Câu hỏi kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá một số chủ đề Địa lý 12 theo hướng phân hoá người học góp phần phát triển phẩm chất, năng (Trang 44 - 49)

C. Hoạt động hình thành kĩ năng mới (Luyện tập) GV sử dụng bảng số

6. Câu hỏi kiểm tra đánh giá

6.1. Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Tỉ lệ diện tích địa hình núi cao trên 2000m ở nước ta so với diện tích

tồn bộ lãnh thổ chiếm khoảng

A. 1%. C. 87%. B. 85%. D. 90%. B. 85%. D. 90%. Đáp án: A

Câu 2. Trong những đặc điểm sau, đặc điểm nào không phù hợp với đặc

điểm địa hình nước ta:

A. Phân bậc phức tạp với hướng nghiêng Tây Bắc – Đông Nam là chủ yếu. B. Có sự tương phản phù hợp giữa núi đồi, đồng bằng, bờ biển và đáy biển gần bờ.

C. Địa hình đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm.

D. Địa hình ít chịu tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội.

Đáp án: D

Câu 3: Đi từ Bắc vào Nam trên lãnh thổ nước ta lần lượt qua các đèo:

A. đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cả, đèo Cù Mông. B. đèo Ngang, đèo Cù Mông, đèo Cả, đèo Hải Vân. C. đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông, đèo Cả. D. đèo Ngang, đèo Cù Mông, đèo Hải Vân, đèo Cả.

Câu 4. Hãy nêu những đặc điểm chung của địa hình nước ta. Đáp án

Nêu được 4 đặc điểm chung của địa hình nước ta:

- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là dồi núi thấp. - Cấu trúc địa hình khá đa dạng

- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người

6.2. Câu hỏi thông hiểu

Câu 1. Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy điền nội dung thích hợp vào bảng sau:

Yếu tố

Các khu vực núi

Đông Bắc Tây Bắc Trường Sơn Bắc Trường Sơn Nam Giới hạn Hướng núi Độ cao Hình thái cấu trúc Các dãy núi chính

Câu 2. Dựa Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, Hãy điền nội dung

thích hợp để hồn thành bảng theo mẫu dưới đây:

Nội dung ĐBSH ĐBSCL ĐBDHMT

Diện tích Nguồn gốc Địa hình Đất đai

Câu 3. Các thế mạnh và hạn chế của vùng núi Đông Bắc đối với phát triển

kinh tế-xã hội nước ta.

Đáp án.

Các thế mạnh và hạn chế của vùng núi Đông Bắc đối với phát triển kinh tế- xã hội nước ta.

- Thế mạnh:

+ Là nơi tập trung nhiều loại khoáng sản là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

+ Rừng và đất trồng: tạo cơ sở để phát triển lâm, nông nghiệp nhiệt đới, Rừng giàu có về thành phần lồi động, thực vật và nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

+ Các bề mặt cao nguyên và các đồng bằng thung lũng, vùng đồi trung du tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc và trồng cây lương thực

+ Nguồn thủy năng: Các con sơng miền núi nước ta có tiềm năng thuỷ điện khá lớn.

+ Tiềm năng du lịch: khí hậu có sự phân hóa, phong cảnh đa dạng nhiều vùng núi đã trở thành các điểm nghỉ mát, du lịch nổi tiếng.

- Hạn chế

+ Địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.

+ Nhiều thiên tai như lũ nguồn, lũ qt, xói mịn, trượt lở đất. + Nơi khơ nóng thường xảy ra nạn cháy rừng.

+ Vùng núi đá vôi thiếu đất trồng trọt và thường khan hiếm nước vào mùa khô.

Câu 4. Chứng minh địa hình nước ta là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió

mùa.

Đáp án

Địa hình nước ta là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa - Xâm thực mạnh ở miền đồi núi:

+ Nền nhiệt cao với một mùa mưa và một mùa khô xen kẽ đã thúc đẩy quá trình xâm thực mãnh liệt, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị bào mịn rửa trơi,…

+ Điều kiện nóng ẩm đẩy nhanh cường độ phong hóa, đặc biệt là phong hóa hóa học, làm đất đá vụn bở, hiện tượng đất trượt, đá lở phổ biến.

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm đẩy nhanh tốc độ hịa tan và phá hủy đá vơi, tạo thành các dạng địa hình cácxtơ (hang động ngầm, suối cạn, thung khô,…).

- Bồi tụ, mở rộng nhanh chóng đồng bằng hạ lưu sơng: Đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển vài chục mét.

- Sinh vật nhiệt đới hình thành nên một số dạng địa hình đặc biệt như đầm lầy - than bùn (U Minh), bãi triều đước - vẹt (Cà Mau), các bờ biển san hô.

6.3. Câu hỏi vận dụng

Câu 1. Dựa vào Bản đồ Địa hình trong Atlats Địa lí Việt nam và kiến thức đã

học, hãy trình bày sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

Đáp án

Sự khác nhau giữa địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam - Giới hạn

+ Vùng núi Trường Sơn Bắc: từ phía nam sơng Cả đến dãy Bạch Mã. + Vùng núi Trường Sơn Nam: từ Bạch Mã đến khối núi cực Nam Trung Bộ. - Về hướng: Trường Sơn Bắc có hướng tây bắc - đông nam. Trường Sơn Nam có hướng vịng cung, quay lưng về phía đơng.

- Về cấu trúc: Trường Sơn Bắc gồm các dãy núi song song và so le. Trường Sơn Nam gồm các khối núi và cao nguyên (dẫn chứng).

- Về độ cao: Trường Sơn Bắc thấp hơn Trường Sơn Nam (dẫn chứng). Trường Sơn Nam có những đỉnh núi cao trên 2000m (dẫn chứng), đặc biệt khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao, đồ sộ.

- Về hình thái:

+ Trường Sơn Bắc: hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu (phía bắc là vùng núi Tây Nghệ An, phía nam là vùng núi Tây Thừa Thiên Huế), thấp trũng ở giữa (vùng đá vơi Quảng Bình và vùng đồi núi thấp Quảng Trị).

+ Trường Sơn Nam: có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đơng - Tây: sườn đơng dốc; phía tây là bề mặt các cao nguyên badan Plây Ku, Đăk Lăk, Mơ Nơng, Di Linh tương đối bằng phẳng, có các độ cao 500 - 800 - 1000 m và các bán bình nguyên xen đồi.

Câu 2. Dựa vào hình trên và kiến thức đã học, so sánh đặc điểm địa hình giữa

Đồng bằng sơng Hồng và Đồng bằng sơng Cửu Long.

Đáp án

- Là các đồng bằng châu thổ sông, được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.

- Địa hình tương đối bằng phẳng, trên bề mặt cả 2 đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô.

b. Khác nhau

- Diện tích: Đồng bằng sơng Cửu Long có diện tích lớn hơn đồng bằng sơng Hồng (4 triệu km2 so với 1,5 triệu km2).

- Đặc điểm địa hình:

+ Độ cao trung bình: Đồng bằng sơng Hồng có độ cao trung bình lớn hơn Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Đồng bằng sơng Cửu Long có nhiều vùng trũng lớn ngập nước thường xuyên, trong khi diện tích này ở Đồng bằng sơng Hồng nhỏ hơn nhiều.

+ Địa hình Đồng bằng sơng Hồng bị chia cắt bởi hệ thống đê và phần lớn không chịu tác động bồi đắp của các hệ thống sông, chịu tác động mạnh mẽ của con người và các hoạt động kinh tế. Địa hình Đồng bằng sơng Cửu Long bị chia cắt bởi hệ thống sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt; về mùa lũ ngập nước trên diện rộng, về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm cho 2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn.

Câu 3. Nhân tố làm phá vỡ nền tảng nhiệt đới của khí hậu nước ta và làm

giảm sút nhiệt độ mạnh mẽ, nhất là trong mùa đông là do: A. Địa hình nhiều đồi núi.

B. Gió mùa mùa Đơng. C. Đồi núi và gió mùa. D. Ảnh hưởng của biển.

5.4. Câu hỏi vận dụng cao

Câu 1. Vai trị của địa hình đối với sự phân hóa thiên nhiên ở nước ta Đáp án

- Đối với phân hố các thành phần tự nhiên: địa hình là bề mặt làm phân hoá các thành phần tự nhiên khác, biểu hiện trước hết ở sự phân phối lại tương quan nhiệt ẩm, từ đó tác động đến mạng lưới dịng chảy sơng ngịi, ảnh hưởng đến q trình hình thành đất và lớp phủ thực vật.

- Đối với sự phân hố theo khơng gian:

+ Phân hoá theo Bắc - Nam: dãy Bạch Mã trong sự kết hợp với gió mùa Đơng Bắc được xem là một trong hai nguyên nhân gây ra sự phân hoá.

+ Phân hoá theo Đơng - Tây: các dạng địa hình (vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi) được xem là cơ sở cho sự phân hoá.

+ Phân hố theo độ cao: độ cao địa hình là nguyên nhân chủ yếu gây ra.

Câu 2. " Một lãnh thổ giàu đẹp, có núi, đồng bằng kết hợp theo một tỉ lệ hợp

lí, có nguồn nhiệt ẩm phong phú đến mức thừa thãi, có sơng ngịi dày đặc và nhiều nước, có biển liền kế bao quanh thơng ra các đại dương, trên đất nổi và dưới đáy biển giàu các loại khống sản, có lớp phủ sinh vật nhiều tầng lớp phân hóa theo cả vĩ độ lẫn độ cao, đấy là Việt Nam, Tổ quốc của chúng ta"

Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh nhận định trên thơng qua yếu tố địa hình.

Đáp án

Chứng minh được những đặc điểm của địa hình nước ta về: - Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích.

- Đa phần là đồi núi thấp

- Núi cao chiếm diện tích khơng lớn. - Các khu vực đồi núi.

- Các khu vực đồng bằng.

CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM I. Kết quả thực nghiệm về giờ dạy I. Kết quả thực nghiệm về giờ dạy

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá một số chủ đề Địa lý 12 theo hướng phân hoá người học góp phần phát triển phẩm chất, năng (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)