1. Vũ trụ
- Vũ Trụ là khoảng không gian bao la vô cùng tận chứa các Thiên Hà.
- Thiên Hà là một tập hợp của rất nhiều thiên thể cùng với khí, bụi và bức xạ điện từ
- Thiên Hà chứa Hệ Mặt Trời và các hành tinh của nó gọi là Hệ Ngân Hà.
2. Hệ Mặt Trời
- Hệ Mặt Trời gồm có MT ở trung tâm cùng các thiên thể khí chuyển động xung quanh và các đám mây bụi khí.
- Có 8 hành tinh trong Hệ Mặt Trời: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh.
3. Trái Đất trong hệ Mặt Trời
- Trái Đất là một hành tinh ở vị trí thứ 3 (theo thứ tự xa dần Mặt Trời) trong Hệ Mặt Trời.
- Các chuyển động của Trái Đất: Chuyển động tự quay quanh trục và chuyển động tịnh tiến xung quanh MT.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
1. Mục tiêu
- Trình bày và giải thích được các hệ quả tự quay quanh trục của Trái Đất: hiện tượng luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái Đất, sự lệch hướng của các vật thể khi chuyển động.
- Xác định được các múi giờ và sự lệch hướng của các vật thể khi chuyển động trên mặt đất.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật động não, phát vấn, đàm thoại.
3. Phương tiện
- Hệ thống câu hỏi thảo luận (để chuyển cho HS). - Quả địa cầu, đèn pin, các video.
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV chiếu Slide cấu trúc nội dung chính của hoạt động, giao nhiệm vụ
cho HS theo hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị trước.
+ GV yêu cầu HS dựa vào SGK, quan sát quả địa cầu được chiếu sáng, video cung cấp trên màn hình (Xem thêm Slide và kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau (câu hỏi được GV in sẵn và chuyển giao cho HS):
+ Thời gian: 8 phút:
●Tại sao có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất?
●Giờ trên Trái Đất được phân chia như thế nào?
● Đường chuyển ngày quốc tế là kinh tuyến nào? Nguyên tắc chuyển ngày được quy định như thế nào?
● Lực nào làm lệch hướng chuyển động của các vật thể trên Trái Đất? Sự lệch hướng giữa 2 bán cầu Bắc và Nam khác nhau như thế nào?