Bản chất, thế mạnh của tiểu thuyết là miêu tả, thể hiện con người dưới góc nhìn đời tư. Khơng có chính sử nào ghi lại được những suy tư thầm kín, những dằn vặt, dằng xé trong nội tâm người anh hùng. Chính sử cũng khơng quan tâm đến các quan hệ đời thường, nếu điều đó khơng can hệ gì đến sự hưng vong của triều đại. Nhưng với các TTLS, đây lại là một phương diện được các nhà văn quan tâm đặc biệt.
Đọc các tác phẩm TTLS Việt Nam sau 1975, chúng ta thấy phẩm chất đời thường của người anh hùng hiện lên trong những mối quan hệ với người thân, gia đình, trong tình bạn, tình yêu… Bên cạnh người anh hùng với những chiến công lưu danh sử sách, chúng ta cịn thấy hình ảnh những con người bình thường, gần gũi, bình dị, cũng có tình u nam nữ, cũng có những khuyết điểm, sai lầm, bi kịch… Rất nhiều tác phẩm đã thể hiện thành cơng hình tượng NVAH ở những khía cạnh này như trong Hội thề - Nguyễn Quang Thân, Đất trời - Nam Giao, Đức
Thánh Trần - Trần Thanh Cảnh, Sông Côn mùa lũ - Nguyễn Mộng Giác, Búp sen xanh - Sơn Tùng,…
Trong Đức Thánh Trần (Trần Thanh Cảnh), bên cạnh phẩm chất của một đại anh hùng, Trần Quốc Tuấn cịn được xây dựng là một con người bình thường, giản dị, yêu thương binh sĩ, xem họ như người thân: “Tất cả các tướng sĩ của mình, Vương đều coi như con cháu trong nhà nhưng khi tập luyện thì Vương rất khắt khe. Những lúc ngồi giờ tập luyện, Vương chăm lo cho mọi người rất chu đáo, từ chỗ ăn chỗ ở đến chu cấp cha mẹ già, vợ con ở quê” 195; 113-114]. Trần Quốc Tuấn hiểu rằng, có chăm lo cho gia đình người lính được n ấm thì họ mới yên tâm xả thân vì nước. Một số ái tướng như Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão, Dã Tượng được “ơng xem như con đẻ”. Tấm lịng u thương của Trần Quốc Tuấn đã
khiến các tướng lĩnh của ơng rất kính phục. Yết Kiêu đã nói với Trần Quốc Tuấn: “Với con, cuộc đời được theo hầu Ngài, kính Ngài như cha, được Ngài dạy bảo mọi điều, sau này ngọc hầu có thể lập cơng với đời, lưu danh trong sử sách là con mãn nguyện lắm rồi” 195; 117]. Khơng những biết u thương tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn cịn là những người biết giữ lễ nghĩa, coi trọng người trí thức, thân thiện với dân chúng… Khi đến Làng Trầm, được dân làng ở đây ra chào đón, người anh hùng Trần Quốc Tuấn đã thể hiện sự thân thiện: “Quốc Tuấn đi sau ông đồ và luôn miệng đáp lễ, giơ tay chào mọi người” 195; 34]. Cuộc đối thoại của Trần Quốc Tuấn và ông đồ Dương Đức Tụng cho thấy phần nào phẩm chất đó: “Dạ, thưa sư phụ, con và nàng Quế Lan con gái người sáng nay gặp nhau ngồi bãi dâu, đã trót… Xin sư phụ tha tội”, “Xin đội ơn sư phụ đã khơng trách mắng mà cịn rộng lượng. Nhưng trước mắt cứ xin nhận của Trần Quốc Tuấn này một lạy, coi như đã là tử tế của người” 195; 36]. Chính nhờ cách đối xử và thái độ ân tình này, ơng đã có được những gia nơ, gia thần, những mưu sĩ tận trung và một đội qn “binh gia chi tử” góp nhiều cơng lớn trong cơng cuộc kháng Nguyên bảo vệ đất nước.
Đọc Búp sen xanh, chúng ta nhận thấy ở cậu bé Nguyễn Sinh Cơn một lối sống hịa đồng, giản dị. Khi còn bé thơ, là con một ông cử nhân, một ông thầy học nổi tiếng nhưng cậu đối xử thân tình với hàng xóm, láng giềng, ứng xử hịa nhã với bạn bè, học được chữ cũng đem chia chữ cho bạn, vô kinh đô cũng lo lắng cho bà, cho dì, cho chị, cho bạn ở q nhà. Cơn cũng là cậu bé giàu lịng thương người, thường làm phúc cho người nghèo, lén xúc gạo, khoai lát đem cho. Nguyễn Sinh Côn cũng là cậu bé biết u thương và có trách nhiệm với gia đình. Những ngày sống ở kinh thành Huế, trong lúc cha và anh đi vắng, Cơn đã thay cha chăm sóc, đỡ đần lúc mẹ đau ốm, bệnh tật. Chính cậu tiếp thêm niềm tin, nguồn sống và sức mạnh để bà Hoàng Thị Loan vượt qua những nhọc nhằn, cô đơn, hiu quạnh và nỗi đau về thể xác. Ở Cơn tốt lên sự giản dị, dễ gần khiến người lớn lẫn trẻ nhỏ đều yêu quý. Cậu ln tâm niệm dù ở bất cứ hồn cảnh nào cũng phải giữ nếp nhà, sống tự trọng, có trước có sau, lễ phép, tơn trọng người bề trên, bênh vực kẻ yếu thế và biết ơn những người đã giúp đỡ mình trong lúc hoạn nạn, khó khăn.
Chủ đề tình yêu, nhất là tình yêu của người anh hùng ln có sức hút lớn đối với người đọc. Đó là Trần Khánh Dư trong tiểu thuyết cùng tên của Lưu Sơn Minh với mối tình định mệnh và trớ trêu với công chúa Thiên Thụy; là Trần Quốc
Tuấn trong Đức Thánh Trần với mối tình cuồng nhiệt và say đắm với người con gái làng Trầm tên Quế Lan. Là mối tình giữa người anh hùng Nguyễn Huệ và cơ gái tên An trong Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác. Trong tác phẩm này, nhà văn đã xây dựng nên An, một nhân vật hoàn toàn hư cấu để soi sáng thêm cho tính cách người anh hùng. An là người có phẩm hạnh, đã cho Nguyễn Huệ những rung động đầu đời. Nhưng An bị Huệ ghen tuông vô cớ, để rồi suốt cả đời, Huệ luôn bị ám ảnh. Ngay cả khi gặp Ngọc Hân công chúa, “chiếc cổ dài trắng” đã từng in trong tâm trí Huệ lại hiện về. Huệ yêu An nhưng tình u ấy chưa bao giờ được nói ra, Huệ và cả An chơn sâu giấu chặt nó ở trong lịng... Với Búp sen xanh,
Sơn Tùng còn hư cấu thêm nhân vật Út Huệ, người con gái để lại những rung động thầm kín trong lịng chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành. Nhưng rồi vì nợ nước, người thanh niên ấy đã bỏ lại tình yêu, gia đình, ra đi vì một lý tưởng lớn lao và thiêng liêng: cứu nước, cứu dân.
3.4.2. Bổ sung, làm rõ đời sống bản năng
Đối với con người, khát khao bản năng, trong đó có bản năng tính dục là một vấn đề hiện hữu tất yếu. Trong khi văn hóa phương Tây sớm xem nhu cầu này là một giá trị nhân bản, đáng coi trọng thì phương Đơng từ xưa vẫn coi là điều cấm kị. Khi làn gió đổi mới thổi tới, sự nhận thức về lịch sử, về con người đã có những thay đổi, cách nhìn về tính dục cũng cởi mở hơn nhiều. Các nhà TTLS đương đại đã chú ý đến điều này và thể hiện nó sinh động trong nhiều tác phẩm (Gió lửa - Nam Giao, Hội thề - Nguyễn Quang Thân, Đức Thánh Trần,
Trần Thủ Độ - Trần Thanh Cảnh, Trần Khánh Dư - Lưu Sơn Minh …)
Trong Hội thề, Nguyễn Quang Thân khơng e ngại khi “khốc” cho Lê Lợi những rung động bản năng. Đó là ánh nhìn của nhà vua khi gặp Thị Lộ. Trước nhan sắc quyến rũ, mặn mà của vợ yêu Nguyễn Trãi, trong Lê Lợi vừa nhói lên một chút ghen tức, vừa khơng giấu được cái nhìn đầy thèm muốn: “Lê Lợi nhìn bà đại học sĩ giống như khi ơng muốn xé một con gà luộc bốc hơi nghi ngút vừa mới được mụ Lý quẳng vào rá” 265; 11 . Khơng chỉ dừng lại đó, nhà văn cịn “trưng” ra những tình tiết “động trời” về Lê Lợi qua mối tình vụng trộm, táo tợn với mụ Lý, một người đầu bếp. Có lần mụ vờ ngã vào ơng và thời khắc ấy, ông không là minh chủ: “mụ qnh lên cịn ơng thì làm vội làm vàng, sợ mấy thằng thị vệ nhìn thấy, nhanh như con gà trống” 265; 12 . Lê Lợi cũng thừa biết đó khơng phải là tình u, nhưng ơng vẫn khơng lý giải được hành động của mình:
“vì ơng cảm động với cái tài làm bếp và luộc gà của mụ, hay đơn giản chỉ là một cơn ngẫu hứng đàn ông?” 265; 12 . Ơng cịn tự tin về năng lực tình dục của mình: “Ơng biết khơng người đàn bà nào có thể qn được ơng khi được ngủ với ông một lần. Lính một ngày bằng dân cày một tháng. Ơng là chúa cơng nhưng cũng là lính mà” 265; 12].
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trong Đức Thánh Trần vừa một vĩ nhân, “v nghiệp lẫy lừng” vừa là con người với những “cuộc tình bất diệt”. Trần Thanh Cảnh đã soi chiếu nhân vật dưới cái nhìn đời tư, “bổ khuyết” nhiều góc khuất ẩn phía sau ánh hào quang của con người vĩ đại. Đầu tiên là cái cảm giác như “bị thôi miên”, “ngây ra” khi thấy một người con gái đẹp như Quế Lan, hay cái cảm giác nóng bỏng vì dục vọng bản năng, cái hừng hực nhựa sống và tràn trề đam mê của người đàn ông khi bên cạnh công chúa Thiên Thành trong đêm lễ hội Mo Nang. Tất cả đều được lột tả một cách táo bạo nhưng phù hợp với logic của cuộc sống. Chính sử ghi chép về chuyện tình ái của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn chỉ với mấy dịng ít ỏi: “Quốc Tuấn muốn lấy cơng chúa Thiên Thành, nhưng không làm thế nào được, mới nhân ban đêm lẻn vào chỗ ở của công chúa thông dâm với nàng” 195; 222]. Trần Thanh Cảnh đã miêu tả chuyện tình ngang trái giữa Quốc Tuấn và Thiên Thành hết sức sinh động và hấp dẫn. Ơng đã dành hẳn một chương sách để nói về mối tình này. Đêm hội Mo Nang được miêu tả hết sức li kì và sinh động. Đó là bút pháp tả thực về sự mãnh liệt trong các hành động hoan lạc và sự hòa hợp cao độ về mặt tinh thần: “Quốc Tuấn đỡ Thiên Thành nằm xuống thảm cỏ êm mượt. Họ tuột xiêm y nhau ra. Bàn tay họ da diết thèm muốn quấn quýt vuốt ve vào chỗ đã từng khao khát thầm kín nhau bấy lâu nay... Quốc Tuấn xiết chặt Thiên Thành, rùng mình” 195; 85]; Trong Kỳ nhân làng Ngọc và Mỹ
nhân làng Ngọc, Trần Thanh Cảnh cũng tạo ra sức hấp dẫn bởi những trang viết
đầy thăng hoa về bản năng phồn thực và niềm đam mê dục tính của nhiều nhân vật. Nhưng ở đây, niềm hoan lạc được đặt trong khơng khí lễ hội vừa phồn thực, vừa huyền bí. Có sự giao hòa, cổ vũ của vũ trụ, đất trời, cây cỏ, có sự đồng điệu đến tuyệt đỉnh của “trai anh hùng” với “gái thuyền quyên”. Tất cả cùng hòa điệu để làm cho “dục tính” thăng hoa. Bên cạnh mối tình với cơng chúa Thiên Thành, Trần Thanh Cảnh cịn xây dựng một nhân vật nữ khác là Quế Lan trong một cuộc tình đầy ngang trái. Khung cảnh ái ân của Quốc Tuấn và Quế Lan nơi bãi dâu được Trần Thanh Cảnh miêu tả hết sức lãng mạn, huyền bí: “Quốc Tuấn
tung bộ võ phục trải lên nền đất phù sa mát rượi. Siết chặt nàng Quế Lan. Xiêm y tuột ra, hai thân thể đẹp đẽ cuốn vào nhau. Xung quanh, cả bãi dâu bát ngát bỗng rung lên dào dạt…” [195; 26-27]. Những cuộc giao hoan với công chúa Thiên Thành trong đêm hội Mo Nang và Quế Lan bên nương dâu xanh ngát được tác giả miêu tả như những cuộc tình táo tợn và quyết liệt. Nhưng nhà văn đã khéo tay phủ lên đó một làn sương huyền bí và lãng mạn, nhấn mạnh đến sự hòa hợp cao độ về mặt tinh thần để không hạ thấp người anh hùng.
Như vậy, NVAH qua những trang văn của Trần Thanh Cảnh, Nguyễn Quang Thân, Bùi Việt S , Nam Giao, ng Triều… khơng chỉ có trí tuệ, tài năng, phẩm chất hơn người mà cịn rất tình, rất “đời” trong cuộc sống riêng tư, đặc biệt là những cảm xúc tình yêu, rung động bản năng mãnh liệt. Qua những diễn ngôn chân thực này, nhà văn muốn bổ khuyết những mặt khuyết thiếu của chính sử, đồng thời cũng đưa người anh hùng đến gần hơn với người đọc.