Ví dụ minh họa

Một phần của tài liệu Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh viết Báo cáo Địa lí ở trường THPT_2 (Trang 31 - 49)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG

4. Hệ thống các dạng bài thực hành báo cáo địa lí và ví dụ minh họa

4.2. Ví dụ minh họa

KẾ HOẠCH BÀI HỌC

Bài 38. Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Pa-na-ma

(Thực hiện năm học 2019 - 2020)

I. Mục tiêu bài học

Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức

- Hiểu được vị trí chiến lược và vai trị của hai kênh biển nổi tiếng: Xuy-ê và Pa-na-ma.

- Hiểu được những lợi ích về kinh tế nhờ có sự hoạt động của các kênh đào này.

---26---

2. Kỹ năng

- Biết tổng hợp tài liệu, phân tích bảng số liệu kết hợp với phân tích bản đồ. - Viết được báo cáo ngắn và trình bày kết quả trước lớp.

3. Định hướng phát triển năng lực

• Năng lực chung: năng lực giao tiếp, hợp tác GQVĐ, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng CNTT, sử dụng ngơn ngữ và năng lực tính tốn.

• Năng lực chun mơn Địa lí:

- Hình thành và phát triển cho học sinh năng lực thu thập, xử lí và truyền đạt thơng tin. Năng lực này được biểu hiện:

+) Thu thập, xử lí, hệ thống hóa được thơng tin từ nhiều nguồn khác nhau theo chủ đề.

+) Xây dựng được đề cương báo cáo, định hướng được nguồn tài liệu, tư liệu phục vụ viết báo cáo.

+) Viết được báo cáo hồn chỉnh và trình bày thơng tin địa lí theo các hình thức khác nhau (lời, bài viết).

- Các năng lực Địa lí khác:

+) Năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian.

+) Năng lực sử dụng các cơng cụ của Địa lí: tính tốn, phân tích bảng số liệu, sơ đồ.

II. Thiết bị dạy học

- Lược đồ kênh đào Xuy-ê và Pa-na-ma (phóng to).

- Lược đồ vị trí của kênh đào Xuy-ê, kênh đào Pa-na-ma và một số cảng lớn trên thế giới.

- Bản đồ tự nhiên và bản đồ các nước châu Phi. - Bản đồ tự nhiên và bản đồ các nước châu Mĩ. - Tập bản đồ Thế giới và các châu lục.

- Các tài liệu bổ sung về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Pa-na-ma. - Tranh ảnh về hai kênh đào.

III. Hoạt động dạy học

1. Ổn định lớp.

---27---

2. Kiểm tra bài cũ.

GV kiểm tra việc hoàn thành các bài tập về nhà để chuẩn bị cho bài thực hành mà GV đã giao cho HS ở tiết học trước.

3. Bài mới:

Mở bài: GV yêu cầu 1 HS nêu nhiệm vụ (mục tiêu) của bài thực hành. - Xử lý số liệu.

- Lập đề cương chi tiết cho báo cáo về kênh đào Xuy-ê và Pa-na-ma. - Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và Pa-na-ma.

- Trình bày tóm tắt báo cáo trong thời gian ngắn (5 phút).

Bài tập 1. Kênh đào Xuy-ê

Hoạt động 1: (Cả lớp) Đề xuất tên của báo cáo.

Bước 1: GV yêu cầu HS tìm hiểu yêu cầu của bài tập 1 để đề xuất tên báo cáo. Bước 2: HS trao đổi với bạn cùng bàn về tên của bản báo cáo.

Bước 3: HS lên bảng ghi đề xuất tên của bản báo cáo.

Bước 4: Cả lớp phân tích và chọn lựa tên thích hợp cho bản báo cáo.

Ví dụ. ”Tìm hiểu về kênh đào Xuy-ê”,...

Hoạt động 2: (Cả lớp/nhóm) Xác định các thơng tin để viết báo cáo.

Bước 1: GV treo các bản đồ, lược đồ lên bảng. GV yêu cầu HS xác định trên

Tập bản đồ Thế giới và các châu lục vị trí của kênh đào Xuy-ê, các đại dương, biển được nối liền thơng qua kênh đào Xuy-ê. Sau đó GV gọi 1-2 HS lên bảng xác định trên bản đồ treo tường vị trí các đối tượng trên. Cuối cùng, GV giúp HS chuẩn kiến thức trên bản đồ treo tường.

Bước 2: Xử lý số liệu.

Mỗi bàn là một nhóm học tập. GV u cầu các nhóm hồn thành phiếu học tập 1 (GV có thể chia cho mỗi nhóm tính số liệu của một hàng để tiết kiệm thời gian). GV treo phiếu học tập 1 (phóng to) lên bảng. Sau khi xử lý số liệu, HS các nhóm lên bảng điền các thơng tin vào phiếu học tập 1. Cả lớp góp ý chỉnh sửa. GV đưa ra bảng thông tin phản hồi để đối chiếu, chuẩn kiến thức.

Bước 3: Thu thập thông tin.

• GV u cầu các nhóm đọc SGK, dựa vào kết quả vừa tính tốn, dựa vào các bản đồ, lược đồ trên bảng, thảo luận các câu hỏi sau:

---28---

- Hoạt động đều dặn của kênh Xuy-ê đem lại lợi ích gì cho ngành hàng hải thế giới?

- Nếu kênh đào bị đóng cửa như thời gian 8 năm (1967 – 1975) do chiến tranh, thì sẽ gây những tổn thất kinh tế như thế nào đối với Ai Cập, các nước ven Địa Trung Hải và Biển Đen?

• Đại diện nhóm lên trình bày. GV giúp HS chuẩn kiến thức. GV có thể yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau để làm rõ một số thông tin:

- Tại sao kênh đào Xuy-ê lại rơi vào tay đế quốc Anh? - Đế quốc Anh đã được lợi ích gì từ kênh đào này?

- Những lợi ích do sự hoạt động của kênh đào và những thiệt hạn nếu như kênh đào bị đóng cửa?

Hoạt động 3: (Nhóm) Viết dàn ý báo cáo.

Bước 1: Xây dựng dàn ý đại cương.

- GV yêu cầu HS các nhóm dựa vào chủ đề báo cáo, trao đổi để xây dựng dàn ý đại cương báo cáo (nội dung chính) về kênh đào Xuy-ê.

- Một số nhóm trình bày. Các nhóm khác góp ý, bổ sung. - GV nhận xét và thống nhất nội dung chính của báo cáo: 1. Khái quát về Kênh Xuy-ê.

2. Lợi ích đem lại từ kênh đào Xuy-ê.

3. Những tổn thất kinh tế nếu kênh đào Xuy-ê bị đóng cửa.

Bước 2: Xây dựng dàn ý chi tiết.

Trên cơ sở thơng tin vừa có được, kết hợp với tư liệu về kênh đào Xuy-ê ở phần III – Tư liệu tham khảo (SGK), tư liệu (thơng tin, hình ảnh liên quan) mà học sinh tìm hiểu thêm ở nhà (bài tập về nhà), HS tiến hành thảo luận nhóm, sau đó ghi lại những nét chính về kênh đào Xuy-ê vào bảng học tập (bảng phụ).

• GV gợi ý: Có thể tập hợp một số thông tin về kênh đào Xuy-ê qua các ý sau:

1. Khái quát về kênh đào Xuy-ê:

- Thuộc quốc gia nào. Các biển và đại dương được nối liền. - Thời gian xây dựng, thời gian mở cho các tàu qua lại. - Chiều dài.

- Trọng tải tàu qua.

---29---

- Nước quản lý trước kia. Năm được đưa về nước chủ quản.

2. Những lợi ích mà kênh đào Xuy-ê đem lại cho ngành hàng hải thế giới. 3. Những tổn thất kinh tế đối với Ai Cập và các nước ven Địa Trung Hải và Biển Đen nếu kênh đào bị đóng cửa.

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi theo các gợi ý trên để hoàn thành nội dung dàn ý chi tiết cho bản báo cáo.

Bước 3: GV gọi 1 – 2 HS lên bảng trình bày đề cương chi tiết bản báo cáo

(mỗi HS trình bày trong vòng 5 phút). Sau mỗi báo cáo, GV và HS khác nhận xét, góp ý để hồn thiện nội dung dàn ý chi tiết của báo cáo.

Tên báo cáo: ”Tìm hiểu về kênh đào Xuy-ê”.

1. Khái quát về kênh đào Xuy-ê:

- Kênh đào Xuy-ê cắt ngang eo đất Xuy-ê của Ai Cập, nối Biển Đỏ và Địa Trung Hải.

- Xây dựng năm 1859. Ngày được mở cho tàu qua lại: 17 tháng 11 năm 1869. - Chiều dài: 195 km (121 dặm).

- Trọng tải tàu qua: thiết kế cho tàu 150 nghìn tấn, sau khi tu bổ vào năm 1984, tàu chở dầu 250 nghìn tấn có thể qua được kênh.

- Ngay từ năm 1869, đế quốc Anh đã chiếm quyền quản trị kênh. Tháng 6 năm 1956, Ai Cập tuyên bố quốc hữu hóa kênh Xuy-ê.

2. Những lợi ích mà kênh đào Xuy-ê đem lại cho ngành hàng hải thế giới:

- Rút ngắn được thời gian vận chuyển (số liệu minh họa), dễ dàng mở rộng thị trường.

- Giảm chi phí vận tải, giảm giá thành sản phẩm.

- An tồn hơn cho người và hàng hóa, có thể tránh được thiên tai so với việc vận chuyển trên đường dài.

- Đem lại nguồn thu nhập lớn cho Ai Cập thông qua thuế hải quan.

3. Những tổn thất kinh tế nếu kênh đào Xuy-ê bị đóng cửa:

- Đối với Ai Cập:

+) Mất nguồn thu nhập thông qua thuế hải quan.

+) Giao lưu trao đổi buôn bán với các nước khác trên thế giới bị hạn chế. - Đối với các nước ven Địa Trung Hải và Biển Đen:

---30--- +) Tăng chi phí vận chuyển hàng hóa.

+) Kém an tồn hơn cho người và hàng hóa,...

Hoạt động 4: (Cá nhân) Viết tồn văn báo cáo

GV yêu cầu HS dựa trên các nội dung thơng tin vừa tìm hiểu và trình bày tại lớp để viết báo cáo.

Bài tập 2: Kênh đào Pa-na-ma

Phần kênh đào Pa-na-ma có thể tiến hành tương tự như kênh đào Xuy-ê nếu cịn đủ thời gian làm tại lớp. Nếu khơng, GV hướng dẫn HS về nhà làm ở nhà (bài tập về nhà) với đầy đủ các bước như với kênh đào Xuy-ê. HS viết bản báo cáo ngắn gọn về kênh đào Pa-na-ma, tuần sau nộp lại để lấy điểm kiểm tra 15 phút.

Gợi ý: GV có thể hướng dẫn HS hồn thành bài tập ở nhà hoặc ngay tại lớp (nếu cịn thời gian) theo trình tự sau:

1. Xác định kênh đào Pa-na-ma trên các bản đồ. 2. Hoàn thành phiếu học tập 2.

3. Dựa vào phiếu học tập đã hoàn thành, bản đồ cũng như kiến thức đã có, hãy:

- Cho biết sự hoạt động đều đặn của kênh đào Pa-na-ma đem lại lợi ích gì

cho sự tăng cường giao lưu giữa các nền kinh tế cùng châu Á – Thái Bình Dương với nền kinh tế Hoa Kì.

- Tại sao nói việc Hoa Kì phải trao trả kênh đào Pa-na-ma cho chính quyền và nhân dân Pa-na-ma là một trong những thắng lợi to lớn của nước này?

4. Từ thông tin trên, kết hợp tư liệu tham khảo (phần III - SGK), thông tin các em tìm hiểu được, xây dựng dàn ý chi tiết và hoàn thành một bài viết ngắn về kênh đào Pa-na-ma.

Lưu ý: Thông tin tập hợp để viết bài viết ngắn về kênh Pa-na-ma có thể tương tự như kênh đào Xuy-ê. Tuy nhiên cần chú ý đến các âu tàu ở kênh Pa-na-ma. HS lý giải vì sao phải dùng các âu tàu, nêu hạn chế của việc phải sử dụng các âu tàu.

IV. Đánh giá

Gọi 1 – 2 HS nêu khái quát về 2 kênh đào trên bản đồ treo tường.

V. Hoạt động nối tiếp

- Viết báo cáo ngắn về kênh đào Pa-na-ma.

- Bài tập về nhà: Tìm thí dụ chứng minh ảnh hưởng của ngành thơng tin liên lạc tới đời sống hiện đại.

---31---

VI. Phụ lục

Bảng 2. PHIẾU HỌC TẬP 1

(Hoàn thành bảng dưới đây)

Tuyến

Khoảng cách (hải lý) Quãng đường

được rút ngắn Vòng qua

châu Phi Qua Xuy-ê Hải lý %

Ô-đét-xa → Mum-bai 11818 4198 7620 64

Mi-na al-A-hma-đi → Giê-noa 11069 4705 6364 57

Mi-na al-A-hma-đi → Rôt-tec-

đam 11932 5560 6372 53

Mi-na al-A-hma-đi → Ban-ti-

mo 12039 8681 3368 28

Ba-lik-pa-pan → Rôt-tec-đam 12081 9303 2778 23

Bảng 3. PHIẾU HỌC TẬP 2

(Hoàn thành bảng dưới đây)

Tuyến Khoảng cách (hải lý) Quãng đường được rút ngắn Vòng qua Nam Mĩ Qua Pa-na-ma Hải lý %

Niu I-ooc → XanPhran-xi-xcô 13107 5263 7844 60

Niu I-ooc → Van-cu-vơ 13907 6050 7857 56

Niu I-ooc → Van-pa-rai-xô 8337 1627 6710 80

Li-vơ-pun → XanPhran-xi-xcô 13507 7930 5577 41

Niu I-ooc → I-ô-cô-ha-ma 13042 9700 3342 26

Niu I-ooc → Xit-ni 13051 9692 3359 26

Niu I-ooc → Thượng Hải 12321 10584 1737 14

Niu I-ooc → Xin-ga-po 10141 8885 1256 12

(Ghi chú: phần in nghiêng trong phiếu học tập là nội dung học sinh cần hoàn thành, giáo viên cần chuẩn kiến thức)

KẾ HOẠCH BÀI HỌC BÁO CÁO CHỦ ĐỀ

VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TỰ NHIÊN VIỆT NAM

---32--- Tiết PPCT............

I. MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau bài học, học sinh có thể:

1. Về kiến thức

- Trình bày được hiện trạng sử dụng và suy giảm tài nguyên sinh vật, đất và các loại tài ngun khác (khí hậu, nước, khống sản).

- Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm TNTN và môi trường nước ta.

- Đề xuất các biện pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ TNTN, bảo vệ mơi trường, phịng chống thiên tai.

2. Về kĩ năng

- Có kĩ năng liên hệ thực tế về các biểu hiện suy thoái TNTN và mơi trường địa phương.

- Đọc và phân tích các bản đồ tự nhiên Việt Nam; phân tích các bảng số liệu trong SGK.

- Thu thập và xử lí thơng tin phục vụ cho bài học. - Biết được một số kĩ năng trong phòng chống thiên.

3. Về thái độ

- Có ý thức sử dụng hợp lí và bảo vệ TNTN, bảo vệ mơi trường, phịng chống thiên tai.

- Sẵn sàng thực hiện các hoạt động để bảo vệ môi trường.

II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ NĂNG LỰC

- Năng lực chung: GQVĐ, hợp tác, giao tiếp, sử dụng CNTT.

- Năng lực chuyên biệt thuộc bộ mơn Địa lí: Năng lực nhận thức theo quan điểm không gian đối với sự phân bố các loại tài nguyên ở nước ta, tác động không biên giới của các vấn đề môi trường; Năng lực thu thập, xử lí và truyền đạt thơng tin; Năng lực vận dụng kiến thức thực tiễn vào tìm hiểu các vấn đề mơi trường và sử dụng TNTN.

III. NỘI DUNG DẠY HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu:

---33---

+) Huy động kiến thức về vấn đề sử dụng và bảo vệ TNTN, để từ đó HS kết nối với kiến thức đã có với kiến thức của bài học mới.

+) Thu nhận thông tin về đặc điểm, ưu thế của người học để phân nhóm, chia nhiệm vụ thực hiện dự án.

- Kích thích tư duy, tạo hứng thú khám phá bài học mới. - Phương thức hoạt động:

+) Phương tiện: GV chuẩn bị các bản phiếu hỏi, bút dạ.

+) KTDH: Áp dụng KTDH “KWLH”. Dựa vào bảng hỏi KWLH (Biết - Know, Muốn biết - Want, Đã học - Learn và Học bằng cách nào - How can) để khảo sát mức độ hiểu biết của HS về chủ đề, khảo sát mong muốn, hứng thú tìm hiểu về chủ đề.

- Các bước tiến hành:

+) Bước 1: GV yêu cầu HS toàn lớp tham gia, suy nghĩ và viết thông tin

ngắn gọn vào mỗi cột ở phiếu cho sẵn 2 phút viết lên phiếu các thông tin sau.

Phiếu hỏi “KWLH” về chủ đề

Họ và tên: ……………………………………............................ Lớp: ……………

Câu hỏi:

1. Em đã biết gì về chủ đề? (Điền vào cột K)

2. Em mong muốn biết thêm điều gì về chủ đề này? (Điền vào cột W)

3. Em đã học/nghiên cứu thêm những gì sau khi học xong chủ đề này? (Điền vào cột L sau khi kết thúc dự án)

4. Em đề xuất mong muốn về cách học chủ đề này? Ưu thế của em khi tìm hiểu vấn đề này? (Điền vào cột H)

K (What you

know)

W

(What you want to learn)

L (What you

learn)

H

(How can we learn)

Lưu ý: Cột L (câu hỏi 3) sẽ được ghi sau khi kết thúc hoạt động học tập dự án.

+ Bước 2: Sau thời gian 2 phút, đại diện một số HS trình bày phiếu hỏi.

+ Bước 3: GV nhận xét, tổng hợp thông tin từ phiếu hỏi và dẫn dắt vào bài,

Một phần của tài liệu Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh viết Báo cáo Địa lí ở trường THPT_2 (Trang 31 - 49)