CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG
3. Một số phương pháp hướng dẫn học sinh thực hiện viết báo cáo địa lí
3.5. Phương pháp rèn kĩ năng trình bày báo cáo địa lí
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện
Trình bày báo cáo có thể dưới dạng một bài viết hoặc trình bày miệng:
• Đối với báo cáo trình bày dưới dạng bài viết:
Giáo viên đặt câu hỏi để gợi ý, định hướng cho học sinh các nội dung, trình tự (cách trình bày) của báo cáo. Bên cạnh việc đặt câu hỏi, giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một số mẫu trình bày bản báo cáo thơng dụng.
Ví dụ: Hình thức thơng dụng để trình bày một bản báo cáo như sau: 1. Tên vấn đề.
2. Địa điểm, thời gian thực hiện, tên người thực hiện.
3. Nội dung chính: bố cục bao gồm 3 phần (mở đầu, nội dung, kết luận). - Phần mở đầu: Khái quát vấn đề báo cáo, nêu cấu trúc báo cáo. Phần này nhằm định hướng cho người đọc vào những nội dung chi tiết của vấn đề đang được nghiên cứu, thường bao gồm những lý do để làm cuộc nghiên cứu, phạm vi của công việc, sự hình thành phương pháp của vấn đề nghiên cứu, những mục tiêu cần đạt đến và cơ sở để hình thành cuộc nghiên cứu.
- Phần nội dung: trình bày cụ thể nội dung báo cáo theo đề cương, dàn ý đã lập. Nêu nhận xét, đề xuất nếu có. Phần này thường dài nhất trong bản báo cáo vì khối lượng các dữ liệu, số liệu thu thập rất lớn. Để diễn giải các dữ liệu, số liệu
---20---
này thì người viết phải sắp xếp, tổ chức sao cho có thể truyền đạt được ý nghĩa của các dữ liệu thu thập được. Việc này cần đến các kỹ thuật thống kê và phân tích. Có một số phương tiện giúp ta trình bày kết quả nghiên cứu như các bản đồ, biểu đồ, hình ảnh,... và khi sử dụng phải giải thích đầy đủ, rõ ràng.
- Phần kết luận: Tóm tắt q trình thực hiện báo cáo. Phần này các kết luận và đề xuất những hành động cần phải rút ra từ việc suy luận của kết quả bằng các phương pháp quy nạp hoặc diễn giải. Những kết luận có thể được chứng minh hoặc phủ nhận những tiền đề hoặc những giải thuyết đã được đưa ra. Những kết luận phải xuất phát hợp lý từ các kết quả nghiên cứu, tìm hiểu để tránh sai lầm.
Các kết luận có được là điều kiện tốt nhất để từ đó đưa ra các đề xuất về giải pháp, trong đó cần ghi rõ nhiệm vụ của ai, làm gì ở đâu, lúc nào và tại sao? Các đề nghị không chỉ phụ thuộc vào bản chất của quyết định mà còn phụ thuộc vào kiến thức của người thực hiện về toàn cảnh của vấn đề.
Trong q trình nghiên cứu có thể nảy sinh một số vấn đề vượt ra ngoài phạm vi nghiên cứu và chưa thể đi sâu nghiên cứu song cũng nên đề cập đến trong báo cáo. Khi đó tác giả báo cáo phải trình bày rõ những giới hạn báo cáo để độc giả hiểu.
4. Phụ lục: Phần này cung cấp thêm các chỉ dẫn, các tư liệu đã được đưa ra trong phần chính của báo cáo. Tư liệu trong phụ lục chứa nội dung thông tin chi tiết và (hoặc) triển khai thơng tin có trong bản báo cáo.
5. Danh mục tài liệu tham khảo đã được sử dụng: Đây là phần cuối cùng trong bản trình bày báo cáo. Nó chứa đựng những thơng tin chi tiết để tham khảo, hoặc những tài liệu gốc được tìm thấy trong nhiều dạng thơng tin chẳng hạn như bài viết, sách, tạp chí,... Dù là học sinh phổ thông, chưa yêu cầu cao về việc sắp xếp các tài liệu tham khảo theo như quy cách của một bài nghiên cứu khoa học, nhưng ít nhất các em cũng cần biết sắp xếp thứ tự tài liệu tham khảo theo trật tự nhất định. Ví dụ như: tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Anh, Việt,…); tài liệu tham khảo được xếp theo thứ tự A, B, C của họ tên tác giả (đối với tác giả là người nước ngồi thì xếp thứ tự A, B, C theo họ, đối với tác giả là người Việt Nam thì xếp thứ tự A, B, C theo tên,…
Tương ứng với từng nội dung, giáo viên thiết lập các hoạt động giữa giáo viên và học sinh để hướng dẫn học sinh cách trình bày báo cáo. Đồng thời, giáo viên cần song hành định hướng, điều chỉnh cho học sinh về văn phong, ngôn ngữ sử dụng trong báo cáo phải đảm bảo tính khoa học, ngắn gọn và dùng ở thể bị động.
---21---
Báo cáo nếu được minh họa bằng các phương tiện trực quan như bản đồ, biểu đồ, bảng biểu, sơ đồ, tranh ảnh,... thì sẽ mang tính thuyết phục cao, tăng tính rõ ràng, rành mạch và gây ấn tượng. Do đó, giáo viên cần định hướng cho học sinh cách chọn lọc và đưa các phương tiện trực quan vào trong báo cáo.
Ngồi ra, giáo viên có thể hướng dẫn (làm mẫu) cho học sinh cách ghi các câu trích nguyên văn từ tài liệu tham khảo, cách ghi nguồn tham khảo, cách liệt kê các tài liệu tham khảo (nếu có).
• Đối với bài cáo cáo thuyết trình bằng miệng:
Phần lớn các báo cáo nghiên cứu được trình bày dưới dạng văn bản, nhưng sẽ có hiệu quả hơn nếu được trình bày các kết nghiên cứu bằng miệng (thuyết trình) trước một tập thể. Qua đó có thể biết được các phản ứng, trả lời các câu hỏi và đối phó lại với mọi sự phản đối hoặc nghi ngờ nảy sinh ra. Tuy nhiên việc thuyết trình khơng thể thay thế cho báo cáo bằng văn bản.
Để buổi thuyết trình có hiệu quả cần thực hiện theo các bước sau đây: 1. Xác định các đối tượng nghe thuyết trình
Giáo viên cần lưu ý học sinh giải quyết các câu hỏi sau: Ai nghe? Đặc điểm của họ? Thông tin nào về đề tài sẽ được trình bày mà họ biết rồi hoặc chưa biết? Họ có khả năng hiểu vấn đề gì mà khơng cần giải thích tỉ mỉ, lĩnh vực nào cần được nhấn mạnh và những câu hỏi họ có khả năng sẽ nêu ra? Đây là công việc rất cần thiết để việc truyền đạt có hiệu quả cao.
2. Lựa chọn kỹ thuật truyền đạt
Có 4 hình thức cơ bản của việc phát biểu: Nói ứng khẩu; Nói bằng cách dùng trí nhớ; Đọc một bài soạn trước; Tuỳ ứng.
Không nên sử dụng 2 phương pháp đầu để trình bày kết quả nghiên cứu khi việc trình bày địi hỏi yếu tố chính xác cao. Nói bằng trí nhớ khơng thể truyền đạt được những thơng tin quan trọng do khó có thể nhớ chính xác và làm cho cuộc trình bày có thể khơng linh hoạt. Dù trình bày bằng cách nào thì việc truyền đạt cũng phải được tập dượt và chuẩn bị kỹ.
3. Xem xét việc sử dụng những phương tiện, thiết bị nghe nhìn
Để lựa chọn các phương tiện nghe nhìn thích hợp, giáo viên cần lưu ý học sinh xem xét những điều sau đây:
+) Cần tạo ra việc nhìn thấy để tăng cường. Nổi bật hoặc đơn giản hoá các ý tưởng của người trình bày.
---22---
+) Thơng tin nhìn thấy được nên dễ hiểu và khơng nên hỗn độn với quá nhiều chất liệu, một lúc chỉ nên diễn đạt một ý tưởng hay một khái niệm mà thôi.
+) Hình ảnh nhìn thấy cần đủ lớn để tồn thể người nghe có thể thấy dễ dàng do đó phải chú ý đến khối lượng và vị trí người nghe.
+) Lựa chọn kỹ thuật trình bày có minh hoạ bằng mắt hiệu quả nhất
Bước 2: Giáo viên ra bài tập cho học sinh.
Tại lớp học, chỉ có một vài tiết học có thể rèn luyện kỹ năng trình bày báo cáo, thơng thường là các tiết thực hành có nội dung viết báo cáo. Do đó, việc tăng cường rèn luyện kỹ năng trình bày báo cáo cần được tiến hành thường xuyên hơn thông qua việc ra bài tập về nhà cho học sinh thực hiện. Bài tập về nhà có thể có nội dung gắn liền với nội dung học sinh vừa tìm hiểu xong, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà làm bài viết báo cáo trình bày tóm tắt các nội dung vừa học. Bài tập về nhà có thể liên quan đến một chủ đề nào đó do giáo viên đặt ra nhằm rèn luyện thêm cho học sinh kỹ năng trình bày thơng tin.
Đối với kỹ năng trình bày báo cáo bằng miệng thì có thể được luyện tập nhiều hơn cho học sinh thông qua các tiết học trên lớp. Khi giáo viên tiến hành tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong các tiết học lý thuyết thông qua phương pháp thảo luận, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh trình bày các vấn đề được giao. Thơng qua việc trình bày kết quả thảo luận, học sinh vừa rèn luyện được kỹ năng trình bày thơng tin, vừa tăng sự tự tin, mạnh dạn khi trình bày trước tập thể. Ngoài ra, qua các tiết học này, giáo viên có thể điều chỉnh, hướng dẫn học sinh về tác phong trình bày, ngơn từ, cách mở đầu, gợi mở, hay kết thúc một vấn đề cần trình bày trước lớp như thế nào là đạt hiệu quả và gây sự chú ý cho người nghe.
Bước 3. Kiểm tra, đánh giá.
Để khắc phục vấn đề về thời gian hạn chế trong một tiết học và để dễ dàng kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của học sinh trong việc rèn luyện kỹ năng trình bày thông tin, giáo viên nên yêu cầu học sinh tiến hành các bài tập và nộp lại bằng giấy (bài viết). Giáo viên có thể thu các bài viết để về nhà xem và nhận xét, có thể cho điểm (nếu cần). Cách khác là giáo viên có thể cho các điểm cộng các bài viết, sau đó cộng các điểm đó lại để tính điểm tổng cho học sinh. Điều đó sẽ tăng cường được tính nghiêm túc trong rèn luyện kỹ năng trình bày thơng tin của học sinh.
Để làm được điều này, giáo viên cần lập kế hoạch rèn luyện và kiểm tra, đánh giá định kì trong từng học kì. Việc định trước sẽ ra bài tập với nội dung nào, vào thời gian nào, có bao nhiêu bài tập và mức độ như thế nào sẽ thuận tiện cho việc kiểm tra, đánh giá. Giáo viên cần thông báo trước cho học sinh hay đưa ra
---23---
các quy ước trước về kiểm tra, đánh giá các bài tập đặt ra trong một học kì để học sinh chủ động, tích cực hơn trong rèn luyện các kỹ năng cần thiết.