Các nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng cỏ vetiver và dương xỉ để cải tạo đất ô nhiễm kim loại nặng sau khai thác thiếc tại xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 27 - 28)

a, Một số khái niệm

1.4.1. Các nước trên thế giới

Ở các nước có ngành công nghiệp khai thác mỏ phát triển như ở Anh, Thụy Điển, Australia và một số nước khác trong khu vực như Malaysia, Indonesia vấn đề hoàn thổ phục hồi môi trường đã trở thành một quy chế bắt buộc. Trước khi tiến hành các hoạt động khai thác, chủ mỏ bắt buộc phải lập kế hoạch hoàn thổ phục hồi môi trường. Kế hoạch này như một bộ phận không thể tách rời của kế hoạch khai thác mỏ. Trong kế hoạch hoàn thổ phục hồi môi trường những vấn đề như: hướng sử dụng đất sau khai thác, quy trình công nghệ hoàn thổ, tiến độ thực hiện và kinh phí được đề cập rất chi tiết với những hướng dẫn rất cụ thể và khoa học. Việc lưu giữ các mẫu đất đá và giống cây nguyên thủy cũng được thực hiện rất cẩn thận để phục vụ cho việc hoàn thổ phục hồi môi trường nhiều năm sau. [31]

Các giải pháp được áp dụng ở các nước rất phong phú. Dưới đây là những ví dụ điển hình về công tác hoàn thổ phục hồi môi trường ở một số vùng khai thác khoáng sản trên thế giới:

- Các mỏ sắt ở Pilbara thuộc Northwest Western Australia: Các khai trường và bãi thải đất đá được san gạt tạo bậc thang rồi trồng rừng. Các bãi thải bùn đực cải tạo thành các đồng cỏ.

- Mỏ đồng và uran Olympic Dam: Việc hoàn thổ đã được công ty triển khai ngay khi bắt đầu khai thác. Thậm chí việc nghiên cứu sẽ trồng cây gì trên đất sau khai thác đã được xúc tiến trước khi bắt đầu khai thác 7 năm. Hiện đã có tới hơn 80% diện tích đã khai thác đực hoàn thổ tạo nên những đồng cỏ phục vụ chăn nuôi.

- Các mỏ sa khoáng nặng ở Capel thuộc Southwest Western Australia: Khai thác đến đâu mỏ triển khai hoàn thổ đến đó biến các khai trường thành đồng cỏ hoặc cải tạo thành các khu bảo tồn thiên nhiên.

- Mỏ Cabacal I (Braxin): Sau khi phân tích chất lượng đất (chủ yếu là các kim loại độc hại và khả năng hình thành dòng axit mỏ) của hồ thải quặng đuôi, người ta tiến hành phủ lớp đất mặt và tái phủ xanh khu vực. Lớp đất mặt nguyên thủy trước khi khai thác đã được bóc và lưu giữ trong quá trình xây dựng hồ thải quặng đuôi đã được sử dụng để phủ lên trên. Lớp đất mặt này được bổ sung phân hóa học giàu đạm và sau đó gieo hạt cỏ. Bãi thải đất đá được cải tạo, làm cho ổn định và có hình dáng phù hợp với địa mạo của khu vực, xây dựng hệ thống cống rãnh và phủ lớp đất màu lên trên mặt rồi tái phủ xanh. [30]

Trong những năm gần đây, người ta quan tâm rất nhiều về công nghệ sử dụng thực vật để xử lý môi trường, trong đó có xử lý ô nhiễm kim loại nặng và các chất nguy hại khác trong đất. Nhiều nhà khoa học đặc biệt là ở Mỹ và châu Âu đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu cơ bản và ứng dụng công nghệ này như một công nghệ mang tính chất thương mại. Công nghệ này có ưu điểm là chi phí đầu tư thấp, dễ thực hiện, an toàn và thân thiện với môi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng cỏ vetiver và dương xỉ để cải tạo đất ô nhiễm kim loại nặng sau khai thác thiếc tại xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)