Bảng 3.1 : Thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) của Việt Nam
2. Cơ sở lý thuyết của đề tài
2.3. Pháp luật về xử lý tài sản khi tái cấu trúc ngân hàng thương mại
2.3.1. Pháp luật về xử lý tài sản thuộc sở hữu của ngân hàng thương mại khi tái cấu trúccác ngân hàng thương mại các ngân hàng thương mại
- Như nghiên cứu sinh đã phân tích trong phần lý luận của luận án, tài sản thuộc sở hữu của NHTM bao gồm: tài sản hữu hình và tài sản vơ hình. Việc xử lý tài sản thuộc sở hữu khi TCT các NHTM cũng rất phức tạp. Tùy từng trường hợp TCT, vấn đề xử lý tài sản sẽ có cách thức khác nhau. Chúng ta không thể áp dụng một cách xử lý tài sản cho tất cả các trường hợp TCT NHTM. Dựa vào, kết quả của quá trình xử lý tài
-
-
- sản thuộc sở hữu của NHTM, nghiên cứu sinh phân chia vấn đề xử lý tài sản hiện có của NHTM ra thành các trường hợp cụ thể như sau:
- Những trường hợp chuyển giao tài sản của NHTM tham gia TCT gồm có các trường hợp sau đây: (1) Nhà nước mua lại một NHTM hoạt động yếu kém với giá 0 đồng (kiểm soát đặc biệt): Tồn bộ tài sản hiện có của NHTM này chuyển giao cho nhà nước. Sau khi nhà nước mua lại thì nhà nước có tồn quyền đối với NHTM (trong đó có các tài sản hiện có). Thực tế, đã có trường hợp nhà nước mua lại một NHTM hoạt động yếu kém với giá 0 đồng đó là: Ngân hàng Xây dựng (VNCB) ngày 02/02/2015; Ngân hàng Đại dương (OceanBank), ngày 25/04/2015; Ngân hàng Dầu khí Tồn cấu (GP. Bank) ngày 7/7/2015; (2) Sáp nhập NHTM, theo đó NHTM bị sáp nhập chuyển giao toàn bộ tài sản hiện có cho NHTM được sáp nhập; (3) Hợp nhất NHTM, theo đó hai hoặc nhiều NHTM hợp nhất chuyển giao tồn bộ tài sản hiện có cho NHTM mới được thành lập.
- Hiện nay, pháp luật chưa có quy định về trình tự, thủ tục chuyển giao tài sản khi sáp nhập, hợp nhất các NHTM. Điều đó gây khó khăn cho q trình TCT NHTM nói chung và xử lý tài sản khi TCT NHTM nói riêng. Riêng đối với trường hợp kiểm sốt đặc biệt, việc chuyển giao tài sản được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 129/2015/TT-BTC ngày 24/08/2015 hướng dẫn trình tự, thủ tục XLTC khi thành lập mới, tổ chức lại, giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty con của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu. Bởi vì, khi nhà nước mua lại các NHTM với giá 0 đồng thì sau đó các NHTM sẽ được tổ chức lại loại hình hoạt động đó là các NHTM TNHH MTV do nhà nước là chủ sở hữu. - Những trường hợp không chuyển giao tài sản của NHTM tham gia TCT đó là trường hợp
NHTM tự TCT để hoạt động tốt hơn hoặc trường hợp NHTM bán một phần cổ phần cho một chủ thể nào đó.
- Khi TCT NHTM, việc định giá chính xác các tài sản hữu hình của NHTM là cần thiết. Vì nó là một trong những tiêu chí quan trọng để xác định giá trị cổ phần mà các cổ đông trong NHTM sở hữu. Tuy nhiên, hiện nay, ở Việt Nam, chưa có khung pháp lý chung cũng như cơ sở tham chiếu phục vụ cho việc định giá tài sản, tình trạng thiếu thơng tin và các dữ liệu thống kê khơng đầy đủ, thiếu tính chính xác đã làm cho vấn đề định giá tài sản của các NHTM trở nên khó khăn. Mọi sự định giá hồn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên tham gia TCT NHTM. Chính điều đó làm cho tình trạng thâu tóm NHTM theo kiểu ép giá có cơ hội để phát triển. Vì thế, nghiên cứu sinh cho rằng, việc xây dựng một khung pháp lý đầy đủ để định giá đúng giá trị các tài sản hiện có của các NHTM là rất cần thiết.
-
- Pháp luật cũng chưa có quy định cụ thể về việc xác định giá trị của tài sản vơ hình (như cơng nghệ, thương hiệu, nhãn hiệu, sáng chế cơng nghiệp…) của doanh nghiệp nói chung, NHTM nói riêng. Quy định trong điểm a khoản 7, Điều 18 Thông tư số 127/2014/ TT- BTC ngày 05/09/2014 Hướng dẫn xử lý tài chính và giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành cơng ty cổ phần có thừa nhận giá trị của thương hiệu (bao gồm nhãn hiệu và tên thương mại) được tính vào giá trị của doanh nghiệp khi cổ phần hóa. Tuy nhiên, việc xác định giá trị tài sản vơ hình chưa theo một chuẩn mực chung. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, đây là điểm hạn chế của pháp luật Việt Nam112. Nhưng, nghiên cứu sinh cho rằng, việc xác định giá trị tài sản vơ hình sẽ khó có được các tiêu chí chung mang tính định lượng. Bởi vì chính loại tài sản có những đặc tính khơng thể định lượng tiêu chí xác định giá trị, cụ thể: (1) Tính thời điểm (Ví dụ: Phần mềm cơng nghệ của NHTM tại năm 2018 là rất mới nên có giá trị cao nhưng đến năm 2020 đã có phần mềm cơng nghệ khác tốt hơn thì phần mềm cũ giảm giá trị rất nhiều); (2) Tính phù hợp (Ví dụ: Phần mềm kế tốn A được một NHTM X sử dụng nhưng NHTM Y lại khơng muốn sử dụng phần mềm đó). Chính vì vậy, nghiên cứu sinh cho rằng, việc đánh giá giá trị tài sản vơ hình trong NHTM khi TCT cũng chỉ là những quy định mang tính định hướng.
2.3.2. Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại
2.3.2.1. Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm khi các ngân hàng thương mại tự tái cấu trúc Quá
trình xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp NHTM tự TCT tuân thủ
- những quy định chung về xử lý tài sản bảo đảm. Thực tế, hiện nay, việc xử lý tài sản bảo đảm của NHTM không độc lập mà đây là một trong những hoạt động của xử lý nợ, xử lý nợ xấu. Bản chất của quá trình xử lý tài sản bảo đảm là chuyển tài sản bảo đảm thành tiền để thanh tốn cho chủ nợ có bảo đảm hoặc dùng chính tài sản bảo đảm để khấu trừ nợ với bên chủ nợ có bảo đảm. Chúng ta có thể xem xét q trình xử lý tài sản bảo đảm của NHTM cổ phần Bản Việt (VCCB) trong Bảng 2.6 dưới đây:
- - - - - - - - - - - - - - - -
-
- Bảng 2.6: Tình hình thực tế xử lý tài sản bảo đảm
và thu nợ xấu năm 2017, 2018 tại VCCB
- Đơn vị: tỷ đồng - - S TT - Các biện pháp xử lý nợ xấu -201 7 - 2018
- 1 - Nợ xấu đã bán cho VAMC trước
- 15/08/2017 (tính theo giá gốc) -161 - 271
- 1
.1 - Đôn đốc thu hồi nợ - 74 - 98
- 1
.2 - Thu giữ theo Nghị quyết42/2017/QH14 - 0 - 74
- 1
.3 - Bán theo giá thị trường - 8 - 27
- 1
.4 - Khởi kiện khách hàng vay - 79 - 72
- 2 - Nợ xấu cho vay trước 15/08/2017 -229 - 309
- 2
.1 - Đôn đốc thu hồi nợ - 133 - 63
- 2
.2 - Bán, xử lý nợ, tài sản bảo đảm - 81 - 101
- 2
.3 - Thu giữ theo Nghị quyết42/2017/QH14 - 6 - 84
- 2
.4 - Khởi kiện khách hàng vaỵ - 9 - 61
-Tổng nợ xấu thu hồi -390 - 580
- (Nguồn: Số liệu xử lý tài sản bảo đảm và thu hồi nợ của VCCB năm 2017 và 2018)
- Hiện nay, những quy định pháp luật đang có hiệu lực thi hành hành về xử lý tài sản bảo đảm tập trung phần lớn trong BLDS 2015, Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 quy định thi hành Bộ luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, theo quy định chuyển tiếp trong Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021: (1) Hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm được xác lập, thực hiện trước ngày Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 có hiệu lực thì áp dụng Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 và Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006; (2) Hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm giao kết trước ngày Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 có hiệu lực (15/05/2021) mà chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện có nội dung khác với quy định của Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 thì các bên có thể thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm phù hợp với Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021. Thực tế, hiện nay các loại tài sản bảo đảm tiền vay mà NHTM đang xử lý sẽ đều là đối tượng của hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm giao kết trước ngày Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 có hiệu lực thi hành. Vì vậy, khi NHTM xử lý tài sản bảo đảm phải nghiên cứu, xem
-
- Trường hợp 1: Nếu các bên (NHTM, khách hàng vay tiền) khơng có thỏa thuận mới thì việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định trong Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 và Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012;
- Trường hợp 2: Nếu các bên (bên NHTM và khách hàng vay tiền) có thỏa thuận mới về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm tuân theo quy định của Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 thì việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định của Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021.
- Theo quy định của Bộ luật dân sư năm 2015, việc xử lý tài sản bảo đảm theo phương thức nào là do sự thỏa thuận của bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm. Theo đó, NHTM và khách hàng có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản sau đây: Bán đấu giá tài sản; Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; Phương thức khác.Trường hợp khơng có thỏa thuận của các bên về phương thức xử lý tài sản bảo đảm thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác113. Thực tế xử lý tài sản bảo đảm tại các NHTM cho thấy, các phương thức xử lý tài sản mà NHTM áp dụng nhiều nhất trên thực tế là: Bán đấu giá tài sản; NHTM tự bán tài sản; NHTM nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm. Trong từng trường hợp cụ thể, NHTM có thể áp dụng một trong ba phương thức xử lý tài sản bảo đảm kể trên. Cũng có trường hợp, NHTM áp dụng phương thức xử lý tài sản bảo đảm này không phù hợp thì lựa chọn phương thức xử lý tài sản bảo đảm khác (Ví dụ: NHTM đã tiến hành xử lý tài sản bảo đảm bằng phương thức tự bán tài sản. Nhưng việc tự bán tài sản không đạt kết quả về giá như NHTM mong muốn. Sau đó, NHTM lại thay đổi phương thức xử lý tài sản này bằng cách chuyển thành tài sản thuộc sở hữu của NHTM).
- Khi NHTM tiến hành xử lý tài sản bảo đảm theo ba phương thức này đều tuân theo một số quy định chung của pháp luật bao gồm: Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm; Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm: Quy trình xử lý tài sản bảo đảm (Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm; Giao tài sản bảo đảm để xử lý; Nhận lại tài sản bảo đảm; Thanh tốn số tiền có được từ việc xử lý tài sản bảo đảm...). Bên cạnh đó, từng phương thức xử lý tài sản bảo đảm sẽ có những quy định riêng điều chỉnh. Như vậy, ở phần này, nghiên cứu sinh chia thành hai nội dung nghiên cứu chính đó là: Những quy định chung về xử lý tài sản bảo đảm (áp dụng cho cả phương thước chuyển thành tài sản của NHTM, phương thức bán, bán đấu giá tài sản bảo đảm); Những quy định riêng (áp dụng cho từng phương thức).
a. Những quy định chung
- -
-
- *Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm
- Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm được quy định trong Nghị định số 163/2006/NĐ- CP ngày 29/12/2006 và Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012. Nghị định số 21/2021/NĐ- CP ngày 19/03/2021 khơng cịn quy định về nguyên tắc này. Tuy nhiên, nghiên cứu những quy định trong Nghị định này, chúng ta thấy rằng việc xử lý tài sản bảo đảm phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm. Bởi vì việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay có liên quan trực tiếp đến lợi ích của các bên, trong đó chủ yếu gồm bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm. Nguyên tắc này đòi hỏi việc xử lý tài sản bảo đảm không được gây thiệt hại cho lợi ích của bên bảo đảm (với tư cách là chủ tài sản) cũng như lợi ích của bên nhận bảo đảm (với tư cách là chủ nợ có bảo đảm). Việc chuyển giao tài sản để bán, xác định giá bán, tổ chức bán tài sản bảm đảm phải công khai, minh bạch và bám sát giá thị trường.
- Nguyên tắc xử lý nhanh chóng, kịp thời, giảm thiểu chi phí trong q trình xử lý tài sản. Bởi vì việc tiết kiệm chi phí cho các bên liên quan cũng là tiết kiệm các nguồn lực xã hội. Để thực hiện được nguyên tắc này, các bên phải giải quyết dứt điểm, đúng quy trình, thủ tục luật định. Các thủ tục xử lý tài sản bảo đảm cần được đơn giản hóa mà vẫn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
- Nguyên tắc ưu tiên xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận của các bên. Bởi vì đây là quan hệ dân sự nên phải tơn trọng tối đa ý chí, nguyện vọng của các bên trong quan hệ đó. Ngun tắc này địi hỏi các bên phải ưu tiên áp dụng các phương thức xử lý tài sản bảo đảm đã được thỏa thuận trong hợp đồng giao dịch bảo đảm. Tuy nhiên, trường hợp khơng có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ, khơng thể thực hiện được thì xử lý theo quy định chung của pháp luật. - Nguyên tắc xác định rõ và thực hiện đúng thẩm quyền xử lý tài sản bảo đảm. Chủ thể chủ yếu
trong quan hệ bảo đảm bao gồm bên nhận bảo đảm và bên bảo đảm. Ngồi ra, tùy từng hình thức bảo đảm mà quan hệ bảo đảm có sự xuất hiện thêm của các chủ thể khác (Ví dụ: Trong quan hệ bảo lãnh gồm có ba bên: NHTM, người vay tiền và bên bảo lãnh). Pháp luật đã quy định người xử lý tài sản bảo đảm là bên nhận bảo đảm hoặc người được bên nhận bảo đảm ủy quyền. Căn cứ nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm, người xử lý tài sản bảo đảm có quyền tiến hành xử lý tài sản bảo đảm mà không cần phải có văn bản ủy quyền xử lý tài sản của bên bảo đảm.
- *Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
- Thực chất, khi cho khách hàng vay tiền, NHTM ln tính tốn để hạn chế thấp nhất rủi ro cho mình. Những khoản vay theo hình thức tín chấp thường lãi suất cao và số tiền cho