Thiết kế một số WebQuest

Một phần của tài liệu Ứng dụng WebQuest trong dạy học (Trang 42 - 84)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Thiết kế một số WebQuest

Trong khuôn khổ khóa luận chỉ đưa ra hai bài “LỰC HẤP DẪN” và “LỰC ĐÀN HỒI” vào phần chính. Các bài còn lại sẽ được đưa vào phần phụ lục.

2.2.2.1. Bài 17: LỰC HẤP DẪN

* Mục tiêu bài dạy

- Học sinh hiểu được hấp dẫn là một đặc điểm của mọi vật trong tự nhiên. - Học sinh nêu được đặc điểm của lực hấp dẫn, trọng lực.

- Học sinh phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn và viết được công thức của định luật.

- Học sinh thiết lập được công thức tính gia tốc rơi tự do.

- Học sinh vận dụng được công thức của định luật để giải các bài tập trong SGK.

- Học sinh vận dụng được vào thực tế: hiểu được và giải thích các hiện tượng có liên quan đến lực hấp dẫn.

* Yêu cầu về kiến thức của học sinh

1. Kiến thức về CNTT

- Biết vi tính căn bản, sử dụng được các chương trình Microsoft Word hoặc Micrsoft PowerPoint.

- Biết thao tác tìm kiếm thông tin trên mạng, biết lưu trữ những thông tin cần thiết để minh họa cho bài học.

2. Kiến thức chung về môn học

- Biết cách xác định nội dung trọng tâm của bài học.

- Biết cách thảo luận nhóm để lập dàn ý cho nội dung cần trình bày. - Biết cách trình bày nội dung bài học sao cho logic.

* Yêu cầu về trang thiết bị - Đồ dùng dạy học

1. Trang thiết bị - Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT

o Phần cứng

- Máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn. - Máy chiếu.

o Phần mềm

- Microsoft Word hoặc Micrsoft PowerPoint.

- Các phần mềm xem phim như: Hero Audio, Video... - Violet 1.5...

2. Những đồ dùng dạy học khác - Bảng đen.

- Phòng học có kết nối mạng Internet.

- Dụng cụ làm thí nghiệm Galileo và thí nghiệm trên đệm không khí.

* Chuẩn bị việc giảng dạy

- Soạn giáo án.

- Chuẩn bị phần hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài học bằng Microsoft PowerPoint

- Chuẩn bị một số bức tranh, đoạn phim miêu tả chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời và của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất.

- Chuẩn bị một số câu hỏi trắc nghiệm để củng cố bài học. 2. Phần chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài trước theo nội dung sách giáo khoa và theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

- Chuẩn bị bài báo cáo nhóm theo sự phân công của giáo viên và nhóm trưởng.

- Tìm hiểu cách sử dụng các phần mềm cần thiết cho tiết học.

* Kế hoạch giảng dạy

1. Dẫn nhập

o Kiểm tra bài cũ

- Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:

+ Phát biểu định luật III Newton và viết biểu thức của định luật. + Nêu đặc điểm của cặp “lực và phản lực”.

+ Hai người kéo co, vì sao lại có người thắng người thua? Điều đó có trái với định luật III Newton không?

o Đặt vấn đề

Các tiết trước ta đã học về các định luật của Newton, để xác định được chuyển động của một vật, cùng với các định luật Newton, ta còn phải biết đặc điểm của các lực tác dụng vào vật.

Ta đã biết trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và đã viết được biểu thức liên hệ giữa trọng lực và khối lượng. Vậy trọng lực có đặc điểm gì?

Và để hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta đi tìm hiểu bài LỰC HẤP DẪN

o Nêu yêu cầu bài học

- Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn và viết được biểu thức của định luật.

- Thiết lập được biểu thức của gia tốc rơi tự do. - Biết vận dụng vào thực tế.

2. Thân bài

Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy, bài tập củng cố, hệ thống câu hỏi...

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Ghi đề bài và đề mục 1: Định luật vạn vật

hấp dẫn lên bảng.

- Yêu cầu học sinh trình bày về lịch sử tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn.

- Cho học sinh xem các đoạn phim về chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

- Hỏi học sinh:

? Chuyển động của Trái Đất và của Mặt Trăng có phải là chuyển động theo quán tính không?

- Ghi đề bài và đề mục 1.

- Nghe bạn trình bày và nhận xét, bổ sung. Tự trình bày vào vở.

- Theo dõi đoạn phim.

- Trả lời các câu hỏi của giáo viên.

quanh Mặt Trời mà không bị văng vào vũ trụ? Lực nào đã giữ cho Mặt Trăng quay quanh Trái Đất mà không văng ra xa Trái Đất?

- Theo Newton, lực do Trái Đất hút các vật rơi xuống và lực giữ cho Trái Đất, Mặt Trăng chuyển động tròn là có cùng bản chất. Khái quát hơn nữa, ông cho rằng mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau bằng một loại lực gọi là lực hấp dẫn.

- Hỏi học sinh:

? Lực này có đặc điểm gì khác với các loại lực khác mà em đã biết?

- Nhận xét

- Giáo viên hướng dẫn học sinh:

+ Các vectơ biểu diễn lực hấp dẫn giữa hai vật được vẽ thế nào?

+ Nhận xét gì về đặc điểm của các vectơ lực đó?

+ Dự đoán độ lớn của lực hấp dẫn có thể phụ thuộc vào những yếu tố nào? Phụ thuộc như thế nào?

- Hướng dẫn HS phát biểu định luật và viết biểu thức định luật.

- Yêu cầu học sinh tìm hiểu về phép đo hằng số hấp dẫn và trị số của G.

- Học sinh suy nghĩ trả lời.

- Học sinh thảo luận nhóm.

- Thảo luận và trả lời.

- Tìm hiểu, suy nghĩ trả lời. Có thể thảo luận nhóm.

? Trường hợp áp dụng được công thức của định luật là gì?

? Vì sao trong đời sống hàng ngày, ta không cảm thấy được lực hút giữa các vật thể thông thường

- Dẫn dắt HS vào đề mục 2 bằng các câu hỏi:

+ Thả một cái hộp nhỏ rơi xuống đất. Theo em lực gì đã làm vật rơi?(Trọng lực) Sau khi học định luật vạn vật hấp dẫn, em có thể hiểu trọng lực là lực gì không?

+ Yêu cầu học sinh thiết lập công thức tính độ lớn của gia tốc rơi tự do.

- Vận dụng định luật bằng các bài tập SGK.

- Dẫn dắt học sinh tìm hiểu về trọng trường. ? Theo em, đại lượng gì đặc trưng cho độ mạnh, yếu của trọng trường?

? Trọng trường có đặc điểm gì?

- Yêu cầu học sinh tìm hiểu về trọng trường đều của Trái Đất.

- Ghi đề mục 2.

- Trả lời các câu hỏi gợi ý của GV.

- Trả lời câu hỏi trắc nghiệm và phiếu bài tập.

- Thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời.

Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Thảo luận nhóm.

Nội dung bài học

a) Nhận xét

- Mọi vật đều hút nhau bằng lực hấp dẫn.

- Lực hấp dẫn tác dụng qua khoảng không gian giữa các vật.

b) Định luật m1 Fhd1 Fhd2 m2 2 2 1 r m m G Fhd = Trong đó: G = 6,67.10-11 2 2 kg Nm : là hằng số hấp dẫn 1 hd

F và Fhd2cùng nằm trên đường thẳng nối hai chất điểm, ngược chiều, cùng độ lớn (hai lực trực đối).

2. Công thức của gia tốc rơi tự do ( )2 h R mM G P + =

Theo định luật II Newton: P = mg Vậy ( )2 h R GM g + = Gần mặt đất: h << R 2 R GM g = 3. Trường hấp dẫn, trường trọng lực

- Xung quanh mỗi vật đều có trường hấp dẫn. Trường hấp dẫn của Trái Đất gọi là trường trọng lực (trọng trường).

- gđặc trưng cho trọng trường tại mỗi điểm, nên còn gọi là gia tốc trọng trường.

- Củng cố bằng phiếu trắc nghiệm và phiếu bài tập.

* Mở rộng kiến thức

- Làm các bài tập trong SGK và SBT.

- Tìm hiểu thêm về các lực tồn tại trên Trái Đất, trong hệ Mặt Trời; các ứng dụng của lực hấp dẫn.

- Tham khảo trên các trang web:

http://hocmai.vn/mod/quiz/view.php?id=3218 http://xalo.vn/

http://tim.vietbao.vn/l%E1%BB%B1c_h%E1%BA%A5p_d%E1%BA%ABn/

2.2.2.2. Bài 19: LỰC ĐÀN HỒI

* Mục tiêu bài dạy

- Học sinh phát biểu được định nghĩa của lực đàn hồi.

- Học sinh nêu được đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo và dây cao su, biểu diễn các lực trên hình vẽ.

- Thiết lập được biểu thức của định luật Hooke đối với lò xo. Vận dụng được định luật Hooke để giải bài tập.

- Biết sử dụng lực kế.

* Yêu cầu về kiến thức của học sinh

1. Kiến thức về CNTT

- Biết vi tính căn bản, sử dụng được các chương trình Microsoft Word hoặc Micrsoft PowerPoint.

- Biết thao tác tìm kiếm thông tin trên mạng, biết lưu trữ những thông tin cần thiết để minh họa cho bài học.

- Biết cách xác định nội dung trọng tâm của bài học.

- Biết cách thảo luận nhóm để lập dàn ý cho nội dung cần trình bày. - Biết cách trình bày nội dung bài học sao cho logic.

*Yêu cầu về trang thiết bị - Đồ dùng dạy học

1. Trang thiết bị - Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT

o Phần cứng

- Máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn có nối mạng internet. - Máy chiếu.

o Phần mềm

- Microsoft Word hoặc Micrsoft PowerPoint.

- Các phần mềm xem phim như: Hero Audio, Video... - Violet 1.5...

*Chuẩn bị việc giảng dạy

1. Phần chuẩn bị của giáo viên - Soạn giáo án.

- Chuẩn bị phần hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài học bằng Microsoft PowerPoint. Chuẩn bị một số câu hỏi trắc nghiệm để củng cố bài học.

- Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm. 2. Phần chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài trước theo nội dung sách giáo khoa và theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

- Chuẩn bị bài báo cáo nhóm theo sự phân công của giáo viên và nhóm trưởng.

- Tìm hiểu cách sử dụng các phần mềm cần thiết cho tiết học.

* Kế hoạch giảng dạy

o Kiểm tra bài cũ

- Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:

+ Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn, viết biểu thức. + Thiết lập lại biểu thức tính gia tốc trọng trường

o Đặt vấn đề

Thường ngày ta thấy rằng khi nén hay kéo dãn lò xo thì nó có xu hướng trở lại trạng thái ban đầu. Lực có tác dụng làm lò xo trở lại trạng thái ban đầu gọi là lực đàn hồi. Có nhiều dạng lực đàn hồi nhưng ở trong bài này ta chỉ tìm hiểu lực đàn hồi lò xo. Để hiểu rõ hơn về loại lực này ta đi vào bài 19: LỰC ĐÀN HỒI.

Các dạng lực đàn hồi trong thực tế

o Nêu yêu cầu bài học

- Phát biểu được khái niệm lực đàn hồi, nêu được đặc điểm của lực đàn hồi lò xo.

- Thiết lập được biểu thức của định luật Hooke. - Biết vận dụng để giải bài tập.

2. Thân bài

Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy, bài tập củng cố, hệ thống câu hỏi...

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Ghi đề bài và đề mục 1: Khái niệm

về lực đàn hồi.

- Tiến hành thí nghiệm: + Mỗi nhóm một lò xo.

+ Tiến hành thí nghiệm theo nhóm

- Ghi đề bài và đề mục 1.

- Tiến hành thí nghiệm và rút ra nhận xét.

dưới sự hướng dẫn của giáo viên. + Rút ra nhận xét.

- Yêu cầu học sinh phát biểu thế nào là lực đàn hồi và giới hạn đàn hồi là gì? - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục 2: Một vài trường hợp thường gặp.

- Dẫn dắt học sinh tìm hiểu về phương, chiều và độ lớn của lực đàn hồi lò xo; lực căng dây.

? Khi nào thì lực đàn hồi được gọi là lực căng?

- Cho học sinh luyện tập vận dụng định luật Hooke.

- Mục 3: Lực kế.

- Yêu cầu học sinh tìm hiểu về cấu tạo và công dụng của lực kế.

- Ghi đề mục 2.

- Thảo luận theo nhóm, cử đại diện nhóm trả lời.

- Làm bài tập vận dụng.

- Thảo luận tìm hiểu qua mạng. - Cử đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét.

Nội dung bài học

1. Khái niệm về lực đàn hồi - Định nghĩa về lực đàn hồi. - Giới hạn đàn hồi.

2. Một vài trường hợp thường gặp a) Lực đàn hồi lò xo

- Khi lò xo bị dãn hoặc nén, nó tác dụng lực đàn hồi lên những vật tiếp xúc với hai đầu dẫn của nó.

- Phương: trục của lò xo.

- Chiều: ngược với chiều biến dạng. - Độ lớn: tuân theo định luật Hooke Fdh = - k∆l

Dấu trừ có nghĩa là lực đàn hồi ngược chiều biến dạng. k: hệ số đàn hồi (hoặc độ cứng của lò xo). Đơn vị:

m N

b) Lực căng của dây

- Điểm đặt: điểm mà đầu dây tiếp xúc với vật. - Phương: sợi dây

- Chiều: hướng từ hai đầu vào phần giữa của dây. 3. Lực kế

- Cấu tạo

- Ứng dụng

3. Củng cố kiến thức

- Làm các bài tập vận dụng định luật Hooke. - Trả lời các câu hỏi và bài tập trắc nghiệm.

* Mở rộng kiến thức

- Yêu cầu học sinh làm các bài tập trong SBT, sách tham khảo nâng cao... - Tham khảo các trang web

http://www.vatlyvietnam.org/forum/showthread.php?t=3249 http://delicious.com/phuthuydamlay/

2.3. Sử dụng WebQuest trong việc dạy học chương “Động lực học chất điểm” Vật lý 10 THPT chất điểm” Vật lý 10 THPT

Ở phần thiết kế WebQuest, tôi đưa ra WebQuest của hai bài 19 và 21. Ở phần này, tôi sẽ thiết kế hai giáo án của hai bài đó để vận dụng WebQuest.

2.3.1. Giáo án bài 17: LỰC HẤP DẪNI. Mục tiêu I. Mục tiêu

I.1. Về kiến thức

- Nêu được đặc điểm của lực hấp dẫn, trọng lực.

- Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn và viết được công thức của định luật.

- Thiết lập được công thức tính gia tốc rơi tự do.

I.2.Về kĩ năng

- Vận dụng được công thức của định luật để giải các bài tập trong SGK. - Vận dụng được vào thực tế: hiểu được và giải thích các hiện tượng có liên quan đến lực hấp dẫn.

- Biết cách tìm kiếm thông tin và truyền đạt thông tin tìm được. - Có kĩ năng tính toán và suy luận logic.

I.3.Về thái độ

- Rèn luyện tính tự giác, tính tích cực, chủ động trong học tập, lòng ham hiểu biết thông qua việc tự giác tìm kiếm thông tin và tích cực hoạt động nhóm, biết cách hợp tác với thành viên trong nhóm và với giáo viên trong học tập.

- Hình thành thái độ học tập đúng đắn đối với môn học.

II. Chuẩn bị

II.1. Giáo viên

- Thiết bị: phòng học có máy tính nối mạng, có máy chiếu projector và màn ảnh lớn.

- Phim: hai đoạn phim về chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời; của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

II.2. Học sinh

- Ôn lại các kiến thức về trọng lực và sự rơi tự do. - Chuẩn bị giấy để thảo luận nhóm.

III. Hoạt động lên lớp

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. Giới thiệu bài mới - Nêu các câu hỏi:

+ Phát biểu định luật III Newton và viết biểu thức của định luật. + Nêu đặc điểm của cặp “lực và phản lực”.

Một phần của tài liệu Ứng dụng WebQuest trong dạy học (Trang 42 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w