Thị trường phát điện canh tranh

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách giá điện đến việc xác định công suất lắp máy của các trạm thủy điện vừa và nhỏ (Trang 26 - 31)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.4 Thị trường phát điện canh tranh

Theo Quyết định số 26/2006/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2006 của Thủ

tướng Chính phủ về việc phê duyệt lộ trình, các điều kiện hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực Việt Nam bao gồm các nội dung chính sau:

1.4.1 Mục đích

a) Từng bước phát triển thị trường điện lực cạnh tranh một cách ổn định, xóa

bỏ bao cấp trong ngành điện, tăng quyền lựa chọn nhà cung cấp điện cho khách

hàng sử dụng điện;

b) Thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia hoạt động điện lực, giảm dần đầu tư của Nhà nước cho ngành điện;

c) Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện, giảm áp lực tăng giá điện;

d) Đảm bảo cung cấp điện ổn định, tin cậy và chất lượng ngày càng cao;

đ) Đảm bảo phát triển ngành điện bền vững.

1.4.2 Lộ trình hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam Việt Nam

Thị trường điện lực tại Việt Nam được hình thành và phát triển qua 3 cấp độ: - Cấp độ 1 (2005 - 2014): thị trường phát điện cạnh tranh.

- Cấp độ 2 (2015 - 2022): thị trường bán buôn điện cạnh tranh. - Cấp độ 3 (từ sau 2022): thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.

Mỗi cấp độ được thực hiện theo hai bước: thí điểm và hồn chỉnh theo sơ đồ sau:

Trong đồ án này, chúng ta chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách giá điện

đến việc xác định công suất lắp máy của các trạm thuỷ điện vừa và nhỏ, nghĩa là

nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách giá trong khâu phát điện. Do đó chúng ta sẽ

đi sâu vào nghiên cứu các nội dung của thị trường phát điện cạnh tranh:

Bước 1 - cấp độ 1: Thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm

- Thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh giữa các nhà máy điện thuộc

Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) để thí điểm cạnh tranh trong khâu phát

điện theo mơ hình một đơn vị mua duy nhất. Các nhà máy điện, các công ty truyền

tải điện, các công ty phân phối điện thuộc EVN sẽ được tổ chức lại dưới dạng các

công ty độc lập về hạch tốn kinh doanh.

- Các cơng ty phát điện độc lập (IPP) không thuộc sở hữu của EVN tiếp tục bán điện cho EVN theo các hợp đồng mua bán điện dài hạn (PPA) đã được ký kết.

- Kết thúc bước thí điểm, các nhà máy điện lớn có vai trị quan trọng trong hệ

thống điện hiện đang thuộc EVN phải được chuyển đổi thành các đơn vị phát điện

độc lập IPP (Independent Power Producer) dưới dạng các công ty nhà nước độc lập;

các nhà máy điện còn lại phải được chuyển đổi thành các đơn vị phát điện độc lập

dưới dạng các công ty cổ phần để chuẩn bị cho thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh.

- Bộ Công nghiệp ban hành các quy định điều tiết các hoạt động của thị

trường và hướng dẫn thực hiện.

- Thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh sau khi các điều kiện tiên quyết cho bước này đã được đáp ứng.

- Cho phép các nhà máy điện độc lập (IPP) không thuộc sở hữu của EVN

tham gia chào giá để bắt đầu thị trường phát điện cạnh tranh hồn chỉnh (theo mơ

hình một người mua duy nhất); các đơn vị phát điện sẽ bán điện lên thị trường

thông qua các hợp đồng PPA và chào giá cạnh tranh trên thị trường giao ngay với tỷ lệ điện năng mua bán theo hai hình thức của từng đơn vị do Cục Điều tiết điện lực quy định.

1.4.3 Giá trị điện năng của nhà máy điện trong thị trường phát điện cạnh tranh tranh

Thị trường phát điện cạnh tranh là thị trường điều độ tập trung chào giá ngày

tới theo chi phí. Tất cả các nhà máy, ngoại trừ các nhà máy có cơng suất đặt dưới

30MW đều phải tham gia thị trường.

Vào trước ngày giao dịch, các bản chào điện năng của tất cả các nhà máy tham gia cho từng 24 chu kỳ giao dịch hàng giờ của ngày giao dịch sẽ phải nộp cho Cơ quan vận hành hệ thống (A0). Thơng qua trình tự vận hành ngày tới, Cơ quan vận hành hệ thống (A0) sẽ chuẩn bị lịch huy động ngày tới dự kiến bằng phương pháp tối ưu chi phí có ràng buộc an ninh, và giá thị trường điện năng tham khảo bằng

cách tối ưu chi phí khơng có ràng buộc. Vào ngày giao dịch, lịch huy động giờ tới sẽ được lập cũng bằng cách sử dụng phương pháp tối ưu chi phí có ràng buộc an

ninh, làm cơ sở phục vụ điều độ thời gian thực. Giá điện trả cho các nhà máy gồm hai thành phần:

• Giá biên hệ thống cho điện năng trong một chu kỳ giao dịch được xác định

sau vận hành bằng giá chào cao nhất trong tất cả các tổ máy được huy động

trong lịch huy động khơng có ràng buộc cho chu kỳ đó, bị giới hạn bởi giá

trần SMP chung cho tồn thị trường.

• Giá cơng suất (CAN - Capacity Add-On) cho phần công suất trong một chu

hoạch vận hành năm tới và lượng công suất từng giờ được xác định trong

lịch huy động không ràng buộc giống như việc xác định SMP cho chu kỳ đó, cộng thêm một lượng dự phịng. CAN được trả cho những giờ hệ thống cần

công suất nhất. Do đó, CAN sẽ không được trả vào các chu kỳ thấp điểm

đêm (từ 22g00 ngày hôm trước đến 4g00 ngày hơm sau).

Giá thị trường tồn phần cho mỗi giờ (FMP) là tổng của SMP và CAN trong giờ đó.

Giá CAN cho mỗi giờ được xác định trên nguyên tắc nhà máy mới tốt nhất

(BNE –Best New Entrant) có thể thu hồi chi phí cố định và biến đổi bình qn trong một năm dựa trên các giả thiết được sử dụng trong trình tự lập kế hoạch vận hành năm tới.

Vì là một thị trường dựa trên chi phí, nên tất cả các bản chào điện năng đều

phải được khống chế bởi các giới hạn bản chào. Các nhà máy nhiệt điện bị ràng

buộc bởi các giới hạn chào cho từng loại công nghệ phát điện xác định, các giới hạn này được xác định dựa trên các giá nhiên liệu chuẩn cộng với các chi phí khởi động. Bản chào điện năng cho các nhà máy thủy điện dựa trên các giá trị nước được SMO tính tốn từ mơ hình xác định giá trị nước.

Để đảm bảo giá điện năng tổng thể phản ánh đúng chi phí đối với xã hội đồng

thời đưa ra được các tín hiệu đầu tư thông qua xác định giá biên, một giá trần SMP (SMP Cap) chung cả thị trường sẽ được sử dụng. Tất cả các nhà máy chạy đỉnh quá

đắt với chi phí phát điện cao hơn giá trần SMP Cap, các nhà cung cấp dự phòng

khởi động nhanh, dự phòng khởi động lạnh và dự phịng phải phát duy trì an ninh sẽ khơng được thiết lập giá SMP. Thay vào đó, sẽ ký hợp đồng trực tiếp với SMO và

được trả ở giá hợp đồng.

Tổng sơ đồ VI đưa ra ưu tiên cho phát triển các dự án thủy điện đa mục tiêu

(SMHP) phục vụ các cơng tác phịng chống lũ lụt, cấp nước, phát điện …Các

SMHP do nhà nước sở hữu và được tạo ra để đảm nhiệm vai trò đặc biệt này. Các

sẽ được công bố bởi SMO bằng cách sử dụng giá trị nước được tính tốn bằng mơ hình xác định giá trị nước.

Tất cả nhà máy được ký hợp đồng sẽ bán điện cho SB. Các nhà máy khơng

phải là SMHP/BOT sẽ có các hợp đồng CGM chuẩn dưới dạng hợp đồng sai khác (CfD). Các hợp đồng này sẽ bao 90-95% sản lượng điện dự kiến phát hàng năm của một nhà máy trong giai đoạn ban đầu của thị trường. Tỷ lệ sản lượng điện hợp đồng sẽ được giảm dần khi thị trường phát triển và cạnh tranh hơn. Các BOT sẽ có hợp

đồng PPA hai thành phần với SB, SB sẽ chào thay cho BOT trong thị trường.

SMHP sẽ ký hợp đồng đặc biệt với SB.

Các dịch vụ phụ bao gồm cơng suất điều tần, dự phịng quay, dự phịng khởi

động nhanh, khởi động lạnh, ổn định điện áp, phải phát duy trì an ninh và khởi động đen. SMO sẽ ký các hợp đồng dịch vụ phụ hàng năm với các nhà cung cấp cho khởi động nhanh, khởi động lạnh, ổn định điện áp, phải phát duy trì an ninh và khởi động đen tường ứng. Các dịch vụ phụ sẽ được thanh toán giữa SMO và các nhà máy. Chi

phí cung cấp dịch vụ phụ sẽ là một thành phần của Tổng doanh thu SMO và được

thu từ các nhà máy và PCs. Đối với điều tần và dự phịng quay, sẽ khơng có hợp

đồng cụ thể nào và các nhà cung cấp sẽ được trả ở giá SMP cho điện năng và CAN

cho công suất thông qua thị trường giao ngay.

SMO sẽ chuẩn bị các bản kê thanh toán; các giao dịch điện năng sẽ được thanh toán trực tiếp giữa SB và các nhà máy. Phí SMO (gồm cả dịch vụ phụ) và các khoản khác (ví dụ, đền bù và các khoản phạt từ việc giải quyết tranh chấp) sẽ được thanh toán giữa SMO và các bên tham gia. CGM sẽ có chu kỳ thanh tốn hàng tháng.

Trong trường hợp các tranh chấp xuất hiện, trình tự giải quyết tranh chấp của

CGM sẽ được áp dụng để giải quyết các vấn đề thứ yếu (được định nghĩa trong

Market Rules), trong khi đó các vấn đề quan trọng hơn sẽ được giải quyết thơng qua trình tự giải quyết tranh chấp của ERAV.

CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT LẮP MÁY CỦA CÁC TRẠM THUỶ ĐIỆN

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách giá điện đến việc xác định công suất lắp máy của các trạm thủy điện vừa và nhỏ (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)