6. Phương pháp nghiên cứu
3.2.2. Nội dung của thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong học kì II năm học 2008- 2009 đối với học sinh lớp 10 của trường THPT Đông Hà - Quảng Trị.
Ở lớp thực nghiệm, giáo sinh thực tập dạy bài “Lực hấp dẫn” thuộc chương “Động lực học chất điểm” Vật lí 10 nâng cao, với giáo án thực nghiệm được thiết kế với sự hỗ trợ của Internet.
Đối với lớp đối chứng, giáo viên sử dụng phương pháp thông thường không vận dụng kĩ thuật WebQuest.
3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm
Mẫu thực nghiệm được chọn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực nghiệm sư phạm. Ở đây, chúng tôi đã sử dụng cách chọn nguyên khối (chọn cả lớp). Các lớp được chọn phải thỏa mãn ba tiêu chí:
- Có sĩ số xấp xỉ nhau.
- Có điều kiện tổ chức dạy học tương đương nhau. - Có trình độ và chất lượng học tập tương đương nhau.
Kết quả các lớp được chọn vào nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng như sau:
Tên trường thực nghiệm Nhóm thực nghiệm
Nhóm đối chứng
Trường THPT Đông Hà - Quảng Trị (Tổng số)
46 47
3.3.2. Quan sát giờ học
Giờ học thực nghiệm được quan sát về các hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình diễn ra bài dạy theo các tiêu chí:
- Các bước lên lớp của giáo viên, sự điều khiển và gợi ý cho các hoạt động của học sinh thông qua các câu hỏi của giáo viên.
- Các thao tác và mức độ xử lí của giáo viên trong khi tiến hành thí nghiệm.
- Tính tích cực của học sinh thông qua không khí lớp học, số lượng và chất lượng các câu trả lời cũng như phát biểu xây dựng bài của học sinh.
- Mức độ đạt được các mục tiêu của bài dạy thông qua các câu hỏi của giáo viên trong phần củng cố vận dụng.
Sau khi thực nghiệm sư phạm, học sinh ở cả hai nhóm đối chứng và thực nghiệm được đánh giá bằng một bài kiểm tra tổng hợp nhằm:
- Đánh giá định tính về mức độ lĩnh hội các khái niệm cơ bản của bài dạy.
- Đánh giá định lượng mức độ lĩnh hội các định luật, các công thức, khả năng vận dụng kiến thức để giải bài toán.
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm3.4.1. Nhận xét tiến trình dạy học 3.4.1. Nhận xét tiến trình dạy học
Qua kết quả quan sát của giáo viên và các giáo sinh thực tập dự giờ, chúng tôi rút ra được một số nhận xét sau:
Đối với các lớp đối chứng, mặc dù dạy theo chương trình SGK mới nhưng số lượng thí nghiệm không nhiều. Cách dạy tuy có đổi mới nhưng chưa thấy chuyển biến rõ rệt. Giáo viên sử dụng phương pháp truyền giảng kết hợp với phương pháp vấn đáp, tuy nhiên phương pháp truyền giảng vẫn chủ yếu. Học sinh có trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra nhưng chưa thể hiện rõ sự hứng thú và tự giác.
Đối với các lớp thực nghiệm, các hoạt động của giáo viên và học sinh diễn ra trong giờ học thật sự chủ động và tích cực. Giờ học đã rút ngắn được thời gian diễn giảng của giáo viên, giúp giáo viên có điều kiện đưa ra nhiều câu hỏi gợi mở làm tăng cường hoạt động của học sinh. Những kiến thức mà học sinh tìm được đã kích thích được hứng thú tìm tòi, học tập của học sinh. Học sinh tập trung theo dõi quá trình định hướng của giáo viên, nhiệt tình trong việc phát biểu xây dựng bài, phát triển kĩ năng tìm tài liệu trên mạng. Các câu trả lời của học sinh có chất lượng cao hơn so với lớp đối chứng. Đặc biệt, đối với những kiến thức nằm ngoài chương trình, những thông tin về lịch
sử cũng như các hình ảnh sinh động tự tìm được... học sinh đặc biệt thích thú và hào hứng.
Như vậy giờ dạy ở các lớp thực nghiệm với WebQuest đã phát huy được tính tích cực, chủ động trong hoạt động học tập của học sinh, đáp ứng được yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học.
3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Qua bài kiểm tra đánh giá, chúng tôi đã tiến hành thống kê, tính toán và thu được các bảng số liệu sau:
Bảng 1: Bảng thống kê các điểm số (Xi) của bài kiểm tra
Nhóm Tổng số học sinh Điểm số (Xi) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thực nghiệm 46 0 5 2 2 5 9 3 12 3 5 Đối chứng 47 4 11 4 10 2 7 2 3 2 2
Biểu đồ 1: Phân phối điểm của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng
Bảng 2: Bảng phân phối tần suất Tổng Số % học sinh đạt điểm Xi
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 46 0 10.8 7 4.35 4.35 10.8 7 19.57 6.52 26.0 8 6.52 10.87 ĐC 47 8.5 1 23.4 0 8.5 1 21.27 4.26 14.89 4.26 6.38 4.26 4.26
Biểu đồ 2: Phân phối tần suất điểm của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm
•4 Các tham số cụ thể:
+ Số trung bình cộng: là tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu, được tính theo công thức:
n X n X i i i ∑ = = 10 1 + Phương sai: ( ) 1 S 10 1 2 2 − − = ∑ = n X X n i i i + Độ lệch chuẩn:
( ) 1 S 10 1 2 − − = ∑ = n X X n i i i
S cho biết độ phân tán quanh giá trị X , S càng nhỏ tức là số liệu càng ít phân tán. + Hệ số biến thiên: % 100 × = X S V
V cho phép so sánh mức độ phân tán của số liệu. + Sai số tiêu chuẩn:
n S m = Bảng 3: Bảng tổng hợp các tham số Nhóm Số HS X S2 S V(%) X=X ±m TN 46 6.45 5.76 2.4 37.21 6.45±0.05 ĐC 47 4.38 6.16 2.48 56.62 4.38±0.05
Dựa vào bảng tổng hợp các tham số ở trên cho thấy điểm trung bình bài kiểm tra của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng, độ lệch chuẩn có giá trị tương đối nhỏ nên số liệu thu được ít phân tán, do đó trị trung bình có độ tin cậy cao. STN ~ SDC và VTN < VDC chứng tỏ độ phân tán ở nhóm thực nghiệm giảm so với nhóm đối chứng.
3.4.3. Kiểm định giả thuyết thống kê
Kết quả tính toán cho thấy điểm trung bình cộng ở nhóm thực nghiệm
TN
X cao hơn nhóm đối chứng XDC. Để kiểm định về sự khác nhau giữa hai điểm trung bình này ta dựa vào đại lượng kiểm định t cho bởi công thức:
DC TN DC TN P DC TN n n n n S X X t + − = . với ( ) ( ) 2 1 1 2 2 − + − + − = DC TN DC DC TN TN P n n S n S n S
Giả thuyết H0: sự khác nhau giữa XTN và XDC là không có ý nghĩa. Giả thuyết H1: Điểm trung bình XTN lớn hơn XDC một cách có ý nghĩa. Kết quả tính toán thu được: SP = 2.44 và t = 4.09. Tra bảng phân phối Student với mức ý nghĩa α = 0.05 và bậc tự do f = nTN + nDC - 2 = 91, ta có
α
t = 1.96 .
Như vậy rõ ràng t > tα nên giả thuyết H0 bị bác bỏ và ta chấp nhận giả thuyết H1. Điều này chứng tỏ học sinh nhóm thực nghiệm nắm vững kiến thức đã được truyền thụ hơn học sinh nhóm đối chứng. Vậy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm lớn hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng với mức ý nghĩa 0.05.
3.5. Kết luận chương III
Sau quá trình thực nghiệm sư phạm, đã có cơ sở để khẳng định giả thuyết ban đầu về tính hiệu quả của đề tài. Việc sử dụng WebQuest để dạy học vật lý bước đầu đã đạt được một số kết quả sau:
- Qua việc tổ chức theo dõi và phân tích diễn biến, hiệu quả của tiến trình dạy học ở các giờ thực nghiệm, thấy rằng sử dụng WebQuest trong dạy học có nhiều ưu điểm trong việc khai thác thông tin trên internet, khả năng làm việc nhóm, khả năng trình chiếu, thuyết trình.... tạo nên hứng thú học tập cho học sinh. Hoạt động học sinh tham gia vào tiết học tăng, thời gian giáo viên lên lớp rút ngắn lại. Như vậy, WebQuest đã phát huy được tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh.
- Qua kết quả của các bài kiểm tra kết hợp với việc phân tích số liệu cho thấy rằng việc sử dụng WebQuest đã góp phần nâng cao chất lượng học tập
của học sinh. Với WebQuest học sinh được tiếp cận với các hình ảnh, đoạn phim thực nghiệm, rèn luyện kĩ năng khai thác thông tin trên mạng, giúp cho việc tự học của học sinh... nhờ đó mà học sinh nhanh chóng nắm bắt được kiến thức cần thiết phải có được qua suy luận nên các bài kiểm tra của nhóm thực nghiệm đã có kết quả cao hơn.
- Đối với giáo viên, WebQuest đã giúp tiết kiệm thời gian lên lớp, giúp quá trình hướng dẫn học sinh lĩnh hội tri thức được dễ dàng hơn, dành nhiều thời gian cho hoạt động của học sinh nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động nhận thức của học sinh.
PHẦN KẾT LUẬN
Đối chiếu với mục tiêu, nhiệm vụ và kết quả nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài: “Vận dụng kĩ thuật WebQuest trong dạy học chương Động lực học chất điểm lớp 10 nâng cao THPT” đã thu được một số kết quả sau:
- Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đã bước đầu xây dựng được cơ sở lí luận về WebQuest. Trong đó: phân biệt rõ các chức năng hỗ trợ của WebQuest, hình thức triển khai và vận dụng WebQuest vào dạy học. Góp phần khẳng định cơ sở khoa học của việc vận dụng WebQuest vào dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học vật lý ở trường phổ thông.
- Vận dụng những cơ sở lí luận về WebQuest kết hợp với việc sử dụng trình soạn thảo văn bản Notepad, đã thiết kế một số WebQuest được trình bày trong chương II. Trên cơ sở đó, có thể phát triển thêm nhiều nội dung đầy đủ chương trình phổ thông, đưa lên mạng internet để nhiều người cùng tham khảo, học sinh có thể sử dụng để tự học.
- Từ kết quả thực nghiệm sư phạm, ta thấy rằng sử dụng WebQuest trong dạy học đã đáp ứng những yêu cầu cơ bản của quá trình dạy học, khắc phục được một số khó khăn trong dạy học, giáo viên chủ động hơn trong việc
truyền đạt kiến thức, tiết kiệm được thời gian lên lớp, tạo điều kiện cho học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động nhận thức.
Qua phương pháp so sánh hai điểm trung bình của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm, ta thấy rằng kết quả học tập của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng. Như vậy, so với cách dạy truyền thống thì WebQuest đã góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
Trên đây là một số kết quả bước đầu thiết kế WebQuest vận dụng vào dạy chương “Động lực học chất điểm” lớp 10 nâng cao THPT. Với những kết quả này, đề tài nghiên cứu đã đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đề ra.
Tóm lại, trên đây là những điều đã và đang làm. Tất cả những điều đó nói lên được rằng sẽ làm được nhiều hơn trong tương lai. Hi vọng rằng trong tương lai ngành giáo dục sẽ đạt được mục tiêu cao hơn.
Qua quá trình thực hiện đề tài, đặc biệt là quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi có một số đề xuất sau:
- Để vận dụng WebQuest có hiệu quả thì trong quá trình thiết kế WebQuest cần chú trọng đến việc khai thác ý thức, niềm khao khát muốn tìm tòi cái mới của học sinh trước khi cung cấp nguồn thông tin, đồng thời trong quá trình lên lớp giáo viên cần chú ý đến việc phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh độc lập tìm ra kiến thức.
- Tuy việc vận dụng WebQuest trong dạy học đã mang lại những kết quả khả quan nhưng cần phải chú trọng đến quá trình thực nghiệm thí nghiệm nhằm rèn luyện cho học sinh một cách toàn diện về các kĩ năng cần thiết trong học tập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên), Phạm Quý Tư (Chủ biên), Lương Tất Đạt – Lê Chân Hùng – Nguyễn Ngọc Hưng - Phạm ĐÌnh Thiết – Bùi Trọng Tuân – Lê Trọng Tường (2006), Vật lý 10 nâng cao, NXB Giáo dục.
[2] Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên), Phạm Quý Tư (Chủ biên), Lương Tất Đạt – Lê Chân Hùng – Nguyễn Ngọc Hưng - Phạm Đình Thiết – Bùi Trọng Tuân – Lê Trọng Tường (2006), Sách Giáo viên Vật lý 10 nâng cao, NXB Giáo dục.
[3] Bùi Gia Thịnh (Chủ biên), Lương Tất Đạt – Vũ Thị Mai Lan – Ngô Diệu Nga - Đỗ Hương Trà, Thiết kế bài giảng Vật lý 10 nâng cao theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, NXB Giáo dục.
[4] Lê Trọng Tường (Chủ biên), Lương Tất Đạt – Lê Chân Hùng - Phạm Đình Thiết – Bùi Trọng Tuân, Bài tập Vật lý 10 nâng cao, NXB Giáo dục. [5] Nguyễn Quang Trung (2008), Khóa luận tốt nghiệp: Thiết kế Website
dạy học vật lý phần từ trường lớp 11 cơ bản THPT, Trường Đại học sư phạm Huế.
[6] Trần Huy Hoàng (2002), Bài giảng chuyên đề: Sử dụng máy tính trong dạy học vật lý, Khoa Vật lý - Trường Đại học sư phạm Huế.
[7] PGS. TS. Lê Công Triêm (2004), Phân tích chương trình vật lý phổ thông, Trường Đại học sư phạm Huế.
[8] Vũ Bội Tuyền (2005), Chuyện kể về những nhà vật lý nổi tiếng thế giới, NXB Thanh Niên.
[9] VN – Guide (2001), Những bài thực hành HTML, NXB Thống kê. [10] Lê Thúc Tuấn, Lý luận dạy học hiện đại, Trường Đại học sư phạm Huế. [11] Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết lần II BCH TW Đảng khóa
VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[12] Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2006), Luật Giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia.
[13] Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB Đại học sư phạm.
[14] Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục INTERNET http://gosoftgo.net/xuanthi http://www.xtvn.net.tf/ http://www.giaovien.net/ http://ict4you.googlepages.com/WebQuest http://WebQuest.org http://edweb.sdsu.edu/people/bdodge/index.htm http://tommarch.com/ozline_story/tmarch.php http://www.vatlysupham.com http://www.bachkim.vn http://www.thegioiweb.vn http://www.thuvienvatly.com http://www.echip.com.vn http://vatlytuoitre.com