Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định công suất lắp máy của các Trạm thuỷ

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách giá điện đến việc xác định công suất lắp máy của các trạm thủy điện vừa và nhỏ (Trang 50 - 52)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định công suất lắp máy của các Trạm thuỷ

Trạm thuỷ điện vừa và nhỏ 2.6.1 Giá thành xây dựng

Hiện nay, giá thành đầu tư xây dựng các cơng trình thuỷ điện vừ và nhỏ dao

động từ khoảng 37 - 32 tỷ đồng/MW, trong đó tiền đầu tư cho thiết bị thuỷ điện vào

khoảng 30% giá thành đầu tư xây dựng cơng trình. Do vậy, tâm lý của các chủ đầu tư thường muốn lắp công suất lắp máy theo thiên hướng tăng cao để tận dụng được nước trong mùa mưa. Điển hình ở đây có thể nói đến cơng trình thuỷ điện Đa Kai – Lâm Đồng:

- Giai đoạn lập dự án đầu tư: Cơng suất lắp máy tính tốn là 2,4MW

- Giai đoạn thiết kế kỹ thuật: Công suất lắp máy điều chỉnh lần 1 lên 6MW,

điều chỉnh lần 2 lên 8MW.

- Hiện nay, nhà máy đã đi vào vận hành với 2 tổ máy với công suất 2x4MW;

Công suất bảo đảm 1,3MW; số giờ sử dụng công suất lắp máy khoảng 4100 giờ.

- Tuy nhiên, chủ đầu tư vẫn để hố chờ và cửa nhận nước để chuẩn bị lắp thêm

2 tổ máy có cơng suất mỗi tổ 6MW, nâng tổng công suất nhà máy lên 20MW để tận dụng phát vào giờ cao điểm.

2.6.2 Yêu cầu vận hành của hệ thống

Trong 1 vài năm trở lại đây, do suy thoái kinh tế và lãi suất ngân hàng tăng rất cao (có thời điểm lãi vay ngân hàng lên đến trên 20%), do đó việc vay vốn để đầu tư xây dựng các cơng trình nói chung và cơng trình nguồn điện nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều cơng trình đang đầu tư xây dựng cũng phải dừng lại do thiếu vốn.

Các cơng trình nguồn thường vào chậm, nhiều cơng trình nguồn được xây dựng đã

nhiều năm nên thường xuyên phải sửa chữa, bảo dưỡng, do đó các cơng trình thuỷ

2.6.3 Chính sách giá điện

Theo biểu giá chi phí tránh được do Cục Điều tiết điện lực ban hành hằng năm

theo Quyết định số 18/2008/QĐ-BCT của Bộ Công Thương ngày 18 tháng 7 năm

2008 thì biểu giá này chỉ quy định giá cho công suất phát trong giờ cao điểm chứ

chưa đánh giá đến tỉ lệ công suất bảo đảm của từng nhà máy. Các nhà máy có cơng

suất bảo đảm cao, có nguồn nước điều hồ, có hồ điều tiết tốt cũng chỉ được trả

cùng giá so với những cơng trình khơng có hồ điều tiết, có điều kiện thuỷ văn khơng

ổn định – lưu lượng giữa mùa mưa và mua khô chênh nhau quá nhiều.

Khi tính tốn kinh tế năng lượng để xác định cơng suất lắp máy, nếu tính theo

biểu giá chi phí tránh được thì thành phần cơng suất trùng thường được nâng lên

cao để tận dụng lượng nước lớn vào mùa mưa để phát thêm điện năng.

2.6.4 Các mặt tích cực trong việc xác định công suất lắp máy tăng cao

- Tận dụng được lưu lượng lớn trong mùa mưa.

- Điện lượng trung bình năm tăng, tăng nguồn thu do giá bán điện giờ cao điểm thường cao gấp gần 4 lần các khung giờ khác.

- Thay thế cho việc sản xuất điện bằng các nguồn nguyên liệu không tái sinh

khác, giảm giá thành sản xuất điện năng.

- Giảm tác hại cho môi trường do các nhà máy sử dụng than, dầu, khí đốt khi

vận hành gây ra.

- Tăng khả năng đảm bảo công suất cho hệ thống điện trong giờ cao điểm.

2.6.5 Các mặt tiêu cực trong việc xác định công suất lắp máy tăng cao

- Tăng chi phí đầu tư xây dựng trong khi hiệu quả kinh tế đạt được có thể chưa cao.

- Công suất lắp máy tuy cao nhưng không đảm bảo được an toàn về cung cấp

điện cho hệ thống do điều kiện thuỷ văn không đảm bảo, gây mất ổn định cho hệ

CHƯƠNG 3: TÍNH TỐN, SO CHỌN CÁC PHƯƠNG ÁN CHO CÁC NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN TRONG THỰC TẾ

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách giá điện đến việc xác định công suất lắp máy của các trạm thủy điện vừa và nhỏ (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)