NVAH trong TTLS Việt Nam sau 1975 phần lớn đều là những nhân vật có thật, sống cách chúng ta một khoảng thời gian dài. Một lớp bụi thời gian đã phủ
lên các sự kiện. Để phục dựng lại chân dung con người của một thời kì đã qua là điều khơng hề dễ. Nhà văn ngoài việc nắm vững kiến thức lịch sử cịn phải khảo cứu khơng gian văn hóa, nghi thức giao tiếp, trang phục, ngơn ngữ… Hoàng Quốc Hải cho biết khi viết Bão táp triều Trần, ngoài việc đọc k các bộ lịch sử như Đại
Việt thông sử của Lê Quý Đôn, Việt sử tiêu án của Ngô Thời S , Lịch triều hiến chương của Phan Huy Chú, Đại Việt sử ký tồn thư của Ngơ S Liên…, ơng cịn
đi thực tế, dự các hội thảo, tìm hiểu văn hóa, phong tục thời Trần… Việc nhà văn phải sử dụng vốn từ cổ xưa để phục dựng lại khơng khí thời đại, cách nói năng của các nhân vật là một điều tất yếu. Tất nhiên, nếu lạm dụng quá đà sẽ gây nặng nề, khó hiểu với người đọc.
Trong Bão táp triều Trần, khi miêu tả nhân vật, Hoàng Quốc Hải sử dụng phổ biến lớp từ cổ. Đây là đoạn miêu tả uy quyền của Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ trong buổi thiết triều công bố chiếu chỉ lập Chiêu Thánh (Lý Chiêu Hoàng) làm hồng tử và trao ngơi báu:
NVAH sống trong thời đại của họ, phần lớn xuất thân từ tầng lớp phong kiến nên cách nói năng của họ mang tính q tộc, khuôn phép. Trần Quốc Tuấn (trong Bão táp triều Trần) khi tiếp xúc với vua, với quan lại trong triều ln sử dụng cách nói cung kính, thủ lễ, chuẩn mực: “Tâu thượng hoàng, tâu quan gia, thưa chư vị, kế sách phá giặc, toàn dân đánh giặc, cả nước đánh giặc, núi non, sông suối rừng cây, biển đảo tất tận thảy đều đánh giặc và trên từ nhà vua dưới đến bách tính đều mn người như một quyết tâm đánh giặc… Tâu, đó là kế sách lớn giữ nước.” 213; 181 . Đặc biệt khi giao tiếp với nhà vua, Trần Hưng Đạo luôn xưng “thần” và dùng động từ “tâu” để bắt đầu trình bày cơng việc. Trong Hội thề,
lớp ngơn ngữ cổ xưa là phương tiện giúp nhà văn tái hiện đời sống, sinh hoạt cung đình, phủ chúa đời hậu Lê, với lớp từ trang trọng như: Bình Định Vương, đức vua, chúa cơng, bình thân, các khanh, miễn lễ, thần, đại nhân, tấu trình… Nguyễn
Quang Thân trong Hội thề, đưa vào rất hợp lý vốn từ cổ, các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố. Đây là đoạn Lê Lợi đánh giá về Bình Ngơ sách của Nguyễn Trãi: “Đọc Bình Ngơ sách của khanh, về đạo lớn thu hồi xã tắc ta chỉ thấy mấy chữ: “dĩ đại nghĩa nhi thắng hung tàn, dĩ chí nhân nhi địch cường bạo”. Về thuật đánh giặc thì ta tâm đắc: “mưu phạt nhi tâm công, bất chiến tự khuất” 265; 188]. Trong cuộc nói chuyện với cơng tử Tư Tề (con trưởng của Bình Định Vương Lê Lợi),
Nguyễn Trãi giải thích việc vì sao ơng muốn Tư Tề vào thành làm con tin: “Thánh nhân bất đắc dĩ dụng quyền… Chắc công tử biết r , hàng chục thành quách được vua ta thu về bằng cách đánh vào lòng quân giặc. Đã từng ai dung lẽ phải trái mà thu phục Thái Phúc? Nhưng “công tâm bất công thành” cũng chỉ là kế mọn. Ý đồ chúa công trong trận “công tâm” ở Đông Quan mới là kế lạ muôn đời…” [265; 195 . Việc Nguyễn Quang Thân sử dụng lớp ngôn ngữ cổ trong miêu tả nhân vật Lê Lợi, Nguyễn Trãi chứng tỏ ông rất am hiểu về văn hoá, con người thời đại nhà hậu Lê.
Trong Sông Côn mùa lũ, Nguyễn Mộng Giác rất khéo léo kết hợp các lớp ngôn từ để miêu tả NVAH. Lớp ngơn từ có màu sắc lịch sử chủ yếu xuất hiện trong một số đoạn tái dựng khơng khí cung đình, qn doanh. Nhân vật Nguyễn Huệ có lúc nói năng rất đời thường, bình dân, nhưng những lúc cần giữ lễ thì cách nói năng lại rất cung kính, giữ lễ, đoạn đối thoại giữa Nguyễn Huệ và vua Lê ở cung Vạn Thọ là một ví dụ: “Thần vì nghĩa tơn phù mà đến đây, đâu dám kể công lao. Vả chăng chuyến này thần ra cũng bởi ý Trời. Không phải sức người làm được. Nếu bảo thần có hậu tình riêng với bệ hạ mà kéo qn ra, thì những qn lính, thuyền bè thần có thể điều khiển, nhưng đến chuyện nước lụt rút xuống, gió nồm mạnh lên, há phải sức thần làm nổi? Đó thực là Trời muốn bệ hạ thống nhất bờ c i, để lưu lại nền móng cho vạn ức năm sau. Từ nay thần xin bệ hạ chấn chỉnh giềng mối… Ấy là thần được bệ hạ ban tặng nhiều lắm vậy ” 209; 576].