Nếu lớp ngơn từ cổ xưa, mang tính “quy phạm” thường gắn với đời sống, sinh hoạt, nói năng của các NVAH thuộc giới q tộc phong kiến thì lớp ngơn từ đời thường, khẩu ngữ mang màu sắc hiện đại lại gắn liền với đời sống của nhiều tầng lớp bình dân. Những kiểu xưng hô như: ông, bà, tôi, anh, chị, em, ta, ngươi, gọi đáp bằng tên riêng, các câu thoại mang màu sắc khẩu ngữ hiện đại có mặt trong nhiều TTLS. Điều này giúp người đọc khơng bị chìm đắm trong lịch sử mà vẫn được sống trong khơng khí hơm nay, cảm nhận được sự gần gũi, quen thuộc trong từng lời kể, làm sống dậy “những xác chết biên niên sử”.
Trong Trần Quốc Toản, Lưu Sơn Minh khá linh hoạt trong kết hợp lớp ngơn từ có màu sắc cổ xưa và lớp ngơn từ đời thường, hiện đại khi miêu tả nhân vật Trần Quốc Toản. Quốc Toản có suy nghĩ phóng túng, nhiều lúc như một trang
thiếu niên của ngày hơm nay: “Chị Thoan pha chè kiểu gì mà uống say thế? Chị có cho thêm cái gì vào khơng đấy?”, “Khơng, khơng, có gì đâu mà phải giữ lễ. Anh em ta bây giờ cũng phải xưng hô thế nào cho thân mật chứ. Anh Nguyễn Khối, em cịn kém tuổi chị Thoan cơ mà.” 237; 55]. Trong đối thoại với Thoan và Nguyễn Khối, lời của Trần Quốc Toản khơng giống một người xuất thân quý tộc, cao sang mà lại gần gũi, thân thiết như những người bình dân xưng hơ với nhau. Ngôn ngữ hiện đại cũng xuất hiện trong đối thoại giữa Lê Lợi và các tướng lĩnh trong Hội thề của Nguyễn Quang Thân. Tác giả rất khéo léo kết hợp một số từ cổ với cách diễn đạt, nói năng giống với con người hiện đại:
“Ta nói ngay từ khởi thuỷ, buổi đàn hạc hơm nay khơng ai có tội. Nguyên Hãn vốn nói năng thẳng thắn đã bày tỏ được lịng trung của mình. Khá khen! Cịn ơng Sát, ta khơng bắt tội những lời phun ra từ miệng ông nhưng ông phải biết việc rút gươm ra giữa triều có tội gì. Ta sẽ xét sau! Nào, bây giờ ta muốn nghe quân sư Nguyễn Trãi” 265; 282].
Dưới cái nhìn của Nguyễn Quang Thân, Lê Lợi là ông vua xuất thân tầng lớp địa chủ, sinh ra từ núi đồi, lớn lên gặp buổi loạn lạc, phải đứng dậy đấu tranh giành sự sống. Vì vậy, Lê Lợi (nhất là thời kỳ chưa lên ngơi) rất bình dị, đời thường trong cách nói năng. Ơng thường dùng lớp ngơn ngữ bình dân, khẩu ngữ để đối thoại với mọi người: tôi, tao, mày, con, nhà con, ơng anh, bọn, chúng nó,
thằng… Chẳng hạn, khi Lê Lợi nói với Phạm Vấn: Đừng nóng ơng anh vợ! Ơng
khơng biết rằng chuyến đi này Trãi có thành cơng cũng là nhờ sau lưng đã có chiến công của đại quân và tướng lĩnh các ông sao?” 265; 295]. Hay khi Lê Lợi nói với người lính cận vệ: “Ngươi ngồi xuống cùng ăn với ta. Ta hay đói, tính ấy xấu phải khơng? Nhiều người trách ta cho đàn bà vào quân ngũ, họ thị phi là ta quá nể ông Trãi. Nhưng họ biết đâu là chỉ vì ta hay đói và háu ăn…” 265; 11]. Nhiều lúc Lê Lợi cịn có những phát ngơn trần trụi giống khẩu ngữ của ngày hôm nay: “Đến thịt chuột chúng mày cũng sẽ khơng có mà ăn nữa đâu”; “Giết chúng nó đi”; “Đánh bỏ mẹ chúng nó”… 265; 91 ; “Ngữ các ông không bằng cục phân”; “Lương Như Hốt chỉ là chó lợn mà thơi”…
Nguyễn Mộng Giác rất hiện đại khi miêu tả chân dung, ngoại hình Nguyễn Huệ: “Trên má, mấy nốt mụn thâm tím hiện lờ mờ lên làn da nâu. Một mảng tóc quăn phủ xuống cái trán rộng” 209; 104]; “Nguyễn Huệ ngồi yên lặng như vậy thật lâu, tay trái mơn man lần tìm những nốt mụn nổi hai bên má và dưới cằm. Hễ
mụn nổi nhiều là ơng biết tâm hồn mình có nhiều bất định” 210; 140]. Hay miêu tả tâm trạng Huệ trong lần ghé thăm An, người đọc cũng có cảm giác như đang chứng kiến tình yêu nồng cháy của đơi nam nữ thời hiện đại: “Lịng Huệ rộn rã (…) An mỉm cười đơn hậu, mắt lóng lánh dưới ánh đèn. Biết bao lần anh mơ tưởng đến khn mặt này, đến mái tóc phủ lên chiếc cổ trắng, đến chiếc mũi thanh tú, đến vẻ hờn dỗi hay hân hoan thay đổi tùy theo cách mím mơi” [208; 370].
Trong Gió lửa, Nam Dao xây dựng Nguyễn Huệ với tính chất là NVAH xuất thân từ tầng lớp bình dân, áo vải nên bên cạnh lớp ngôn từ bác học, quy phạm, Nguyễn Huệ thường tự bộc lộ mình bằng một thứ ngơn ngữ bình dân, ít khn phép. Chẳng hạn, trong lễ triều kiến, vua Hiển Tông phong Nguyễn Huệ làm Ngun sối, ơng tỏ ra khơng vui và giận dữ: "Ta đánh một trận, dẹp yên thiên hạ thì một hịn đất, một tên dân nước này là của ta, ta muốn xưng đế, xưng vương thì xưng, ai cản được. Cái chức Ngun sối quốc cơng với ta là cái gì? Muốn lấy tiếng hão để lung lạc một kẻ mọi rợ à? Ta nhận, nhưng phải nói ra cho "đám thây ma" ở triều đình đó biết" [199; 93]. Khi ngồi uống rượu với đám tả hữu, Huệ nói: "Kẻ mọi rợ này nay bám vào cành vàng lá ngọc, thật là "thiên tải kỳ duyên". Có khi Nguyễn Huệ tự xưng mình là “kẻ này”: "Kẻ này vâng mệnh Hồng huynh mang quân ra làm việc tôn phù đã xong. Ngày mai, làm xong việc tang tế của con rể muốn tròn đạo với bố vợ, thế là trung hiếu vẹn cả hai bề, kẻ này sẽ rút quân về nước" [195; 113-114]. Nguyễn Huệ còn dùng từ các từ như “gái tơ”, “con ranh” để nói về Ngọc Hân: "Ta ra vì loạn, về lại đèo bồng thêm một đứa gái tơ, trẻ con nó chắc bụm miệng cười!" [199; 95], "Ðêm nay động phịng. Xem con ranh nó trịn hay méo..." [199; 97]. Có những lúc Huệ gọi anh trai mình là “hắn”, dùng những từ “hao chó”, “sài lang” để ví von về Nhạc: "Khơng bảo hắn là heo chó, là sài lang làm nhơ nhớp triều chính thì bảo hắn là cái giống gì?" [199; 118]. Việc nhà văn để người anh hùng thốt ra những từ ngữ thông tục rõ ràng là dụng ý nghệ thuật của nhà văn, phù hợp với cách nhìn “giải thiêng”. Tất nhiên, đi theo hướng này, nếu quá đà, người viết rất dễ hứng chịu búa rìu dư luận.
Tóm lại, nếu lớp ngơn từ mang màu sắc cổ xưa góp phần tái hiện khơng gian văn hóa, mơi trường sống, cách nói năng của NVAH, phần lớn trong mơi trường giao tiếp cung đình thì lớp ngơn từ hiện đại, gần gũi với đời sống đã góp
phần rút ngắn khoảng cách sử thi trong nhìn nhận NVAH, giúp người đọc khám phá lịch sử và đến với người anh hùng bằng tâm thế của con người hiện tại.
4.4.3.Lớp ngôn từ địa phương (phương ngữ)
Ngơn ngữ tồn dân là phương tiện chính của nhà văn trong các TTLS. Nhưng con người lại thuộc về một miền quê nhất định nên cách nói năng của họ ln có tính vùng miền. Ngơn từ địa phương là một thủ pháp quan trọng góp phần khắc họa tính cách, cá tính nhân vật, giúp khắc họa bối cảnh sống, văn hóa vùng miền nơi NVAH trưởng thành. Lớp ngơn từ này thể hiện trong cách dùng từ, tên địa danh, từ xưng hô, cách diễn đạt… Khá nhiều tác phẩm sử dụng phương ngữ thành công trong miêu tả NVAH như Hội thề của Nguyễn Quang Thân, Hồ Qúy
Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh, Nguyễn Du và Khúc hát những dịng sơng của Nguyễn Thế Quang, Búp sen xanh và Bông sen vàng của Sơn Tùng, Từ Dụ thái hậu của Trần Thùy Mai,…
Trong Hội thề, Nguyễn Quang Thân sử dụng khá nhiều các từ mang tính vùng miền để thể hiện tính cách nhân vật Lê Lợi. Khi thị vệ hỏi chúa cơng có dùng trà đêm không, Lê Lợi trả lời: “Trà, suốt ngày trà xót cả ruột Lấy cái chi cho ta ăn. Bụng sôi ầm ầm đây ” 265; 10]. Trong Tây Sơn bi hùng truyện, ngoài sử dụng ngơn từ tồn dân thì từ địa phương vùng Bình Định cũng được tác giả sử dụng để miêu tả nhân vật. Các từ địa phương như: té ra (hóa ra, thì ra…), mau (nhanh), phỉnh (lừa gạt), vời (mời),… Khi Nguyễn Nhạc và các tướng họp bàn việc quân ở Tây Sơn Thượng, Biện Nhạc đã phong thầy giáo Hiến làm qn sư. Văn Hiến thối thác rằng: “Tơi tài cán gì mà dám nhận chức ấy. Bày kế làm biện lại Vân Đồn nuôi quân là của Nguyễn Huệ. Giết tên biện lại cũ để chủ tướng thế chân là Vũ Văn Nhậm. Nay tôi nhận chức ấy té ra là tranh công của Huệ và Nhậm hay sao?” 197; 64]. Trong Khúc hát những dịng sơng, Nguyễn Thế Quang đã sử dụng rất nhiều lớp từ địa phương Nghệ Tĩnh, xứ Huế để miêu tả nhân vật. Các nhân vật trong gia đình bà Hồng Thị Loan khi giao tiếp với nhau thường sử dụng phương ngữ. Những từ ngữ như: rứa (vậy), răng (sao), mô (ở đâu), ni (này), can
chi (khơng sao, khơng vấn đề gì cả), O (cơ) … Ngơn ngữ xứ Nghệ được Nguyễn
Thế Quang sử dụng khá nhuần nhuyễn. Đó là những câu hỏi của cậu bé Cung khi đến làng Dương Nổ: “Cha ơi Sông ni là sông chi. Răng mà nhỏ rứa? Hắn chảy đến mô” 242; 195 . Hay khi hai mẹ con đi trên sông Hương, Cung hỏi mẹ: “Nhà
ai to rứa? - Tịa Khâm sứ của Tây đó con ạ. - Răng họ lại ở đó? Ở đó làm chi?... - Mẹ ơi Nhà chi như hai cái hộp dài, dưới to, trên nhỏ các góc uốn cong chồng lên nhau rứa? À Đó là cổng trường Quốc học, sau cổng đó là cổng trường học lớn của cả nước” 242; 208 - 209].
Với Búp sen xanh, Sơn Tùng đã vận dụng linh hoạt ngôn từ địa phương vào tác phẩm. Trước hết, ông sử dụng nhiều từ ngữ và cách nói năng của người dân xứ Nghệ. Đây là đoạn đối thoại giữa Côn và bà Ngoại: “Côn phụng phịu hỏi bà: Khách ở mãi trên nớ, chúng cháu ở tận dưới nhà ni, răng lại khơng được nói to, khơng được chạm bát đũa, hở bà?”; “Chị Thanh cạo cháy trong nồi mạnh tay cũng bị dì An mắng, vì răng rứa bà?” [271; 109]. Ngôn từ địa phương xứ Huế cũng được Sơn Tùng sử dụng với tần số cao. Đoạn đối thoại giữa Côn và Công tôn nữ Huệ Minh: “Mệ ơi mệ, con sơng ni có tên là Hương, cái lầu kia là Phu Văn Lâu, cái cửa lớn ở chính giữa là Ngọ Mơn… Vậy cái hịn núi tận xa kia là chi, hả mệ?”
[271; 85]. Đây chính là ngơn từ của ruộng đồng, lời ăn tiếng nói của những người bình dân vùng Nghệ Tĩnh, Thừa thiên Huế. Nguyễn Sinh Côn – Nguyễn Tất Thành đã ra đi từ cái nơi văn hóa của một vùng q, một đất nước, để rồi từ đó, sau 30 năm bơn tẩu nước ngồi tìm đường cứu nước, con người ấy vẫn giữ lại cốt cách, tâm hồn của một con người xứ Nghệ, con người Việt Nam.
Như vậy, khi xây dựng hình tượng NVAH, lớp từ địa phương (phương ngữ) nếu sử dụng thành công sẽ góp phần tạo dựng bối cảnh sống, cách suy nghĩ, nói năng của NVAH, phù hợp với cái nơi văn hóa mà họ sinh ra. Điều này cũng góp phần khơng nhỏ cho việc lý nét riêng trong tính cách, cá tính, sự lựa chọn con đường đi của nhiều NVAH.
Tiểu kết chương 4
Cùng với sự đa dạng, phong phú trong loại hình NVAH, kết hợp hài hịa giữa yếu tố chính sử và yếu tố hư cấu trong xây dựng nhân vật, TTLS Việt Nam sau 1975 cũng có bước tiến lớn trong việc vận dụng, sáng tạo các phương pháp, thủ pháp xây dựng nhân vật. Nhiều sự kiện lớn được đề cập trong chính sử, gắn liền với chiến cơng của các anh hùng, đi vào tiểu thuyết trở thành các tình huống căng thẳng, gây cấn, hấp dẫn bạn đọc. Đó là tình huống đất nước nguy nan, thù trong giặc ngồi vây bủa; Đó là tình huống người anh hùng cận kề cái chết; Đó là tình huống lựa chọn khó khăn giữa lợi ích dòng họ và quyền lợi quốc gia, giữa chữ
trung, chữ hiếu, chữ tình… Các nhà văn cũng sáng tạo, kết hợp hài hòa nhiều thủ pháp để xây dựng nhân vật như xây dựng nhân vật qua chân dung bên ngồi, qua lời nói, hành động, đặc biệt là chú trọng thể hiện thế giới nội tâm với nhiều phức tạp, giằng xé, bi kịch. Các nhà văn cũng vận dụng linh hoạt, kết hợp nhiều điểm nhìn, nhiều sắc thái giọng điệu trong thể hiện NVAH, đặc biệt chú trọng nhiều hơn điểm nhìn bên trong. Nhờ thế, nhiều NVAH trong tiểu thuyết khơng cịn đơn phiến một chiều mà trở nên mới mẻ, vừa là những con người phi thường, cao cả, vừa là những con người gần gũi, bình dị, phù hợp với tâm thế người đọc đương đại. Ngôn ngữ trong TTLS sau 1975 cũng rất đa dạng, với sự vận dụng, kết hợp sinh động nhiều lớp ngơn từ như lớp ngơn từ cổ xưa, cung đình tái hiện thời gian quá khứ; lớp ngôn từ đời thường, khẩu ngữ gần gũi với ngôn ngữ con người đương đại; lớp ngôn từ địa phương (phương ngữ) tạo sắc thái văn hóa vùng miền.
KẾT LUẬN
1. Sau 1975, đặc biệt được tiếp sức bởi xu trào Đổi mới từ 1986, TTLS đã có bước phát triển vượt bậc, làm phong phú thêm bức tranh văn xuôi Việt Nam đương đại. Trong những năm gần đây, nhiều cơng trình nghiên cứu, nhiều luận văn, luận án, một số hội thảo quốc gia đã lấy tiểu thuyết lịch sử làm đối tượng nghiên cứu. Có nhiều cách phân chia khác nhau, tuy nhiên, từ cái nhìn tồn cảnh có thể khái qt ba hướng phát triển chính của TTLS sau 1975: 1/ Xu hướng sáng tạo trên cơ sở tôn trọng hiện thực, trung thành với chính sử, với tâm thức cộng đồng, có hư cấu nhưng ở một “ngưỡng” cho phép. 2/ Xu hướng sáng tạo trên cơ sở bổ khuyết, đối thoại với lịch sử. Mức độ bổ khuyết, đối thoại có thể đi từ bổ sung, làm r các khoảng mờ, nhìn lại, minh oan cho các nhân vật lịch sử đến chỗ phóng túng, mượn lịch sử làm “cái đinh để treo quan niệm”, biến lịch sử thành “sự tùy tiện ý thức”. 3/ Xu hướng sáng tạo trên cơ sở dùng lịch sử để quan tâm, đào sâu vào vấn đề con người cá nhân, đời tư hoặc vấn đề văn hóa, phong tục. Cùng với sự vận động, phát triển của TTLS Việt Nam sau 1975, các nhận định, đánh giá về TTLS nói chung, các tiểu thuyết lịch sử cụ thể của Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Quang Thân, Võ Thị Hảo, Nguyễn Mộng Giác… nói riêng cũng khá sơi động và có nhiều khác biệt. Để triển khai luận án, chúng tôi đã đưa ra quan niệm của mình về tiểu thuyết lịch sử, về NVAH trong TTLS. Chúng tôi cho rằng TTLS phải là tiểu thuyết mà ở đó nhà văn có tâm thế viết về quá khứ, về những thời đã qua, một quá khứ đã có độ lùi nhất định trong tương quan với người viết và với thời gian hiện tại. Tiểu thuyết lịch sử rất cần hư cấu, sáng tạo, nhưng “ngưỡng” của hư cấu là không phá vỡ những giá trị chân thực có tính cốt l i của lịch sử, khơng được phản lại những gì là thiêng liêng, thành kính của cộng đồng dành cho các anh hùng dân tộc. Trên nguyên tắc ấy, nhà văn có thể mở rộng quyền sáng tạo, tưởng tượng, điều đó khơng chỉ giúp lịch sử và q khứ hiện lên sống động trên từng trang viết mà còn giúp cho các thế hệ bạn đọc hiểu sâu sắc về văn hóa, truyền thống tốt đẹp của cha ông, cả những bài học đau đớn, thất bại mà hậu thế phải suy tư, nghiền ngẫm, rút ra những bài học cần thiết để làm đầy hành trang tiến về phía trước.
2. TTLS Việt Nam đã phát triển qua nhiều chặng đường. Mỗi một giai đoạn, chúng ta chứng kiến những bước tiến ấn tượng của thể loại này trên nhiều phương
diện. Ở giai đoạn thứ nhất, từ đầu thế kỷ XX đến 1945, TTLS ra đời, tiếp thu những thành tựu từ các tiểu thuyết chương hồi mang màu sắc lịch sử thời trung đại và TTLS phương Tây để từng bước hiện đại hóa. Tuy ở giai đoạn này, TTLS