---44---
1. Mục đích
Xem xét tính khả thi, hiệu quả sử dụng và điều kiện thực hiện,... của các phương pháp và giáo án được thiết kế để hướng dẫn học sinh thực hiện viết báo cáo địa lí. Thơng qua thực nghiệm để đưa ra các kết luận và bước đầu đánh giá kết quả của việc áp dụng các phương pháp rèn luyện kỹ năng địa lí cho học sinh THPT.
2. Nội dung
Khảo sát, điều tra, thăm dò việc dạy học địa lí ở một số trường THPT để tìm hiểu về trình độ, tâm lí học sinh, thực trạng hình thành và rèn luyện kỹ năng viết báo cáo cho học sinh trong dạy học địa lí ở các trường THPT. Tiến hành vận dụng các phương pháp đã đề ra để hướng dẫn, rèn luyện cho học sinh các kỹ năng viết báo cáo trong dạy học địa lí.
Bảng 4. Nội dung các bài thực nghiệm
Lớp Bài Số
lớp
Tên bài dạy/ chủ đề, dự án
10 38 6 Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và
kênh đào Pa-na-ma
12 14,15 06 Chủ đề. Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên Việt
Nam
3. Tổ chức thực nghiệm
- Đối tượng thực nghiệm và phạm vi tiến hành thực nghiệm:
+) Khối lớp: khối 10 (02 lớp), khối 12 (02 lớp). Chọn một lớp đối chứng và một lớp thực nghiệm có năng lực và trình độ tương đương nhau.
+) Các trường thực nghiệm: trường THPT DTNT Nghệ An, trường THPT Hà Huy Tập, trường THPT Kì Sơn.
- Phương pháp thực nghiệm: Cho học sinh thực hiện bài viết báo cáo trong thời gian thống nhất. Dự giờ, quan sát, phỏng vấn, phát phiếu thăm dò ý kiến giáo viên dạy thực nghiệm. Kiểm tra kết quả hoạt động nhận thức, thông qua bài viết báo cáo của học sinh sau các giáo án tiến hành thực nghiệm trên lớp. Lớp đối chứng (ĐC) và lớp thực nghiệm (TN) trong khi làm bài thực hành viết báo cáo điều kiện khách quan được giữ nguyên như: giáo viên, học sinh, điều kiện cơ sở vật chất của lớp học,... Tuy nhiên, lớp đối chứng làm bài theo cách thông thường trước đây các giáo viên thường tiến hành. Còn lớp thực nghiệm làm bài theo quy trình của đề tài đề xuất theo các bước đã đưa ra. Ngoài ra, trong năm học 2020 –
---45---
2021, nhóm địa lí trường THPT DTNT Nghệ An cịn tổ chức cho học sinh khối lớp 10 tham quan trải nghiệm và học tập thực tế tại công ty TH – Tru Milk, huyện Nghĩa Đàn. Sau chuyến tham quan học tập trải nghiệm, học sinh các lớp phải hoàn thành mỗi lớp hai sản phẩm: 01 báo cáo thu hoạch (làm trên giấy A4) và một báo cáo là phim Video nộp về Ban Tổ chức để tiến hành chấm, cho điểm.
4. Kết quả
4.1. Kết quả định tính
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tôi thấy nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động viết báo cáo địa lí của giáo viên và học sinh đã được thay đổi rất tích cực so với trước đây. Học sinh đã tham gia ngày càng tích cực trong các dự án học tập và nghiên cứu khoa học. Năng lực nghiên cứu, thế giới quan khoa học của học sinh khơng ngừng được nâng lên, từ đó góp phần tạo ra động lực mới cho học sinh trong việc học tập mơn Địa lí.
- Ý kiến nhận xét của Ban giám Hiệu, đồng nghiệp và học sinh
+) Đối với BGH ( trích lời: Thầy Phan Đình Trường – Phó Hiệu Trưởng,
phụ trách chun mơn):
“ Nâng cao chất lượng dạy học bằng việc vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học tích cực, đổi mới trong kiểm tra đánh giá là mục tiêu hàng đầu trong công tác chỉ đạo chun mơn của nhà trường. Đối với mơn địa lí, trong vài năm trở lại đây đã có những chuyển biến về chất lượng đào tạo và đạt hiệu quả cao trong hoạt động giảng dạy. Các tiết dạy trên lớp đã có sự đầu tư cơng phu nhằm phát huy tích tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh hơn so với trước đây. Giáo viên bộ môn cũng đã có nhiều giải pháp tích cực trong cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, ôn thi THPT quốc gia. Đặc biệt là sự vận dụng đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với bộ mơn. Trong q trình thực hiện nhà trường cũng đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, thời gian, kinh phí để các hoạt động và hình thức tổ chức dạy học được triển khai một cách hiệu quả.”
+) Đối với đồng nghiệp (trích lời: Cơ Nguyễn Thị Thanh Huyền – giáo viên
Địa lí):
“Ở trường phổ thơng, viết báo cáo địa lí vừa là hình thức dạy học, vừa là phương pháp và đồng thời là một dạng kĩ năng thực hành. Tuy nhiên dạng kĩ năng thực hành viết báo cáo lại chưa được giáo viên và học sinh ở các trường THPT đánh giá hết vai trò và tầm quan trọng, vì nhiều lí do khác nhau. Do vậy, với việc triển khai và thực hiện đề tài này, tôi thấy tác giả đã làm rõ hơn được rất nhiều vấn đề để về cơ sở lí luận cũng như thực tiễn. Từ đó đồng nghiệp trong tổ nhóm
---46---
chun mơn, học sinh đã học tập và vận dụng được nhiều kiến thức phục vụ cho việc dạy học dạng bài viết báo cáo”.
- Đối với học sinh ( trích lời: Em Lơ Thị La Vy – học sinh lớp 10C, trường
THPT DTNT tỉnh năm học 2019 - 2020):
“Đối với mơn địa lí, các dạng bài tập kĩ năng rất đa dạng, nhưng trên thực tế chúng em chỉ thường xuyên được làm việc với các dạng bài liên quan đến atlat, vẽ biểu đồ, phân tích và nhận xét bảng số liệu. Dạng bài viết báo cáo địa lí tuy có gặp nhưng ít được rèn luyện nên rất yếu về kĩ năng và chưa thấy hết ý nghĩa và tác dụng của dạng bài này. Khi được thầy giáo nhiệt tình hướng dẫn kĩ năng viết báo cáo địa lí, chúng em đã biết được quy trình, cách thức thực hiện viết và trình bày một báo cáo địa lí rất thuần thục. Khơng những vậy, chúng em còn học được cách để thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học”.
4.2. Kết qủa định lượng
Biểu đồ tổng hợp so sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng tại các trường THPT tham gia thực nghiệm
Qua thực nghiệm, kết quả cho thấy việc sử dụng các phương pháp rèn luyện kỹ năng viết báo cáo cho học sinh trong dạy học bài thực hành địa lí; dạy học theo chủ đề, dự án ở trường THPT đem lại hiệu quả tích cực, có tác dụng tốt trong việc nâng cao chất lượng dạy học mơn địa lí. Nhóm thực nghiệm có số bài đạt điểm trung bình trở xuống chiếm tỉ lệ thấp hơn nhóm lớp đối chứng, điểm trung bình
54.2 45.4 0.4 33.3 49.4 17.3 0 10 20 30 40 50 60
Khá-giỏi Trung bình Yếu-kém
Tỉ lệ %
Loại
Thực nghiệm Đối chứng
---47---
của tất cả các lớp thực nghiệm đều cao hơn điểm trung bình của các lớp đối chứng. Điều này chứng tỏ việc dạy học thực nghiệm bước đầu đạt được những kết quả khả quan trong việc rèn luyện kỹ năng viết báo cáo địa lí cho học sinh.
4.3. Kết luận chung
Qua kết quả điều tra khảo sát, tiến hành thực nghiệm, 100% giáo viên tham gia thực nghiệm đều cho rằng việc sử dụng các phương pháp theo đề xuất để rèn luyện kỹ năng viết báo cáo địa lí cho học sinh THPT đem lại hiệu quả, có tác dụng tích cực trong việc rèn luyện kỹ năng địa lí, hiệu quả dạy và học bộ mơn được tăng lên so với các phương pháp thông thường trước đây đã từng sử dụng.
5. Ý nghĩa
Qua nghiên cứu và tìm hiểu, tơi thấy đề tài đã thực sự mang lại rất nhiều tác dụng hữu ích:
- Đối với học sinh: góp phần hình thành và phát triển phương pháp tự học, bồi dưỡng, phát triển các phẩm chất và năng lực, rèn luyện và phát triển khả năng nghiên cứu khoa học. Từ đó học sinh biết cách vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra..
- Đối với giáo viên: khắc phục những tồn tại trong dạy học dạng bài viết báo cáo địa lí hiện nay. Góp phần thực hiện chủ tốt các chủ trương, yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới giáo dục hiện nay.
6. Bài học kinh nghiệm
Cần nâng cao hơn nữa nhận thức về vai trị, vị trí của hoạt động viết báo cáo địa lí trong mơn học. Tăng cường rèn luyện kĩ năng viết báo cáo địa lí cho học sinh thơng qua việc bồi dưỡng kiến thức lí thuyết và các hoạt động thực hành.
Giáo dục học sinh cần biết vận dụng kiến thức, kĩ năng viết báo cáo địa lí vào các lĩnh vực khác trong đời sống. Động viên, khuyến khích học sinh thường xuyên tham gia dự thi các dự án khoa học – kĩ thuật, các hoạt động nghiên cứu khoa học, làm cộng tác viên gửi bài cho các tạp chí khoa học chuyên ngành.