Giáo án minh họa

Một phần của tài liệu Khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng và dạy học địa lí ở trường trung học phổ thông Con Cuông_2 (Trang 30 - 33)

- Bước 4: Nhấn Ok để kết thúc Dòng chữ nghệ thuật sẽ được hiện lên tài liệu.

g. Chèn bảng bảng biểu từ Word và Excel

2.3.5.2. Giáo án minh họa

Bài 14. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài dạy

* Tên bài: Bài 14 – Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. * Thời lượng: 1 tiết (45 phút).

- Biết được sự suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh vật và tài nguyên đất ở nước ta.

- Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm tài nguyên sinh vật, sự suy thoái tài nguyên đất.

- Nêu được các biện pháp của nhà nước nhằm bảo vệ tài nguyên rừng và tài nguyên sinh vật và các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất.

* Kĩ năng:

- Kỹ năng phân tích các bảng số liệu về sự biến động của tài nguyên rừng, sự đa dạng về sinh học và đất ở nước ta.

- Thiết lập mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, thiên nhiên với con người. * Thái độ:

- Có ý thức trong việc sử dụng và bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên. * Định hướng phát triển năng lực HS:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, CNTT.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng tranh ảnh, năng lực sử dụng bảng biểu, sử dụng bản đồ, năng lực tư duy tổng hợp.

Bước 2: Thu thập nguồn tài liệu, bổ sung, mở rộng kiến thức

Ngoài những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, để làm phong phú và cập nhật hơn cho nội dung của bài học tơi có tham khảo, sử dụng thêm một số hình ảnh, video về tài nguyên rừng, tài nguyên sinh vật, tài nguyên đất, khoáng sản, nước,… của nước ta để làm phong phú thêm nguồn tài liệu và nội dung bài dạy.

Bước 3: Xây dựng kịch bản cho việc thiết kế bài giảng trên máy tính

* Ý tưởng của bản thiết kế:

Sau khi đã thu thập được đầy đủ tài liệu và nắm được nội dung kiến thức cơ bản cần truyền đạt cũng như những kiến thức minh hoạ cần thiết cho bài giảng, tôi bắt đầu xây dựng kịch bản.

Bài giảng thiết kế phải kết hợp được một cách tốt nhất các PPDH tích cực nhằm phát huy tính chủ động của HS. Bởi vậy, trong q trình thiết kế tơi ln cố gắng kết hợp được ngơn ngữ của máy tính với phương pháp của GV trong quá trình lên lớp. Trong bản thiết kế bài "Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên" tôi đã đưa ra một số hình ảnh để qua đó học sinh có thể xác định được nguyên nhân, hậu quả của việc suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh học; từ đó, các em có thể đề xuất những giải pháp để bảo vệ và khơi phục, phát triển các nguồn tài ngun này.

Hình 2.8. Hình ảnh được sử dụng để TKBG bài “Sử dụng và bảo vệ TNTN

Trong quá trình TKBG phải tạo được tính linh hoạt của bản thiết kế, bài giảng trên máy tính khi thiết kế hoặc trong q trình giảng dạy trên lớp GV thường mắc phải khi sử dụng máy tính đó là: có rất nhiều nguồn kiến thức, hình ảnh, màu sắc, âm thanh, video… GV sử dụng minh hoạ cho bài giảng của mình. Chính những thuận lợi đó đơi khi làm cho bài học mất tính trọng tâm làm cho GV bị động khi giảng bài. Để khắc phục nhược điểm này trong nội dung chính của bản thiết kế tơi chỉ đưa ra những slide có những nội dung kiến thức cơ bản, trọng tâm cần truyền đạt nội dung. Bằng cách này GV có thể linh hoạt khi điều khiển bài giảng của mình mà khơng phụ thuộc một cách cứng nhắc vào nội dung thiết kế của bài soạn trên máy, có thể khống chế được nội dung kiến thức cần đưa vào trong bài, phù hợp với thời gian và hoàn cảnh.

Trên đây mới chỉ là những ý tưởng ban đầu với việc thiết kế một số vấn đề nội dung của bài giảng. Sau đó đi vào kịch bản cụ thể cho việc thiết kế trên máy.

Bước 4: Thiết kế bài giảng địa lí và sử dụng vào dạy học

Sau khi tiến hành viết kịch bản xong tôi thể hiện những ý tưởng của mình trực tiếp trên máy tính và ứng dụng vào giảng dạy. Trong đề tài này, tôi xin thiết kế minh họa một số bài giảng trong chương trình địa lí THPT.

Một phần của tài liệu Khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng và dạy học địa lí ở trường trung học phổ thông Con Cuông_2 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)