lập.

3.3.2. Khó khăn

- Cuộc sống của người dân sống gần rừng vẫn trong tình trạng nghèo khó và phụ thuộc vào rừng. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho cơng tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương. Do nghèo đói nên người dân mới chỉ chú trọng vào phát triển nông nghiệp, phát triển nghề rừng còn chưa được chú ý, đặc biệt là thiếu vốn để trồng rừng. Vì vậy mà tiềm năng sản xuất lâm nghiệp của địa phương chưa được khai thác triệt để phục vụ cho việc phát triển kinh tế của địa phương.

- Cơ sở vật chất cịn nghèo nàn, lạc hậu. Trình độ dân trí cịn thấp, dẫn đến hạn chế trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật phục vụ cho phát triển kinh tế.

- Thiếu nước vào mùa khô, hàng năm lại chịu những điều kiện bất lợi của thời tiết như: sương muối, mưa đá,... và thiên tai (lũ quét, hạn hán,…) đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống cũng như hoạt động sản xuất của một bộ phận người dân cũng như phát triển ngành lâm nghiệp.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu hoangvantue_52clh (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w