.Khẳng định vai trò của người anh hùng trong những bước ngoặt lịch sử

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975. (Trang 95 - 99)

cũng là “đối tượng để đối thoại” (chữ dùng của nhà văn Hồng Minh Tường). Đó là thuận lợi và cũng là khó khăn của các nhà TTLS. Nhà văn đối thoại bằng hư cấu, bằng hệ thống nhân vật, giọng điệu, ngơn từ. Trong đó, nhân vật ln ln là nơi tập trung nhất cái nhìn, quan điểm nghệ thuật của nhà văn. Và tất nhiên, bao giờ cũng có một độ “chênh” nào đó giữa những điều được ghi chép lại trong chính sử, lưu truyền trong cộng đồng và những gì nhà văn hư cấu, suy tư, chiêm nghiệm.

Xem xét các TTLS như các diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết, chúng tôi muốn đi sâu vào ba kiểu loại NVAH trong TTLS Việt Nam sau 1975, dựa trên quan điểm của lý thuyết diễn ngôn: 1. Loại NVAH xây dựng theo xu hướng đồng

hướng với ch nh sử; 2. Loại NVAH xây dựng theo xu hướng bổ khuyết, đối thoại với ch nh sử; 3. Loại NVAH xây dựng theo xu hướng mượn lịch sử để đào sâu, khám phá con người cá nhân, đời tư. Tất nhiên, sự phân chia này chỉ là tương

đối, nhằm phân loại để nghiên cứu, còn trên thực tế ở thế giới NVAH thường có sự kết hợp, đan xen sinh động. Sự giao thoa này không chỉ thể hiện trong sáng tác của một nhà văn mà cả trong một NVAH nào đó. Chẳng hạn nhân vật Trần Thủ Độ trong Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải, Hồ Quý Ly trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Trần Hưng Đạo trong Đức Thánh Trần của Trần Thanh Cảnh… có những mặt đồng hướng, thống nhất với cách nhìn của chính sử, nhưng cũng có những mặt nhà văn muốn bổ sung, đối thoại với chính sử, lại đồng thời có mặt nhà văn muốn phát huy thế mạnh tiểu thuyết, đi sâu khám phá người anh hùng ở phương diện cá nhân đời tư.

3.2. Loại nhân vật anh hùng xây dựng theo xu hướng đồng hướng vớichính sử chính sử

3.2.1.Khẳng định vai trị của người anh hùng trong những bước ngoặt lịchsử sử

Trong chính sử, trong tâm thức cộng đồng, người anh hùng luôn là những vĩ nhân xuất hiện đúng lúc, ở những thời điểm gian nguy của đất nước. Họ là những con người “thay trời hành đạo”, gánh vác trọng trách nặng nề trước trăm họ. Cuộc đời họ gắn liền với các quyết định sáng suốt, các chiến công hiển hách, giữ vững nền độc lập dân tộc, đem lại yên ổn cho nhân dân, thúc đẩy lịch sử tiến về phía trước. NVAH được sáng tạo theo xu hướng đồng hướng với chính sử có

thể kể đến Bà Triệu trong tác phẩm cùng tên của Hàn Thế Dũng, Đinh Bộ Lĩnh trong

Mười hai sứ quân của Vũ Ngọc Đĩnh, Ngô Quyền trong Ngô Vương của Phùng Văn

Khai, Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt trong Tám triều vua Lý của Hoàng Quốc Hải, Trần Hưng Đạo trong Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Huệ trong

Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh… Nói “đồng hướng với chính sử” trước

hết là nói ở quan điểm, cách nhìn, sau đó là bút pháp thể hiện nhân vật. Ở đây dường như có sự gặp gỡ giữa chính sử, tâm thức cộng đồng và quan điểm của nhà văn. “Đồng hướng” cũng không bao giờ là sự lặp lại, sao chép giản đơn.

Lịch sử Việt Nam đi qua những bước thăng trầm và những cuộc chiến tranh khốc liệt. Rất nhiều TTLS đã tập trung xây dựng thành cơng tình huống xuất hiện người anh hùng. Họ sinh ra do yêu cầu của thời đại, đồng thời họ làm nên những trang lịch sử chói lọi. Khi đất nước bị xâm lăng, họ đã đứng lên tụ họp nhân tài, lãnh đạo nhân dân đánh đuổi giặc ngoại bang, giữ vững nền độc lập. Để thực hiện khát vọng lớn lao đó, người anh hùng cần có đủ tài trí, đức độ và lịng dũng cảm. Trong Đại Việt sử ký toàn thư (phần Đại Việt sử ký ngoại sử toàn thư - kỷ Nam

Bắc phân tranh) có dành khoảng 1 trang (tr. 118-119) viết về sự nghiệp của Ngô

Quyền, từ việc giết Kiều Công Tiễn đến chiến thắng quân Hoằng Tháo nhà Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở ra thời kỳ độc lập tự chủ của nhà nước Đại Việt.

Ngô Vương của Phùng Văn Khai cũng dựng lại cuộc đời Ngô Quyền cùng hướng

với những gì sử gia đã ghi. Ngơ Quyền gặp cảnh trong nước có kẻ loạn thần rước voi giày mả tổ và kẻ thù Nam Hán đang lăm le bờ c i: “Nay việc nước gặp phải phản thần Kiều Công Tiễn làm trái đạo trời, tự tiện giết chúa rước giặc ngoại xâm vào bờ c i (…). Hán đế Lưu Cung đã mấy lần phái binh xuống hòng chiếm cứ An Nam, đặt nước ta thành quận huyện của Hán triều” 227; 282 . Ông đã thấy được âm mưu của ngoại bang: “Nay Giao vương Lưu Hoàng Tháo đem mười vạn binh thuyền, tiếng là giúp phản thần Kiều Công Tiễn tại vị song bên trong là muốn nuốt trọn An Nam mà thơi”. Ơng đau xót trước cảnh bọn nghịch thần bán rẻ nền độc lập, tự chủ của dân tộc mà cha ông đã đổ bao máu xương mới giành được: “Nhớ ngày trước, ta cùng các tướng đã hai phen huyết chiến với bọn Lý Khắc Chính, Lý Tiến, Trần Bảo, tốn bao máu xương mới đuổi được chúng về phương Bắc. Nay chỉ vì mưu riêng, vì lịng tham làm mờ mắt mà họ Kiều lại rước hoạ xuống phương Nam”. Trước tình hình nguy nan đó, được sự

suy tôn của các tướng và sự chỉ bảo của các bậc trưởng lão, Ngô Quyền đã huy động trí lực của tướng sĩ, cùng nhau chống giặc: “Nay ta được các tướng suy tôn cầm binh đánh giặc, lại được các bậc lão trượng trong ngoài Đại La thành chỉ cho điều hay lẽ phải ở đời, muốn nhân đây hỏi kế đánh giữ, tiến lui trước giặc mạnh” 227; 282 . Có thể thấy, Phùng Văn Khai đã đặt người anh hùng Ngô Quyền vào một tình thế nguy nan, để nhân vật vượt lên trên tất cả những thử thách cam go đó, lãnh đạo tồn dân đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Bằng năm 938, chấm dứt một nghìn năm Bắc thuộc, mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ độc lập, tự chủ của dân tộc Đại Việt.

Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép khá tỉ mỉ về các sự kiện, các chiến công của

triều đại nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Trong Bão táp

triều Trần, Hoàng Quốc Hải cũng dựng lại sinh động bối cảnh, nhiều gương mặt

các bậc vua chúa, tướng lĩnh anh hùng nhà Trần khá sát với Quốc sử. Nhân vật Trần Nhân Tơng là một ví dụ. Sứ đồn Đại Việt do Trần Di Ái sang Yên Kinh cống tiến bị Hốt Tất Liệt giữ lại, lập ra triều đình bù nhìn, cử Sài Thung dẫn về Thăng Long cùng đội quân năm nghìn tên hộ tống. Đây là một cuộc bang giao bằng sức mạnh của cung kiếm. Nếu vua tôi nhà Trần cưỡng lệnh sẽ là cái cớ để khơi ngịi cuộc chiến. Tình thế đó địi hỏi nhà vua phải rất sáng suốt để cư xử cho khéo làm sao để cuộc chiến nổ ra càng chậm càng tốt vì lúc này ta chưa đủ lực để sẵn sàng nghênh chiến. Đoán biết Sài Thung với danh nghĩa sứ giả sẽ đi trước cịn triều đình bù nhìn núp bóng theo sau, Trần Nhân Tơng đã gửi chiếu thư cho Hưng Đạo Vương phải đón đánh bọn này ngay khi chúng đặt bước chân đầu tiên vào đất ta và bắt cho được bè lũ phản bội đem về trị tội. Sài Thung nghênh ngang, phách lối ln tìm cớ để gây hấn, Nhân Tông nhún nhường nhưng không làm mất thể diện quốc gia. Những gì hắn địi nếu khơng phạm vào quốc thể nhà vua đều đáp ứng. Còn như các yêu sách của nhà Nguyên như đòi quân trưởng tới chầu, nộp sổ kê biên dân số… Trần Nhân Tông cũng khéo léo biện bác để cự tuyệt: “Xin các hạ về tâu giùm thiên tử, tôi sinh trưởng ở chốn thâm cung, không biết cưỡi ngựa, không quen phong thổ, sợ chết dọc đường lại nhọc lòng thiên tử xót thương. Ngồi ra, con em từ bậc thái uý trở xuống cũng đều như thế cả. Còn như thiên tử lên ngơi đó là việc lớn của tồn thiên hạ, tiên qn tơi trước đây tuổi cao sức yếu không đi được đã cử sứ sang dâng biểu cùng các đồ phương vật tiến cống”; “Quả như lời các hạ nói. Nhưng nước chúng tơi tuy nhỏ, đáng gì để thiên

tử bận tâm. Vả lại trong thơn ấp khó tìm ra được người thạo thơng chữ nghĩa thì làm sao mà kê khai được. Nếu như đưa tất cả quan lại của triều đình đi làm việc này, phải gần hai chục năm mới xong. Tới lúc ấy cịn ích gì nữa mà làm. Sợ sổ sách dâng lên không được như ý, chỉ làm thiên tử nổi giận” 212; 173]. Với tài năng, đức độ và các quyết sách khéo léo, Trần Nhân Tơng đã đồn kết được tồn dân, từng bước đưa cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông đến thắng lợi.

Nguyễn Huệ được thể hiện trong Hoàng Lê nhất thống ch như một nhân vật xuất chúng có tài cầm quân, “xuất quỷ nhập thần”, đánh đuổi quân Thanh để cứu muôn dân. Các tác giả Ngơ Gia văn phái, vượt qua những chính kiến của giai cấp mình, đã miêu tả Nguyễn Huệ như một anh hùng dân tộc vĩ đại, với áo bào xạm khói, tiến vào kinh thành Thăng Long, thu phục giang sơn. Các tác giả Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Thu Hiền, Lê Đình Danh, Vũ Thanh… cũng đề cao vai trò to lớn của Nguyễn Huệ. Điểm gặp nhau ở các nhà văn là đã tái hiện thành công cuộc nội chiến liên miên giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn – cuộc nội chiến khiến đất nước hoang tàn, nhân dân ly tán, quân thù tứ phía, kẻ sĩ hoang mang. Tình thế ấy chỉ có thể được giải quyết bởi một cá nhân tài năng xuất chúng, với khát vọng hưng quốc mãnh liệt, đủ khả năng tập hợp dân chúng và nhân sĩ mọi miền thành một khối vững chắc để dẹp tan thù trong giặc ngoài. Trong Hoàng đế Quang Trung, Nguyễn Thu Hiền đã tập trung tái hiện hình ảnh vua Quang Trung

không ngủ quên trên những chiến công hiển hách, vừa lên ngơi đã nhanh chóng quy hợp nhân tài và dụng cơng tìm ra những phương sách độc đáo để xây dựng xã tắc sơn hà hùng mạnh. Tác giả đã nhấn mạnh đến sự thấu triệt của nhà vua về mọi nỗi đau của dân đen, vì nạn ngoại xâm đều bắt nguồn từ sự suy yếu của sức dân, sự mục ruỗng của triều chính. Vị hồng đế mới lên ngơi nhưng đã thấy hết tình cảnh dân chúng loạn lạc, mỏi mệt sau chiến tranh, kỉ cương phép nước vừa mới phôi thai, trong nước quân Nguyễn Ánh đang đe dọa Phú Xn, bên ngồi thì các đế quốc phương Tây lăm le tranh giành thuộc địa để vơ vét. Nhà vua đã nhận ra chân lí lớn của thời đại qua câu nói nổi tiếng: "Một cây cột khơng thể chống đỡ ngôi nhà cả, mưu lược một người không thể xoay trở cả khối công việc của một nhà nước sơ khai non trẻ" 223; 263 . Từ sự sắc sảo trong nhìn nhận tình hình của một trí tuệ lớn, hồng đế Quang Trung đã tập hợp quanh mình những anh tài tứ phương để tìm kiếm diệu kế nhằm nhanh chóng chấn hưng đất nước. Nhà vua đã triệu Ngơ Thì Nhậm vào bàn kế xây dựng đất và cho ra nhiều sách lược lớn. Bên

cạnh đó, nhà vua cũng đưa ra nhiều chính sách tiến bộ vượt thời đại để tập hợp hiền tài, sức dân, xóa tan nghi kị tầng lớp, vùng miền và xây dựng khối đoàn kết toàn quân dân chung tay lo việc nước. Nguyễn Thu Hiền đã dành nhiều trang viết mơ tả những chính sách, cơng việc của Quang Trung như chính sách tuyển, luyện binh kết hợp phát triển nông nghiệp, khai khẩn đất đai, mở rộng giao thương với ngoại quốc, xây dựng lòng tin, nếp sống, tín ngưỡng và phép nước nghiêm minh, tiến bộ. Tác giả Nguyễn Thu Hiền đã tạo ra nhiều điểm nhấn đặc tả sự sắc sảo trong trí tuệ của nhà vua. Trong đó phải nói đến việc Quang Trung khơng những đặc biệt quan tâm đến việc chăm lo phát triển hiền tài cho đất nước mà còn hết sức chú trọng phát triển dân trí. Vua Quang Trung xem nguyên khí xã tắc vừa là nhân tài vừa là dân trí: "Muốn nước mạnh, binh lực dồi dào, kẻ thù khơng dám lăm le nhịm ngó, thì đời sống nhân dân chẳng những no đủ mà trí tuệ cũng phải mở mang" 223; 273 . Trong đó nhà vua đã đưa ra những quyết sách đối với việc xây dựng và hồn thiện chữ Nơm bên cạnh việc tăng cường bảo lưu, dịch thuật sử sách bằng chữ Hán. Quyết sách này không những thể hiện tinh thần tự chủ, độc lập mà còn thể hiện một tầm nhận thức siêu việt của ơng về vai trị của thư tịch và lời ăn tiếng nói của dân chúng trong việc xây dựng thành công một nền tảng xã hội hùng cường dài lâu. Chính nhờ những sách lược đúng đắn trên của Quang Trung - Nguyễn Huệ mà đất nước nhanh chóng đi vào ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện.

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975. (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w