Đánh giá về tài nguyên và môi trường trên địa bàn xã Hà Thượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng cỏ vetiver và dương xỉ để cải tạo đất ô nhiễm kim loại nặng sau khai thác thiếc tại xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 49 - 79)

a, Một số khái niệm

3.1.3. Đánh giá về tài nguyên và môi trường trên địa bàn xã Hà Thượng

- Đất đai: Biến động, chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế: 46 hồ sơ. Cấp mới 16 hồ sơ; cấp lại 09 hồ sơ. Cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản đồ địa chính: 37 hồ sơ. Phối hợp triển khai thu tiền cấp quyền sử dụng đất quy hoạch khu B Làng Cầm 29 hộ. Cấp giấy phép xây dựng : 09 hồ sơ.

Tài nguyên, khoáng sản: Phối hợp với Công ty Khai khoáng Miền Núi quản lý, kiểm tra, xử lý các trường hợp khai thác than trái phép tại khu vực Núi Tán, hiện nay không còn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa xã.

Môi trường:

+ Chỉ đạo thành lập Ban Quản lý thu gom rác thải tại khu vực xóm 4, xóm 6, xóm 7. Duy trì Ban quản lý thu gom rác thải xóm 8, xóm 11, xóm 12, xóm 13 bàn giao cho HTX Xây dựng và vận tải quản lý, điều hành.

+ Đề nghị Công ty Núi Pháo bồi thường, hỗ trợ sản lượng cho các hộ dân tại các xóm bị ảnh hưởng sau mưa bão. Đề nghị Xí nghiệp thiếc Đại Từ, Công ty Luyện kim mầu Thái Nguyên thanh toán tiền bồi thường sản lượng cho nhân dân xóm 6, xóm 7 đối với diện tích bị ô nhiễm.

3.2. Điều tra, khảo sát hiện trạng môi trƣờng đất sau khai thác thiếc của ngƣời dân bản địa

Thực hiện phỏng vấn người dân bản địa về chất lượng môi trường đất sau khai khoáng theo nhận thức của họ. Diện tích đất bị ảnh hưởng do mỏ thiếc thuộc xóm 6, 7 là 4 ha đất canh tác. Nhận thức của người dân về biểu hiện của ô nhiễm suy thoái môi trường đất do hoạt động khai thác thiếc được thể hiện ở bảng 3.1 sau:

Bảng 3.1: Ngƣời dân đánh giá chất lƣợng môi trƣờng đất

STT Biểu hiện Số

hộ

Tỷ lệ so với tổng số hộ (%)

1 Đất xấu hơn, độ màu mỡ giảm 17 56,67

2 Đất bị xói mòn, rửa trôi, trượt lở 7 23,33

3 Đất bị đào xới và không có khả năng canh tác 13 43,33

4 Năng suất cây trồng giảm 12 38,71

5 Biểu hiện khác 2 6,66

Theo kết quả điều tra được tổng hợp tại bảng 3.1, trong tổng số phiếu điều tra phát ra và thu về là 30 phiếu, ta thấy đa số các ý kiến đều cho rằng biểu hiện chủ yếu của ô nhiễm là đất không có khả năng canh tác. Ngoài các biểu hiện trên trong quá trình phỏng vấn người dân còn cho biết thêm các biểu hiện khác của ô nhiễm đất như đất bốc khói, đất có mùi khét, đất đóng váng…

Bảng 3.2: Nguyên nhân gây ô nhiễm suy thoái môi trƣờng đất tại một số mỏ

TT Nguyên nhân Số

hộ tổng số hộ (%) Tỷ lệ so với

1 Các chất ô nhiễm trong nước vùng khai khoáng

chuyển tới 13 43,33

2 Xáo trộn tầng đất 10 33,33

3 Chất ô nhiễm từ các hóa chất, thuốc tuyển quặng 17 56,67

4 Nguyên nhân khác 6 20

Có . nguyên nhân khác nhau gây ra ô nhiễm, suy thoái môi trường đất tại khu mỏ. Qua kết quả điều tra phỏng vấn hộ dân (bảng 3.2), cho thấy nguyên nhân phổ biến là do các chất ô nhiễm từ các hóa chất, thuốc tuyển quặng chiếm 56,67%. Ngoài ra đất còn bị ô nhiễm do các chất ô nhiễm trong nước vùng khai khoáng chuyển tới với 43,33%; nguồn nước này thải ra sông suối nếu không qua xử lý, ngấm xuống đất, vào nguồn nước ngầm. Như vậy rất nguy hiểm vì trong nguồn nước tuyển rửa quặng có chứa KLN. Ý kiến người dân cho rằng các tầng đất bị xáo trộn chiếm 33,33%. Ngoài các nguyên nhân trên trong quá trình phỏng vấn người dân còn cho biết thêm các nguyên nhân khác của ô nhiễm đất như do đất thải, quặng thải, túi bóng, nilon,... chiếm 20 % tỷ lệ so với tổng số hộ được phỏng vấn.

3.3. Đánh giá tình hình sinh trƣởng của một số loại cây bản địa trên khu vực đất sau khai thác thiếc

Tiến hành khảo sát vùng thực bì trên đất sau khai thác quặng thiếc. Kết quả thu được quan sát bằng mắt thường và sử dụng phương pháp đo đếm cây thủ công cho thấy sự xuất hiện của một số loại cây như: dương xỉ, sậy, mần trầu, rau ngổ, ngải dại… và một số loại cây khác. Kết quả thể hiện ở bảng 3.3

Bảng 3.3: Sự xuất hiện và sinh trƣởng của một số loài cây bản địa có khả năng sinh trƣởng và phát triển trên vùng đất sau khai thác thiếc

Đơn vị:cây/100m2

Cây MT Cạn MT Nƣớc MT ẩm Tổng

số Tốt TB Xấu Tốt TB Xấu Tốt TB Xấu

Dương xỉ 0 5 3 0 0 1 10 3 1 23 Sậy 3 5 2 3 3 1 5 3 2 27 Dừa nước 0 0 1 12 1 1 0 2 1 18 Mần trầu 0 3 3 0 0 2 5 2 1 16 Rau ngổ 0 2 3 15 3 2 5 3 2 35 Ngải dại 0 2 3 0 0 0 0 0 1 6

Bảng 3.3 cho thấy sự xuất hiện khác nhau của một số loại cây bản địa và tình hình sinh trưởng, phát triển của chúng trên vùng đất nghiên cứu. Nhận thấy, các loài cây như: rau ngổ, sậy, dương xỉ là nhóm có khả năng hấp thu KLN. Rau ngổ có thể tồn tại ở cả ba môi trường: cạn, nước và ẩm, tuy nhiên môi trường nước vẫn là nơi tạo điều kiện thích nghi nhất với sự xuất hiện 57,15% (20/35 cây) cho sự sinh trưởng và hấp thu KLN của rau ngổ. Tiếp đó là loài cây sậy, sậy phát triển trên các bãi thải do vậy mà nó chiếm ưu thế trong môi trường cạn. Trong quá trình nghiên cứu chỉ có duy nhất xuất hiện loại sậy có sự sinh trưởng tốt trên nền môi trường cạn (3 cây). Hơn nữa, cây sậy có khả năng sống đồng đều trên các môi trường khác nhau. Môi trường cạn và ẩm là 37,04% (10/27 cây), môi trường nước 25,92% (7/27 cây). Dương xỉ hầu như chỉ tồn tại và thích nghi nhất trên nền môi trường đất ẩm với 60,87% (14/23 cây), sau đó là môi trường cạn với tỉ lệ xuất hiện là 34,78% (8/23 cây) và kém thích nghi sinh trưởng trên nền môi trường nước chiếm 4,35% (1/23 cây). Loài cây ngải dại được tìm thấy với sự sinh trưởng kém nhất, khi không xuất hiện ở môi trường nước và khả năng sinh trưởng kém ở môi trường cạn và ẩm.

Nhận thấy, tại vùng nghiên cứu một số cây bản địa đã có khả năng thích nghi sinh trưởng và phát triển. Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình xem xét thực hiện thí nghiệm sau này.

3.4. Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng của cỏ Vetiver và Dƣơng xỉ trồng trên đất sau khai thác thiếc sau 4 năm từ 2008

3.4.1. Khả năng sinh trưởng của cỏ Vetiver

a. Khả năng sống của cây

Theo dõi bằng quan sát trực tiếp và thống kê toán học. Từ số lượng cây ban đầu (192 cây /50 m2),sau 5 tháng cắt ngang thân (cách mặt đất 5-7 cm) số lượng cây sống là 190 cây/50 m2.

Tỉ lệ cây dương xỉ trồng xen ban đầu là 45 cây/25 m2, sau 5 tháng theo dõi số lượng cây sống là 42 cây/ 25m2

.

Từ kết quả trên cho thấy khả năng sống của cây vetiver năm thứ 4 không chịu ảnh hưởng từ việc trồng xen với cây dương xỉ .

Kết quả 3 lần nhắc lại của 2 công thức đo liên tục trong 5 tháng với độ lệch chuẩn xác định rõ ràng, kết quả được thể hiện qua (Bảng 3.4)

Bảng 3.4: Chiều cao của cây Vetiver năm thứ 4 sau trồng

(Đơn vị (cm/cây)) Thời gian Công thức 1/2013 2/2013 3/2013 4/2103 5/2013 CT1 81,291 3,52 101,787 2,144 119,204 5,291 130,972 11,503 138,603 7,554 CT2 78,525 8,02 98,179 2,375 118,444 4,775 122,238 2,43 131,158 2,810

Hình 3.1.Biểu đồ thể hiện chiều cao của cây Vetiver qua 5 tháng

Ghi chú:

CT1: luống trồng Vetiver

CT2: luống trồng Vetiver lẫn dương xỉ.

Qua bảng 3.4 và Hình 3.1 cho thấy trong 5 tháng, chiều cao của cây liên tục tăng và đạt giá trị 138.603 7.55 đối với công thức 1 và đạt giá trị 131.158 2.810 đối với công thức 2, giá trị trên lần lượt đạt mức 81.88% và 77.4% có dấu hiệu tiếp tục tăng so với chiều cao ban đầu của cây vetiver khi chưa cắt ngang thân là 169.275 4.849. Điều này cho thấy sự phát triển bình thường của cây thí nghiệm .

chiều cao cây

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 T1/2013 T2/2013 T3/2013 T4/2013 T5/2013 T12/2012 cm CT 1 CT 2

Dựa vào kết quả theo dõi và số liệu thống kê ở độ tin cậy cao, với sự chênh lệch không đáng kể về chiều cao ở 2 công thức thí nghiệm khẳng định sự xuất hiện của dương xỉ không làm ảnh hưởng đến chiều cao của cỏ Vetiver .

c. Sinh khối thân lá năm thứ 4 sau trồng

Sinh khối thân lá thể hiện sự sinh trưởng nhanh hay chậm của cây trồng trong khoảng thời gian nhất định (bảng 3.5)

Bảng 3.5: Sinh khối thân lá của cỏ vetiver trồng năm thứ 4 trên đất nhiễm KLN

Đơn vị: (g/khóm) Thời gian Công thức 12/2012 5/2013 Sinh khối (Tƣơi) Sinh khối (khô) Sinh khối (tƣơi) Sinh khối (khô) CT 1 85,82 3,6 37,46 2,478 78,52 2,391 30,49 2,38 CT 2 79,25 4,218 31,112 3,065 Ghi chú: CT1: luống trồng Vetiver

CT2: luống trồng Vetiver lẫn dương xỉ.

Thông qua bảng 3.5 cho thấy, lần cắt thứ nhất vào tháng 12/2012, tỉ lệ sinh khối tươi của cỏ Vetiver sau 4 năm trồng đã đạt 85,82g/khóm thí nghiệm. Cũng với khóm cây đó, sau 5 tháng sinh trưởng, sinh khối tươi lúc này là 78,52g/, từ đó có thể đánh giá sự sinh trưởng thông qua sinh khối tươi.

Vậy kết quả trên thể hiện sinh khối của Vetiver sau 5 tháng đối với công thức 1 có giá trị 91,49% so với sinh khối sau 4 năm trồng ,đối với công thức 2 có giá trị 92,34% so với sinh khối sau 4 năm. Từ đó có thể đánh giá cây trồng vẫn tạo ra một lượng sinh khối lớn góp phần nâng cao độ tơi xốp của đất.

Dựa vào kết quả theo dõi và số liệu thống kê với độ tin cậy cao có thể kết luận sự xuất hiện của dương xỉ không làm ảnh hưởng đến năng xuất xanh của Vetiver .

d. Chiều dài rễ cây

Để đánh giá khả năng sinh trưởng của cây trồng trên đât thoái hóa và suy kiệt thì việc theo dõi diễn biến chiều dài rễ cũng là yêu cầu cần thiết, rễ càng dài thì khả năng phát triển của rễ càng mạnh (bảng 4.5)

chiều dài rễ cây Vetiver 38.5 39 39.5 40 40.5 41 41.5 42 42.5 T12/2012 T5/2013 Thời gian cm/cây CT1 CT 2

Bảng 3.6: Chiều dài rễ cây Vetiver trồng năm thứ 4 trên đất nhiễm KLN

Đơn vị: (cm/cây) Thời gian Công thức 12/2012 5/2013 Tốc độ tăng trƣởng rễ từ 12/2012-05/2013 CT 1 39,741 2,624 42,073 1,807 2,332 CT 2 37,185 1,628 41,877 2,824 4,692 Ghi chú: CT1: luống trồng Vetiver

CT2: luống trồng Vetiver lẫn dương xỉ.

Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện chiều dài rễ cây Vetiver.

Thông qua bảng 3.6 và hình 3.2 với trung bình 3 lần nhắc lại và độ lệch trong khoảng chuẩn có thể đưa ra nhận xét: So với chiều dài rễ ban đầu thì ở công thức 1 chiều dài rẽ đã tăng lên 5.86% và chiều dài rễ ở công thức 2 đã tăng lên 5.37 % .Chứng tỏ cây trồng vẫn có khả năng sinh trưởng mạnh do kích thước bộ rễ vẫn đang có xu hướng gia tăng .Cùng với đó từ quá trình theo dõi và số liệu tống kê ở mức độ tin cậy cao có thể đánh giá sự xuất hiện của Dương xỉ kích thích chiều dài rễ ảnh hưởng đáng kể đến sự tăng trưởng bộ rễ của cây Vetiver.

e. Sinh khối rễ cây

Tiến hành xác định sinh khối rễ của cây Vetiver sau 5 tháng, để đánh giá mức độ thích nghi, phát triển của cây trồng trên đất thoái hóa (Bảng 3.7)

Bảng 3.7: Sinh khối rễ cây Vetiver trồng năm thứ 4 trên đất nhiễm KLN

Đơn vị (g/khóm) Thời gian Công thức T12/2012 T5/2013 Sinh khố (Tƣơi) Sinh khối (khô) Sinh khối (Tƣơi) Sinh khối (khô) CT 1 97,58 2,642 48,597 1,284 99,757 3,191 49,681 2,58 CT 2 101,025 4,218 51,330 3,065 Ghi chú: CT1: luống trồng Vetiver

CT2: luống trồng Vetiver lẫn dương xỉ. Qua bảng 3.7 có thể thấy:

Sinh khối rễ của cây vẫn vẫn có khả năng tăng cao. Thể hiện trung bình ở cả 3 lần nhắc lại của 2 công thức đều lớn hơn sinh khối rễ ban đầu trung bình là 5,5% với độ lệch chuẩn xác định .Từ đây có thể đánh giá ở năm thứ 4 cây trồng vẫn phát triển bình thường.

Trong thời điểm nghiên cứu nhận thấy đã có sự gia tăng sinh khối rễ của của Vetiver (khoảng 1,27 % ) từ việc trồng lẫn dương xỉ.

f. Khả năng tái sinh của cỏ Vetiver

Khả năng sinh trưởng, phát triển và xử lý kim loại nặng của cỏ Vetiver trên đất ô nhiễm do khai thác thiếc thể sự tái sinh của cây sau khi tiến hành cắt cây. Kết quả theo dõi sự tái sinh của cây của cây từ tháng 12/ 2012 đến tháng 05/2013 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.7: Khả năng tái sinh của Vetiver

Đơn vị: cm/cây

Vetiver Tháng 12/2012 Tháng 05/2013

Thân + Lá 169,275 4,849 138,603 7,554

Dựa vào Bảng 3.8 nhận thấy:

Kể từ thời điểm cắt cây lần một 12/2012, trong 5 tháng, cây vẫn tiếp tục phát triển và chiều cao của cây liên tục tăng và đạt giá trị 138,603 7,554. Giá trị trên đạt mức 81,88% và có dấu hiệu tiếp tục tăng so với chiều cao ban đầu của cây vetiver khi chưa cắt ngang thân là 169,275 4,849. Chiều dài rễ cây Vetiver tại thời điểm tháng 5/2013 so với tháng 12/2012 đã tăng lên 5,86%. Chứng tỏ cây trồng vẫn có khả năng sinh trưởng mạnh do kích thước bộ rễ vẫn đang có xu hướng gia tăng .

Điều này cho thấy sự phát triển bình thường của cỏ Vetiver và có sự tái sinh khi được trồng trên đất ô nhiễm KLN.

3.4.2. Khả năng sinh trưởng của Dương xỉ

a. Đánh giá sinh trưởng thông qua chiều cao cây

Số liệu theo dõi tăng trưởng chiều cao của cây thử nghiệm trồng trên đất sau khai thác thiếc (bảng 3.8) cho thấy động thái sinh trưởng chiều cao cây là bình thường theo đặc tính của cây.

Bảng 3.8: Sự sinh trƣởng chiều cao cây trong năm thứ 4 sau trồng

Đơn vị: cm/cây

Thời điểm Chiều cao cây CV (%)

CT 1 CT 2 (ĐC) Tháng 9/2012 32,83 ± 0,66 83,03 ± 0,76 4,30 Tháng 10/2012 41,53 ± 1,04 88,67 ± 0,76 2,81 Tháng 11/2012 50,83 ± 0,76 92,44 ± 0,36 0,83 Tháng 12/2012 57,67 ± 2,07 94,67 ± 1,53 2,39 Tháng 1/2013 62,33 ± 0,66 96,57 ± 1,50 1,50 Tháng 2/2013 95,93 ± 1,11 95,97 ± 0,91 1,13 Tháng 3/2013 97,41± 1,28 102,83 ± 2,41 1,68 Tháng 4/2013 116,73 ± 1,54 119,03 ± 1,45 1,21 Ghi chú: CT 1: Ô dương xỉ;

0 20 40 60 80 100 120 C hi u c a o c â y ( c m ) CT 1 32.83 41.53 50.83 57.67 62.33 95.93 97.41 116.73 CT 2 (ĐC) 83.03 88.67 92.44 94.67 96.57 95.93 102.83 119.03 Tháng 9/201 Tháng 10/20 Tháng 11/20 Tháng 12/20 Tháng 1/201 Tháng 2/201 Tháng 3/201 Tháng 4/201

Hình 3.3: Biểu đồ sự sinh trưởng qua chiều cao cây Dương xỉ

Dựa vào bảng 3.8 hình 3.3 cho thấy:

Sau 8 tháng, chiều cao cây đều tăng ở cả 2 công thức. Tuy nhiên ở công thức 1 chiều cao cây tăng mạnh hơn so với cây ở công thức 2. Kết quả của 3 lần nhắc lại và độ lệch tiêu chuẩn trong mỗi công thức trồng cây.

Công thức 1, sau 8 tháng chiều cao cây tăng lên 83,9cm. Giai đoạn đầu thí nghiệm từ tháng 9/2012 đến tháng 12/2013 chiều cao cây tăng chậm hơn (tăng 24,84cm) so với giai đoạn sau (từ tháng 1/2013 đến tháng 4/2013 chiều cao cây tăng 54,4cm). Nguyên nhân là do ở giai đoạn sau mưa nhiều, thời tiết thuận lợi cho cây sinh trưởng. Ở công thức 2, sau 8 tháng chiều cao cây tăng được 36cm. Điều này phản ánh đúng với thực tế. Dương xỉ sau 4 năm trồng không cắt cây già nên sinh trưởng chậm hơn so với những cây dương xỉ đã được cắt.

b. Sinh khối thân lá

Đánh giá sự sinh trưởng của loài cây dương xỉ trên đất ô nhiễm còn thể hiện qua năng xuất chất xanh và chất khô (bảng 3.9).

Bảng 3.9: Sinh khối thân lá cây Dƣơng xỉ năm thứ 4 trên đất sau khai thác thiếc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng cỏ vetiver và dương xỉ để cải tạo đất ô nhiễm kim loại nặng sau khai thác thiếc tại xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 49 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)